Nỗi sợ hãi dưới chế độ toàn trị và thời kỳ đầu lây lan của đại dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chương thứ 74 của “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử có câu: “Dân không sợ chết, sao có thể dùng cái chết đe dọa được”, điều đó có nghĩa là: khi người dân không còn sợ chết, thì kẻ thống trị dùng phương thức đe dọa tước đoạt mạng sống của họ thì cũng không có tác dụng. Người ta thường tin rằng nỗi sợ hãi cái chết là nỗi sợ hãi lớn nhất. Khi đứng trước sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết, con người sẽ chọn sự sống chứ không chọn cái chết. Người ta cũng thường nói: "Chết vinh còn hơn sống nhục". Nhưng những lời dạy của Lão Tử không áp dụng được cho chế độ tập quyền.

Tóm tắt

Bài viết này bắt đầu bằng biên bản cuộc họp của Tiến sĩ Giang Học Khánh (Jiang Xueqing), Trưởng khoa ngoại Tuyến giáp và Tuyến vú của Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, người đã tham dự cuộc họp cán bộ cấp trung của bệnh viện vào ngày 3 tháng 1 năm 2020. Có tổng cộng 11 từ trong biên bản cuộc họp, trong đó chính trị và bí mật là quan trọng nhất.

Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, còn được gọi là Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán trực thuộc Trường Đại học Y Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, là một bệnh viện cấp 3A toàn diện với hơn 4.300 nhân viên, trong đó có hơn 1.200 bác sĩ và thạc sĩ. Tiền thân của Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán là Bệnh viện Nhà thờ Công giáo Hán Khẩu với lịch sử lâu đời. Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán nổi tiếng với "Người thổi còi" bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), và bác sĩ Ngải Phần (Ai Fen).

Ngày 3 tháng 1, bác sĩ Giang Học Khánh bị lãnh đạo bệnh viện phê bình vì đeo khẩu trang đi họp, vì lãnh đạo cho rằng việc nhân viên y tế đeo khẩu trang ám chỉ "bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân" này là bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người sang người, và trái ngược với "Thông báo khẩn cấp" của cấp trên. Là một bác sĩ xuất sắc của đất nước, Giang Học Khánh biết rằng virus SARS có thể lây lan từ người sang người và tỷ lệ tử vong cao. Ông từng thuyết phục một nhân viên nghỉ hưu rời đi càng sớm càng tốt, nói rằng nó rất nguy hiểm. Tuy nhiên, bác sĩ Giang Học Khánh vì bị khiển trách nên đã nhất quyết không đeo khẩu trang trong bệnh viện và hoàn toàn không dùng trang bị phòng hộ đối với virus.

Ngày 17 tháng 1, bác sĩ Giang Học Khánh bị ốm và được chẩn đoán là bị nhiễm bệnh. (Wikipedia)
Ngày 17 tháng 1, bác sĩ Giang Học Khánh bị ốm và được chẩn đoán là bị nhiễm bệnh. (Wikipedia)

Ngày 17 tháng 1, bác sĩ Giang Học Khánh bị ốm và được chẩn đoán là bị nhiễm bệnh, đến ngày 22 tháng 1, ông được chuyển đến Bệnh viện phổi Vũ Hán với tình trạng sức khỏe tốt hơn.

Ngày 27 tháng 1 ông được dùng ECMO (Extracorporeal Membrane Oxygenation) nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ngày 29 tháng 2, tình trạng của bác sĩ Giang Học Khánh đột ngột xấu đi và ông bị suy đa tạng, ông từ biệt thế giới nơi các bác sĩ không được phép đeo khẩu trang ở tuổi 55.

Tại sao bác sĩ Giang Học Khánh khi đối mặt với sự lựa chọn sinh tử lại chọn cái chết thay vì sống?

Giáo sư Tôn Lập Bình (Sun Liping) đã chỉ ra trong bài báo "Sự cám dỗ của chủ nghĩa toàn trị và sự tự do thoát khỏi nỗi sợ hãi" rằng: "Chủ nghĩa toàn trị là một loại chính trị khủng bố, và đặc điểm của chủ nghĩa toàn trị là nó tạo ra một loại sợ hãi đặc biệt. Nỗi sợ hãi này vượt xa nỗi sợ hãi cái chết; nỗi sợ hãi này lan tỏa, thâm nhập vào từng lỗ chân lông của con người; nỗi sợ hãi này sẽ nâng lên thành một sự tự kiềm chế chưa từng có".

