Những người được Thần chọn trùng khớp với tiên tri: Từ Tào Tháo đến Tổng thống Donald Trump

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiện tại cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đang diễn ra rất gay cấn, nhiều người đã đưa ra dự đoán về kết quả ai là người thắng cử. Trong lịch sử, mỗi khi một sự kiện lớn như vậy xảy ra, thường có những Tiên tri tương ứng. "Trump" đã được nhắc đến trong các lời tiên tri. Chúng ta sẽ nói về những lời tiên tri này.

"Đại Hán giả, đương đồ cao"

Ví dụ, trong toàn bộ thời Hán, có một lời tiên tri là một câu đồng dao đã được lưu truyền suốt hơn 300 năm trước khi ứng nghiệm, nó chỉ có 6 chữ là "Đại Hán giả, đương đồ cao".

Câu nói "Đại Hán giả, đương đồ cao" này cũng dễ lý giải, tức là “Đồ cao” sẽ thay thế nhà Hán, vấn là "đồ cao" rốt cuộc là cái gì, thì không có ai biết.

Trong chữ Hán cổ, "đồ" là "途", có nghĩa là đường, "cao" là cao lớn, vậy "đồ cao" rốt cuộc là có ý gì? Người đàn ông cao lớn bên vệ đường? Hay là chỉ vị trí cao lên ở giữa đường? Cuối cùng, lời giải thích xác đáng nhất mãi đến giữa thời Tam Quốc mới xuất hiện.

Lời tiên đoán này xuất hiện đầu tiên ở đâu? Xuất hiện đầu tiên ở "Xuân Thu sấm", nhưng hiện tại đã thất truyền. Theo ghi chép của sử sách nhà Tống "Thái bình ngự lãm", Hán Vũ Đế một lần cùng quần thần uống rượu ăn cơm, cơm nước xong xuôi Hán Vũ Đế đột nhiên cảm khái, sáng tác bài "Thu phong từ" nổi tiếng, sau đó lại nói với quần thần một câu rằng, "lục thất tứ thập nhị đại hán giả, đương đồ cao dã" (sáu bảy bốn mươi hai, người thay nhà Hán là Đồ Cao).

Vào những năm đầu của thời Đông Hán, Quang Vũ Đế Lưu Tú viết thư cho Công Tôn Thuật khi đó đang xưng đế ở Tứ Xuyên, nói: "Đại Hán giả, đương đồ cao, ngươi cho rằng ngươi phải cao hơn người?". Bởi vậy có thể thấy được, đến những năm cuối thời Tây Hán, những năm đầu Đông Hán, lời tiên tri "Đại Hán giả, đương đồ cao" đã được lưu truyền rộng rãi.

Nhưng là lời tiên đoán này rốt cuộc nói tới ai, suốt mấy trăm năm trôi qua, ai cũng nói không đúng. Mãi cho đến thời kỳ Tam Quốc, Hán triều sắp diệt vong, không ít anh hùng hảo hán đã bị gục ngã vì lời tiên tri này, người đầu tiên thuộc về Viên Thuật. Như chúng ta đều biết về Viên Thuật, con người này không biết nghĩ từ đâu ra, vào năm 197 xưng đế tại Thọ Xuân. Hai năm sau, tức năm 199, liền bị người ta đánh cho đầu rơi máu chảy, thổ huyết mà chết. Rốt cuộc dũng khí xưng đế của Viên Thuật là từ đâu mà ra?

Viên Thuật cảm thấy mình là tứ thế tam công, tức là gia tộc bốn đời đều có người làm đến vị trí Tam công (ba chức quan cao cấp nhất trong triều đình thời đó), là thuộc hàng danh gia vọng tộc. Viên Thuật trên danh nghĩa nắm được địa bàn cũng rất lớn, lúc đó Giang Đông của Tôn Sách lệ thuộc vào Viên Thuật, hiện tại Viên Thuật có được Giang Tô và miền trung nam bộ của An Huy cộng thêm Giang Tây và phần lớn Chiết Giang, đúng là địa bàn không nhỏ. Càng quan trọng hơn là, đối với câu "Đại Hán giả, đương đồ cao", Viên Thuật cảm thấy chính là nói bản thân mình. Viên Thuật, tự Công Lộ (đường cái), mà "đồ" chính là chỉ con đường, Viên Thuật cho rằng Viên Công Lộ chính là Đồ Cao. Cái này gọi "lừa mình dối người", Viên Thuật, tự Công Lộ, đem đối ứng với "đồ" là không có vấn đề gì, nhưng chỗ "cao" ấy không có ý tứ nào nói về Viên Thuật. Viên Thuật cho mình là Thiên mệnh, nhưng thật ra là mượn cớ Thiên mệnh. Về sau Viên Thuật xưng đế, làm hai năm Hoàng đế thì thổ huyết mà chết.

