Những thói quen tưởng như 'xấu' của trẻ lại là thể hiện sự thông minh, cha mẹ đừng vội sửa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hầu hết bậc cha mẹ mới lần đầu có con đều chưa có kinh nghiệm. Khi thấy bé có một số hành vi cảm thấy không tốt, cha mẹ muốn nhanh chóng sửa sai cho bé, như ngậm tay, ăn vạ, xé giấy, vẽ lên tường, vứt đồ... Thực tế, những hành vi tưởng chừng như không tốt này không hẳn là xấu.

Hơn nữa, đó còn có thể là biểu hiện của việc trẻ trở nên thông minh hơn. Cha mẹ không nên liên tục mắng và ngăn cản trẻ. Bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn khiến trẻ không thể thông minh hơn. Dưới đây, xin được cùng chia sẻ với đọc giả một số hành vi hàng ngày của trẻ rất dễ bị nhầm là ‘tật xấu’!

1. Mút tay

Trẻ sơ sinh trước 2 tuổi sẽ trải qua “giai đoạn môi miệng” (oral stage). Mọi thứ đều được bé nhét vào miệng, dù là tay, chân hay những thứ khác. Nhiều bậc cha mẹ sẽ thấy rằng sao có thể cái gì cũng nhét vào miệng được, như thế rất bẩn, lại mang theo vi khuẩn vào người khiến tiêu chảy. Vậy nên, cha mẹ sẽ ngăn không cho bé có hành vi đó.

Thực chất việc tự mút tay chân của bé là cách bé tự dỗ dành mình, để có được cảm giác an toàn và nhận thức thế giới. Về cơ bản, sau 3 tuổi bé sẽ không mút tay nữa.

Cách làm bé không mút tay
Việc tự mút tay chân của bé là cách bé tự dỗ dành mình, để có được cảm giác an toàn. (Ảnh: Pixabay)

2. Nói lại

Sau 2 tuổi, bé đã có chủ kiến ​​của mình. Bé sẽ phản đối những điều bé không thích và thích nói ngược lại. Những việc bé không được phép làm lại cứ muốn làm, thường khiến cha mẹ nổi giận. Thực tế mặc dù lúc này bé phản kháng nhưng bé chưa hiểu, không biết ý nghĩa và làm thế nào.

Chúng ta nên khuyến khích trẻ nói ra suy nghĩ của mình và biểu đạt bản thân. Dạy bé không nhất thiết phải nói không với tất cả mọi thứ, dùng chúng một cách hợp lý, chính xác và bày tỏ suy nghĩ của mình.

Bạn có thể thử dùng sách truyện tranh minh hoạ để hướng dẫn chính xác cho bé.

3. Xé giấy

Chắc rằng hầu hết các bậc cha mẹ đều trải nghiệm qua hành vi này, trẻ có thể xé từ giấy vệ sinh, tới giấy báo, và còn rất vui khi chơi đùa.

Thực ra, đây là một quá trình cần thiết cho bé phát triển. Nó có thể rèn luyện sự phối hợp tay mắt và cơ tay của bé để bé có thể chơi trò xé giấy.

Tại sao bé hay xé giấy
Nó có thể rèn luyện sự phối hợp tay mắt và cơ tay của bé. (Ảnh: Pixabay)

4. Viết nguệch ngoạc

Đây là hành vi thể hiện khả năng sáng tạo của bé. Vẽ lung tung nguệch ngoạc là một quá trình cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của bé từ 0 đến 6 tuổi. Cho phép bé phát triển sở thích vẽ linh tinh của bé chính là bảo vệ năng lực tưởng tượng của bé.

5. Lục lọi lật các tủ, hộp

Khi bé biết bò, bé bắt đầu lật đồ, tất cả đồ trong ngăn kéo đều bị lôi ra ngoài, vứt khắp nơi trên mặt đất.

Trên thực tế, khi bé ném đồ vật, năng lực nhận thức, tư duy, sự tập trung và óc quan sát của bé sẽ được rèn luyện hiệu quả. Chúng ta chỉ cần đặt những đồ vật nguy hiểm ra khỏi tầm với của bé là được.

6. Thích cởi tất

Mỗi khi bạn xỏ tất cho bé, với đôi tay bé nhỏ của mình bé sẽ ngay lập tức cởi nó ra. Bạn càng cố xỏ tất vào cho bé thì bé cởi ra càng nhanh.

Trên thực tế, khi đi chân trần, tiếp xúc với kết cấu khác nhau trên mặt đất có thể kích thích sự phát triển thần kinh xúc giác của bé và giúp bé tập đi.

Vì vậy, đối với trẻ mà nói thì rất đơn thuần, không có cái tốt hay cái xấu. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ đúng cách và đừng vội mắng trẻ.


Minh An
Theo abolowang.com

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Những thói quen tưởng như 'xấu' của trẻ lại là thể hiện sự thông minh, cha mẹ đừng vội sửa