Trong giai đoạn đầu bùng phát của loại virus corona mới (còn được gọi là virus Vũ Hán, COVID-19), các cơ quan Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ (như Cục Công an Vũ Hán), các cơ quan tuyên truyền (như Tân Hoa xã, CCTV, các cơ quan quản lý mạng), và Ủy ban Y tế tạo thành "tam giác sắt", cộng thêm sự hợp tác của những người đứng đầu các tổ chức đảng cấp cơ sở như Thái Lợi, Lý Mật, khiến cho các nhân viên y tế của Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán ở trong tình trạng vô cùng lo sợ. Nhân viên y tế tiết lộ sự thật sẽ bị khiển trách và bị “trừng trị theo quy định của pháp luật”. Việc họ vừa tiết lộ phần nổi của tảng băng bằng lòng dũng cảm và tình cảm gia đình lập tức lại bị che lấp, hậu quả là dịch virus Vũ Hán vốn có thể đã được kiềm chế trong giai đoạn đầu của đại dịch đã lan tràn ra khắp Vũ Hán, khắp tỉnh Hồ Bắc, khắp Trung Quốc, và thậm chí ra toàn thế giới, cuối cùng đã dẫn đến thảm kịch lớn nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại.

Dịch virus Vũ Hán vốn có thể đã được kiềm chế trong giai đoạn đầu của đại dịch đã lan tràn ra khắp Vũ Hán, khắp tỉnh Hồ Bắc, khắp Trung Quốc, và thậm chí ra toàn thế giới.
Dịch virus Vũ Hán vốn có thể đã được kiềm chế trong giai đoạn đầu của đại dịch đã lan tràn ra khắp Vũ Hán, khắp tỉnh Hồ Bắc, khắp Trung Quốc, và thậm chí ra toàn thế giới. (Getty)

Ngày 14 tháng 1 năm 2021, 13 chuyên gia từ Nhóm xác định nguồn gốc virus Corona mới của Tổ chức Y tế Thế giới đến Vũ Hán, và một số người vẫn còn hy vọng. Vì nỗi sợ hãi của các nhân viên y tế ở Vũ Hán vẫn tồn tại đến tận ngày nay, họ không dám nói ra sự thật, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ có thể trở về mà không thành công.

1. Biên bản cuộc họp của Giang Học Khánh, Trưởng khoa ngoại Tuyến giáp và Tuyến vú Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán

Hình 1 là Biên bản do Giang Học Khánh, Trưởng khoa ngoại Tuyến giáp và Tuyến vú bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, chụp khi ông tham dự cuộc họp cán bộ cấp trung của bệnh viện vào ngày 3 tháng 1 năm 2020.

Hình ảnh 1: Biên bản do Giang Học Khánh, Trưởng khoa ngoại Tuyến giáp và Tuyến vú bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, chụp khi ông tham dự cuộc họp cán bộ cấp trung của bệnh viện vào ngày 3 tháng 1 năm 2020 (Nguồn ảnh: ảnh chụp màn hình mạng)
Hình ảnh 1: Biên bản do Giang Học Khánh, Trưởng khoa ngoại Tuyến giáp và Tuyến vú bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, chụp khi ông tham dự cuộc họp cán bộ cấp trung của bệnh viện vào ngày 3 tháng 1 năm 2020 (Anh chụp màn hình)

Chỉ có 11 từ khóa trong Biên bản:

Bí thư Lý
Viêm phổi do virus không rõ nguyên nhân
Không dễ sử dụng virus corona mới (lưu ý của tác giả: "không dễ" là lỗi chính tả, chính xác là "không nên")
Không có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người
Nói về chính trị
Mười quy tắc kỷ luật
Bảo mật
Chỉ huy
Không được nghỉ phép
Không được nói bừa ở mọi nơi
Kịp thời truyền đạt đến mỗi người

Thư ký Lý trong Biên bản nên đề cập đến có lẽ là Lý Mật, bí thư của Ủy ban kỷ luật của Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán.