người được chọn donald trump 2
Viên Thuật cho rằng Viên Công Lộ chính là Đồ Cao. (Ảnh chụp màn hình Tam Quốc Diễn Nghĩa liên hoàn hoạ)

Như vậy "Đại Hán giả, đương đồ cao" rốt cuộc nói tới ai, lời tiên tri này vào giữa sau thời kỳ Tam Quốc dần dần được hé lộ. Nhìn vào các ghi chép trong "Tam Quốc chí", có thể thấy các chuyên gia khác nhau tinh thông về xem sao và xem bói đều đã đưa ra câu trả lời giống nhau.

Đỗ Quỳnh là quan nhà Thục Hán, khi trả lời câu hỏi của Tiếu Chu, ông nói: "Ngụy (魏), là một cách gọi của khuyết (cửa ngoài cung điện), cổng khuyết cao sừng sững ở ven đường, lời tiên tri của Thánh nhân thời cổ đại phần lớn áp dụng thủ pháp ẩn dụ kiểu này".

Một nhà chiêm tinh khác của nước Thục là Chu Thư cũng đã nói, "đương đồ cao, là nhà Ngụy". Còn Thái Sử thừa Hứa Chi nước Ngụy thì nói với Tào Phi, "đương đồ cao, chính là nhà Ngụy; Ngụy là thành lâu (tòa lầu trên tường thành) của cổng cung khuyết cao cao ở ven đường. Đương đồ mà cao chính là Ngụy. Tại ven đường mà cao lớn chẳng phải là Ngụy sao".

"Đương đồ cao" có ý tứ chính là đồ vật cao lớn tại ven đường. Căn cứ từ điển Khang Hy, "Ngụy" (魏) là "khuyết" (阙), chính là cửa cung hai bên đường của thành lâu cao ngất. Nói cách khác, Ngụy chính là thành lâu cao ngất của cổng cung bên ngoài ở ven đường. Thay nhà Hán chính là nhà Ngụy, cái tên kỳ thực rất tương xứng.

Một số người có thể suy nghĩ, phải chăng là có người đã sớm nhìn ra lời tiên tri này, cố ý lấy quốc danh gọi là Ngụy đến gán ghép với lời tiên tri? Vậy chúng ta hãy tìm hiểu một chút cái tên Ngụy quốc thời Tam Quốc là bắt nguồn từ đâu. Sau trận Quan Độ, Tào Tháo trong vòng mấy năm đã bình định phương bắc, đem đại bản doanh của mình từ Hứa Xương dời đến Nghiệp Thành. Nghiệp Thành lúc ấy là đô thị lớn nhất phía bắc sông Hoàng Hà ở Trung Quốc, Viên Thiệu cũng đóng đô tại Nghiệp Thành. Năm 213, Tào Tháo được phong làm Ngụy Công. Vì sao xưng là Ngụy? Bởi vì nơi Nghiệp Thành tọa lạc chính là Ngụy Quận. Tào Tháo được ban cho cho thổ địa là lấy Ngụy Quận làm chủ mấy quận địa phương, thủ phủ tại Ngụy Quận, cho nên ban cho Tào Tháo danh xưng Ngụy Quốc Công. Về sau Tào Tháo được phong làm Ngụy Vương, và Tào Phi kế thừa danh hiệu Ngụy Vương, thành lập nên triều Ngụy. Danh xưng triều đại nhà Ngụy kỳ thực chính là bắt nguồn từ địa danh Ngụy Quận, căn bản không phải là do con người tự đặt ra, cho lên, hoàn toàn không có dấu tích của sự cố ý.

Lời tiên tri "Đại Hán giả, đương đồ cao" lưu truyền hơn 300 năm, cuối cùng ứng nghiệm trên thân Tào Tháo.

Có người suy nghĩ, nếu chúng ta trước đó đều biết lời tiên đoán này, vậy chúng ta hãy đi cải biến nó, điều này quả thực không hề đơn giản. Trong lịch sử cũng có không ít người đã làm như vậy, chúng ta cùng điểm lại vài cố sự.

Lời tiên tri "Đại Hán giả, đương đồ cao" lưu truyền hơn 300 năm, cuối cùng ứng nghiệm trên thân Tào Tháo.