Thuật ngữ "viêm phổi do virus không rõ nguyên nhân" là thông báo mới nhất của Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán vào lúc 15h10 ngày 30 tháng 12 năm 2019. Bộ đã ban hành văn bản của bộ "Thông báo khẩn cấp về việc báo cáo điều trị viêm phổi không rõ nguyên nhân" rằng: "Căn cứ theo thông báo khẩn cấp của cấp trên, thông báo rằng những bệnh nhân bị viêm phổi không rõ nguyên nhân đã xuất hiện ở Chợ Hải sản Hoa Nam ở thành phố chúng ta" Lãnh đạo Bệnh viện Trung tâm yêu cầu các bác sĩ không được sử dụng "bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân", "viêm phổi do virus" mà sử dụng "bệnh viêm phổi", "nhiễm trùng phổi" để che đậy sự thật của dịch bệnh truyền nhiễm khi chẩn đoán cho bệnh nhân, đồng thời trốn tránh trách nhiệm sau khi ký Quy định Y tế Quốc tế: "Trong trường hợp có hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS), mỗi Quốc gia thành viên phải thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bằng phương thức truyền thông hiệu quả nhất hiện có trong vòng 24 giờ sau khi đánh giá thông tin y tế công cộng".

Việc sử dụng loại virus corona mới là không thích hợp. Bác sĩ không nên sử dụng thuật ngữ loại virus corona mới khi chẩn đoán cho bệnh nhân. Ngày 18 tháng 9 năm 2019, Ban chấp hành Hội thao quân sự liên hợp của Hải quan Vũ Hán đã tổ chức diễn tập ứng phó khẩn cấp với chủ đề "Bảo vệ an ninh đất nước và đảm bảo an toàn vận tải quân sự" tại sân bay Thiên Hà Vũ Hán vào ngày 18 tháng 9 năm 2019. Một trường hợp đã được mô phỏng. Đối với những người bị nhiễm virus corona mới, nhân viên y tế hộ tống người bị nhiễm phải mặc đầy đủ quần áo bảo hộ. Thuật ngữ virus corona cũng xuất hiện trong thông tin do bác sĩ Lý Văn Lượng tải lên.

Bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên dũng cảm công khai thông tin về vi rút corona Vũ Hán. (Wikipedia)
Bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên dũng cảm công khai thông tin về vi rút corona Vũ Hán. (Wikipedia)

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, phóng viên Liêu Quân của Tân Hoa xã đã viết một báo cáo nêu rõ: “Phòng Công an Vũ Hán đã thông báo vào ngày 1 tháng 1 rằng một số thông tin sai lệch về 'Viêm phổi do virus ở Vũ Hán' đã được lan truyền trên Internet vài ngày trước, và cơ quan công an đã tiến hành điều tra. Hiện tại, 8 người đã bị cảnh sát xử lý vì phát tán thông tin sai sự thật. Cảnh sát Vũ Hán nhắc nhở rằng việc đăng tải thông tin và nhận xét trên mạng cần tuân thủ pháp luật và các quy định của pháp luật. Đối với việc phát tán và tung tin đồn và những hành vi trái pháp luật gây rối trật tự xã hội, cảnh sát sẽ điều tra và xử lý theo pháp luật, tuyệt đối không dung thứ. Cảnh sát kêu gọi cư dân mạng không tạo tin đồn, không tin vào tin đồn, không lan truyền tin đồn, cùng nhau xây dựng một không gian mạng hài hòa và rõ ràng”.

Bác sĩ Lý Văn Lượng đã đăng tải thông tin rằng đã có 7 trường hợp bệnh nhân nhiễm virus corona tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, cách ly tại khoa cấp cứu khu Hậu Hồ. Đây là sự thật mà các cán bộ cấp trên lãnh đạo cấp trung của Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán đều biết, và đó không phải là thông tin sai sự thật. Tuy nhiên, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán và lãnh đạo Bệnh viện Trung tâm yêu cầu các bác sĩ không sử dụng thuật ngữ virus corona mới để tránh mâu thuẫn với việc xử lý pháp lý của cảnh sát Vũ Hán đối với bác sĩ Lý Văn Lượng.

"Không có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người". Tuyên bố này xuất phát từ "Thông báo tình hình" do Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán ban hành lúc 13h38 ngày 31 tháng 12 năm 2019: "Cho đến nay, không tìm thấy sự lây truyền rõ ràng nào từ người sang người trong cuộc điều tra, và không tìm thấy sự lây nhiễm của nhân viên y tế".

Trên thực tế, hiện tượng lây từ người sang người đã xuất hiện rồi. Một bệnh nhân họ Tăng chuyển viện mà Bệnh viện Kim Ngân Đàm tiếp nhận có liên hệ với Chợ Thủy sản Hoa Nam, vợ anh ta không hề tiếp xúc với Chợ Thủy sản Hoa Nam nhưng cũng bị nhiễm bệnh. Trong số các trường hợp được bác sĩ Ngải Phần tiếp nhận vào ngày 28 tháng 12 năm 2019, có hai trường hợp là mẹ con. Trong số bảy trường hợp được bác sĩ Trương Kế Tiên (Zhang Jixian) báo cáo vào ngày 27 và 29 tháng 12 năm 2019, ba trường hợp là một cặp vợ chồng già và con trai nhỏ.

Bất chấp đã có những dấu hiệu vi rút có thể lây từ người sang người, ngày 31/12/2019, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán tuyên bố đó là thông tin sai sự thật. (Getty)
Bất chấp đã có những dấu hiệu vi rút có thể lây từ người sang người, ngày 31/12/2019, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán tuyên bố đó là thông tin sai sự thật. (Getty)

Theo Lã Tiểu Hồng (Lu Xiaohong), Trưởng khoa tiêu hóa, bệnh viện số 5 Vũ Hán, vào khoảng ngày 25 tháng 12 năm 2020, có thông tin rằng nhân viên y tế ở hai bệnh viện ở Vũ Hán bị nghi ngờ nhiễm virus viêm phổi không rõ nguyên nhân và đã được cách ly, bao gồm cả những nhân viên y tế Khoa hô hấp. Ngoài ra, một y tá của Bệnh viện Tân Hoa Hồ Bắc (Bệnh viện Đông Tây y kết hợp Hồ Bắc) cũng bị nhiễm bệnh nhẹ trước ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Khi nói đến chính trị, điều này rất quan trọng. Điều này cho thấy điều mà Bí thư Lý nói đến hôm nay không còn là sự cố sức khỏe chung chung nữa mà là sự cố chính trị. Đứng sai hàng, nói sai, làm sai trong một vụ việc chính trị là lỗi chính trị. Ranh giới của việc xử lý sai sót chính trị ở đâu thì chỉ có những người tham gia mới có thể nghĩ ra được. Lãnh đạo Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán nhấn mạnh "chính trị" tại cuộc họp, có nghĩa là làm việc chăm chỉ để thực hiện mục đích của Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán là ngăn chặn dịch bệnh, trấn áp "người tố giác" và "người thổi còi", để Lý Văn Lượng và Ngải Phần im lặng, và để các nhân viên y tế khác cũng im lặng. Sáng ngày 31 tháng 12 năm 2019, bác sĩ Lý Văn Lượng đã được lãnh đạo bệnh viện nói chuyện và yêu cầu viết bản "Suy nghĩ và tự phê bình về việc đưa thông tin sai ra ngoài", đến nay nội dung vẫn chưa được công bố.

Theo một bác sĩ Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán không muốn nêu tên, ban đầu Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán đã quyết định cách chức bác sĩ Lý Văn Lượng hoặc thu hồi bằng cấp chuyên môn của bác sĩ. Khi một số cán bộ cấp trung truyền đạt tinh thần của cuộc họp, họ cũng đã sử dụng bác sĩ Lý Văn Lượng bị trục xuất để giải thích vấn đề. Sáng ngày 2 tháng 1 năm 2020, bác sĩ Ngải Phần đã được lãnh đạo bệnh viện nói chuyện Ba chiếc mũ chính trị lớn mà Bí thư Đảng ủy Thái Lợi chụp lên cho bác sĩ Ngải Phần là: "Cô không coi kết quả xây dựng đô thị ở Vũ Hán kể từ Đại hội thể thao quân sự ra gì; cô là tội phạm ảnh hưởng đến sự ổn định và đoàn kết của Vũ Hán; cô là thủ phạm phá hoại sự phát triển của thành phố Vũ Hán". Tội danh chính trị rất nghiêm trọng. Người thổi còi, bác sĩ Ngải Phần chính là là kẻ thù của chế độ này.