"Điểm kiểm tác Thiên tử"

Mọi người đều biết Tống Thái tổ Triệu Khuông Dận. Triệu Khuông Dận có thể đăng cơ có một cố sự rất có ý tứ. Căn cứ Tống sử ghi chép:

Năm 959, Sài Vinh trên đường chinh phạt, khi xem thư của các địa phương, thì phát hiện một khúc gỗ dài 3 thước, trên đó có viết rằng “Điểm kiểm tác thiên tử” (Kiểm điểm làm vua). Ông ta rất không vui, cho rằng lời sấm này báo hiệu vị quan Điện tiền đô Điểm kiểm ở bên cạnh ông ta – Trương Vĩnh Đức sẽ soán vị. Điện tiền đô Điểm kiểm là tướng quân của Điện tiền Thân quân, là chức vị quân sự có quyền lực rất lớn. Sau khi trở về, Sài Vinh cách chức Trương Dũng Đức. Cách chức người cũ thì phải đề bạt người mới. Sài Vinh xem những người xung quanh mình, phải tìm một người vừa có năng lực, trẻ tuổi, và mấu chốt là căn cơ không thâm sâu. Cân nhắc xem xét mãi, cuối cùng ưng ý một người, đó là Triệu Khuông Dận.

Thế là Sài Vinh đề bạt Triệu Khuông Dận làm Điện tiền đô Điểm kiểm. Sài Vinh cho rằng mình làm vậy là phá được dự ngôn “Điểm kiểm tác thiên tử”, không ngờ rằng vừa khớp lại rơi vào lưới Trời của dự ngôn.

Ngày 27 tháng 7 năm đó, Sài Vinh băng hà. Con nhỏ của Sài Vinh kế vị được nửa năm, đến mùng 3 tháng riêng năm sau, Điện tiền đô Điểm kiểm Triệu Khuông Dận, tiến hành binh biến Trần Kiều khoác lên hoàng bào, lật đổ Hậu Chu kiến lập nhà Tống, đã ứng vào lời sấm “Điểm kiểm làm thiên tử”.

Sài Vinh nghĩ rằng mình có thể cải biến vận mệnh, không ngờ rằng chính sắp đặt của mình lại kết thúc vận mệnh cho vương triều Hậu Chu, và ứng với lời sấm.

tiên tri bầu cử mỹ
Chân dung Sài Vinh

Đặng Thông cuối cùng chết vì nghèo đói

Vào thời Hán Văn đế, có một vị quần thần được sủng ái tên là Đặng Thông. Đặng Thông thường xuyên xuất hiện cùng hoàng đế, thậm chí khi ngủ ông cũng được ở bên cạnh hoàng đế, vô cùng vinh hạnh. Hán Văn Đế rất sủng ái Đặng Thông và ban cho rất nhiều tiền, đếm không xuể.

Thời ấy, có một thầy tướng thuật nổi tiếng tên là Hứa Phụ xem tướng cho Đặng Thông, quan sát miệng của ông, nói: “Người này nhất định sẽ nghèo đói mà chết!”.

Văn Đế nghe xong, giận dữ nói: “Phú quý là do ta định đoạt! Đặng Thông sao có thể nghèo đói mà chết được!”.

Thế là Hán Văn Đế ban cho Đặng Thông một quả núi có mỏ đồng ở nước Thục, để Đặng Thông tự do đúc tiền.

Thời xưa tiền là đúc bằng vàng, bạc, và đồng. Văn Đế ban núi đồng để Đặng Thông đúc tiền, giống như ngày nay giao quyền tùy ý phát hành tiền vào tay một người, muốn in bao nhiêu tiền thì cứ thế mà in. Quả nhiên đúng như sở nguyện của Hán Văn Đế, Đặng Thông đã trở thành người giàu nhất thiên hạ.

Một ngày, Văn Đế bỗng nhiên mọc một cái mụn nhọt, mưng mủ và máu, rất đau đớn khó chịu. Đặng Thông tỏ vẻ thương xót, quỳ xuống nặn hút mủ. Văn Đế cảm thấy rất hài lòng dễ chịu, liền hỏi: “Trong thiên hạ, ai là người yêu thương nhau nhất?”.

Đặng Thông đáp: “Chẳng ai khác ngoài cha con”.

Vừa hay lúc đó hoàng thái tử đi vào cung, Văn Đế bảo thái tử nặn hút cái nhọt độc kia. Thái tử từ chối nói: “Nhi thần vốn vụng về, e rằng không dám đến gần thánh thượng”.

Nói xong thái tử rời đi. Văn Đế thở dài: “Yêu nhất không phải là cha con, còn không chịu hút mủ cho ta; Đặng Thông còn yêu ta hơn cả nhi tử của ta”.

Sau lần đó, Đặng Thông lại càng được ân sủng hơn.

Hoàng thái tử nghe thấy hết những lời này, nên trong lòng rất oán hận Đặng Thông. Sau khi Văn Đế băng hà, thái tử lên ngôi hoàng đế, bèn tìm Đặng Thông trị tội, nói hắn hút mủ cho Văn Đế là nịnh bợ, làm hư loạn pháp lệnh của triều đình. Sau đó ra lệnh tịch thu gia sản, nhốt Đặng Thông ở trong phòng, tuyệt đối không cho ăn uống gì. Cuối cùng, Đặng Thông quả nhiên chết vì đói.

Quả là vận mệnh thì ngay cả Hoàng đế cũng không thể nào cải biến được.

Dù Đặng Thông được Hán Văn Đế sủng ái ban cho bổng lộc nhưng cũng không thể thoát kiếp nạn được. (Ảnh: Wikipedia)

Ông Trump là người được Chúa chọn?

Những lời tiên tri ở phương Đông có lịch sử lâu đời, phương Tây cũng như vậy. Nostradamus đã tiên đoán nhiều chuyện lớn, bao gồm cả về Hitler, Napoléon và Thế chiến II. Và có một lời tiên tri được lưu truyền gần đây rất phổ biến, đó là về Tổng thống Mỹ Trump.

Rất nhiều người Mỹ là tín đồ Cơ đốc giáo, đều cho rằng ông Trump là "Người được Chúa chọn". Tại sao nói như vậy?

Lý do là có hai câu trong Tân Ước đã viết rõ ràng về Tổng thống Trump.

Chữ "Trump" được nhắc đến là hai lần trong các bức thư của Phao-lô, theo thứ tự là Tê-sa-lô-ni-ca Chương 4 câu 16 và Cô-rinh-tô Chương 15 câu 52:

"For the Lord himself shall descend from heaven with a shout, with the voice of the archangel, and with the trump of God: and the dead in Christ shall rise first". (1Thes 4:16)

Tạm dịch:

"Vì khi mệnh lệnh ban ra cùng với tiếng gọi của thiên sứ trưởng và tiếng kèn của Đức Chúa Trời vang lên thì chính Chúa sẽ từ trời giáng xuống, bấy giờ những người chết trong Chúa Cứu Thế sẽ sống lại trước hết". (Tê-sa-lô-ni-ca Chương 4 câu 16)

"In a moment, in the twinkling of an eye, at the last trump: for the trumpet shall sound, and the dead shall be raised incorruptible, and we shall be changed".(1Cor 15:52)

Tạm dịch:

"Trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót: vì tiếng kèn sẽ vang lên, kẻ chết đều sống lại không bị hư hoại, và chúng ta đều sẽ biến hóa". (Cô-rinh-tô Chương 15 câu 52)

Donald trump được chúa lựa chọn
Ông Trump là người được Chúa chọn. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Ý nghĩa của hai đoạn kinh này là trước khi đại kiếp nạn tới, Đức Chúa Trời sẽ đưa những tín đồ của Ngài trở về thiên đàng cùng Ngài, những người đã tử vì đạo 2.000 năm trước sẽ được sống lại để có được thân thể vinh quang và bất tử. Những tín đồ còn sống trên thế gian sẽ được nâng lên không trung để đi gặp Chúa, và thân xác của họ sẽ được biến đổi từ xương thịt trở nên vinh quang và bất tử! Và những tín đồ chỉ biết đến giây phút này khi họ nghe thấy tiếng kèn (trump) cuối cùng.

Nghe thấy tiếng "kèn cuối cùng" (Last Trump) là hy vọng cứu rỗi trong ngày phán xét tận thế.

Trong câu gốc 16 của Chương 4, câu nói đến Trump là Trump của Chúa (trump of God), và đây cũng là một nguồn tham chiếu quan trọng để nói rằng ông Trump là người được Chúa chọn.

Nói cách khác, trong mắt những người theo đạo Cơ Đốc, ông Trump xuất hiện trong thời khắc cuối cùng là mang theo ý chỉ của Thần. Điều này có thể giải thích tại sao ông lại nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ những người theo đạo Cơ Đốc ở Mỹ. Trump cũng từng nói rằng ông sẽ đứng về phía Chúa và làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Vậy, lời tiên tri này liệu cuối cùng có ứng nghiệm hay không, chúng ta cùng chờ đợi đến kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

An Nhiên
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Những người được Thần chọn trùng khớp với tiên tri: Từ Tào Tháo đến Tổng thống Donald Trump