"Mười điều kỷ luật" là đề cập đến quy chế kỷ luật được xây dựng trong bệnh viện, là những yêu cầu đặc biệt của lãnh đạo bệnh viện đối với nhân viên y tế, chẳng hạn như quy chế báo cáo số lượng bệnh nhân. Lãnh đạo Bệnh viện Trung tâm không cho phép bác sĩ thông báo bệnh nhân “viêm phổi không rõ nguyên nhân” trong hệ thống báo cáo trực tiếp bệnh truyền nhiễm, thậm chí không được phép chẩn đoán bệnh nhân là “viêm phổi do virus”, và chỉ được chẩn đoán là “viêm nhiễm phần phổi", tình trạng thực sự của một số lượng lớn bệnh nhân viêm phổi không rõ nguyên nhân như vậy hoàn toàn không thể được báo cáo. Sau cuộc họp ngày 3/1, bệnh viện không cho phép bác sĩ tiến hành rửa phế nang cho bệnh nhân, cũng như không cho phép gửi các mẫu liên quan cho bên thứ ba để giải mã trình tự gen, v.v. Tất cả những điều này đều là kỷ luật.

Tính bảo mật và kỷ luật là công cụ hữu hiệu nhất trong chế độ cai trị toàn trị của ĐCSTQ. Ở Trung Quốc, "Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Bảo vệ Bí mật Nhà nước", "Các Biện pháp Thi hành của Luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Bảo vệ Bí mật Nhà nước" đã được thay thế bằng "Các Quy định về Thi hành Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Luật An ninh Mạng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", v.v.

Điều 4 của "Các biện pháp thi hành Luật giữ bí mật nhà nước của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" quy định rằng nếu một vấn đề nào đó bị tiết lộ mà gây ra một trong những hậu quả sau đây thì sẽ được đưa vào phạm vi cụ thể của bí mật nhà nước và phân loại của chúng (sau đây gọi là phạm vi bí mật):

(1) Gây nguy hại đến khả năng củng cố và phòng thủ của quyền lực nhà nước;
(2) Ảnh hưởng đến thống nhất quốc gia, đoàn kết dân tộc và ổn định xã hội;
(3) Làm phương hại đến lợi ích kinh tế chính trị của đất nước trong các hoạt động đối ngoại;
(4) Ảnh hưởng đến sự an toàn của lãnh đạo nhà nước và quan chức nước ngoài;
(5) Làm phương hại đến công việc quan trọng về an ninh quốc gia;
(6) Làm giảm hoặc làm mất hiệu lực độ tin cậy của các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;
(7) Làm suy yếu sức mạnh kinh tế và công nghệ của đất nước;
(8) Khiến cơ quan nhà nước mất bảo đảm thực hiện chức năng, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

Thông tin vốn ban đầu không phải là bí mật quốc gia cũng vì thế đã trở thành bí mật quốc gia.
Thông tin vốn ban đầu không phải là bí mật quốc gia cũng vì thế đã trở thành bí mật quốc gia. (Getty)

Phạm vi của bí mật này là một tiêu chuẩn không xác định. nó thực sự đã khởi hiệu ứng "câm như hến': "Hình phạt không thể biết, uy hiếp không thể lường, thì người dân sẽ sợ cấp trên". Một sự việc không thuộc về bí mật quốc gia, ví dụ một bệnh nhân bị viêm phổi, kết quả xét nghiệm là virus corona. Một khi công chúng biết kết quả kiểm tra và chế độ độc tài cho rằng việc rò rỉ thông tin này sẽ gây nguy hiểm cho quyền lực nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước hoặc vì những lý do khác thì có thể xử lý tội làm lộ bí mật nhà nước ở phù hợp với "Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Giữ bí mật Nhà nước". Thông tin vốn ban đầu không phải là bí mật quốc gia cũng vì thế đã trở thành bí mật quốc gia.

Bác sĩ Ngải Phần đã nhận được một báo cáo thử nghiệm về virus corona SARS, và bác sĩ Lý Văn Lượng đã tải lên báo cáo thử nghiệm. Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán đã tìm thấy bệnh nhân nhiễm virus corona. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của Phòng Công an Vũ Hán, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán, Tân Hoa xã, CCTV và Bệnh viện Trung tâm đã phớt lờ sự việc và gán cho người tố giác Lý Văn Lượng và những người khác là "đăng tin đồn và chuyển tiếp thông tin sai sự thật trên Internet", và sử dụng luật giữ bí mật quốc gia. Trên thực tế, Lý Văn Lượng không chuyển tiếp thông tin sai lệch, anh ấy chỉ chuyển tiếp một bản sao của báo cáo thử nghiệm 1-1. Nếu báo cáo thử nghiệm này chứa bất kỳ thông tin sai lệch nào, điều đó có nghĩa là báo cáo thử nghiệm có ghi "virus corona SARS" và từ ngữ chính xác của loại virus này là "SARS-CoV2".

Ngày 30 tháng 12 năm 2019, tên "SARS-CoV2" vẫn chưa xuất hiện, vì vậy không có gì sai khi viết "SARS-CoV2". Tuy nhiên, theo Điều 35 (1) của "Các biện pháp thi hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" quy định rằng "bí mật của nhà nước để những người không nên biết biết được "là làm lộ bí mật nhà nước", bác sĩ Lý Văn Lượng đã tải lên báo cáo thử nghiệm để làm cho "virus corona SARS" đã để những người không nên biết biết được, và để cho những người ở nước ngoài biết về nó, đó là làm rò rỉ bí mật quốc gia. Mặc dù báo cáo xét nghiệm "virus corona SARS" đến từ cơ quan xét nghiệm của bên thứ ba và là sự thật, nhưng hiện tại nó đã trở thành bí mật nhà nước và thuộc phạm vi điều chỉnh của "Luật Bí mật Nhà nước". Sau đó, "virus corona SARS" được công chúng biết đến là thông tin sai lệch được "Luật Bí mật Nhà nước" công nhận, và người tải lên thông tin này chính là tin đồn. Đây là logic của các nhà cai trị toàn trị và định nghĩa của họ về bí mật nhà nước.

"Virus corona SARS" được công chúng biết đến là thông tin sai lệch được "Luật Bí mật Nhà nước" công nhận, và người tải lên thông tin này chính là tin đồn. Đây là logic của các nhà cai trị toàn trị và định nghĩa của họ về bí mật nhà nước.
"Virus corona SARS" được công chúng biết đến là thông tin sai lệch được "Luật Bí mật Nhà nước" công nhận, và người tải lên thông tin này chính là tin đồn. Đây là logic của các nhà cai trị toàn trị và định nghĩa của họ về bí mật nhà nước. (Pixabay)

"Chỉ huy" là đề cập đến việc thành lập một trụ sở phòng dịch trong bệnh viện, nơi lãnh đạo phụ trách. Theo "Thông báo khẩn cấp về việc làm tốt công việc điều trị bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân" do Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán ban hành vào ngày 30 tháng 12 năm 2019, điều 1 yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo có trách nhiệm và thành lập các lớp công việc đặc biệt. Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đặc biệt nhấn mạnh đến hệ thống trách nhiệm lãnh đạo, khi Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán có vấn đề, ông đã hỏi tội bí thư và trưởng khoa của bệnh viện. Người ta nói rằng trong thời gian đó, lãnh đạo Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán không thể ngẩng đầu lên khi đi họp, vì Ngải Phần và Lý Văn Lượng đã bị lãnh đạo cấp trên chỉ trích vì "tung tin đồn thất thiệt và gây rối". Vì vậy, các lãnh đạo bệnh viện rất tức giận với Ngải Phần và Lý Văn Lượng và những người khác, và các lãnh đạo cấp trung cũng sợ rằng Thái Lợi sẽ trút giận lên họ.

Không được nghỉ lễ, đây là quy định đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh, ví dụ các bệnh viện như Kim Ngân Đàm, Vũ Hán không được nghỉ lễ.

Nghiêm cấm nói tùy tiện ở mọi nơi. Điều này muốn nhắc lại rằng không được phép nói chuyện riêng tư về dịch bệnh, không được tiết lộ sự thật khách quan về sự lây truyền từ người sang người của virus viêm phổi mới ra bên ngoài, và không được phép tiết lộ tình hình thực sự của bệnh viện.

Được thông báo đến mọi người kịp thời, theo yêu cầu của cuộc họp, nội dung cuộc họp được cán bộ cấp trung tham gia truyền đạt bằng miệng đến từng CBCNV trong bộ phận, yêu cầu mọi CBCNV phải có ý thức chấp hành và kỷ luật tự giác.

Biên bản của bác sĩ Giang Học Khánh, chỉ có hai từ khóa: chính trị và bí mật. Nỗi sợ hãi được tạo ra bởi hai từ này vượt quá nỗi sợ hãi mà cái chết có thể tạo ra; chính loại sợ hãi này được truyền tải đến mọi người kịp thời. Thấm sâu từng lỗ chân lông của con người; cuối cùng nỗi sợ hãi này sẽ thăng hoa theo tính tự giác và tự phục tùng trong mọi công việc y tế.

2. Giang Học Khánh, người đoạt giải thưởng Thầy thuốc Trung Quốc

Bác sĩ Giang Học Khánh sinh năm 1963. Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Đồng Tế (nay là Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung) vào năm 1986 gia nhập Bệnh viện số 2 Vũ Hán (nay là Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán) trong ngành phẫu thuật tổng hợp. Tiền thân của Đại học Y khoa Đồng Tế là Trường Y khoa Đức do tiến sĩ người Đức Erich Paulun thành lập tại Thượng Hải vào năm 1907, sau đó phát triển thành Trường Y khoa Đại học Quốc gia Đồng Tế. Năm 1952, các trường cao đẳng và các khoa trên toàn quốc được điều chỉnh, Trường Y Đại học Đồng Tế chuyển từ Thượng Hải đến Vũ Hán, và hợp nhất với Trường Y Đại học Vũ Hán để tạo thành Trường Y Trung Nam Đồng Tế. Năm 1955, trường được đổi tên thành Đại học Y Vũ Hán. Năm 1985, nó được đổi tên thành Đại học Y khoa Đồng Tế.

Năm 1985, tác giả đi du học Đức, Bộ Giáo dục Đức chỉ công nhận bằng cấp của hai trường đại học ở Trung Quốc, một là Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải và hai là Đại học Y khoa Đồng Tế ở Vũ Hán, vì cả hai trường đại học này đều do người Đức thành lập. Cho đến thời điểm hiện tại, Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Đức đã xếp Đại học Đồng Tế Thượng Hải và Đại học Y khoa Đồng Tế Vũ Hán là hai trường đại học có chất lượng giảng dạy tốt nhất Trung Quốc, xếp trên Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa. Chỉ cần là sinh viên của hai trường đại học này, họ có thể nhận được giấy phép nhập học của các trường đại học Đức trước.

Năm 2005, bác sĩ Giang Học Khánh đến trường Đại học Y khoa Baylor danh tiếng của Hoa Kỳ để học tập, nghiên cứu và trao đổi về sinh học phân tử của bệnh ung thư gan, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Năm 2007, bác sĩ Giang Học Khánh trở về Trung Quốc và gia nhập khoa tuyến giáp và phẫu thuật vú mới thành lập tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán. Sau khi nhận một công việc và có thể đi du học, và trở về Trung Quốc theo lịch trình sau khi hoàn thành việc học của mình, có thể nói rằng bác sĩ Giang Học Khánh đã vượt qua một bài kiểm tra chính trị lớn.

Trong suốt cuộc đời của mình, bác sĩ Giang Học Khánh đã nhận được nhiều giải thưởng, chẳng hạn như Giải thưởng tấm gương Kinh Sở, "Giải thưởng Lao động ngày 1 tháng 5" ở Vũ Hán, Giải thưởng Đảng viên Đảng Cộng sản xuất sắc của Hệ thống Y tế thành phố Vũ Hán, và "Bác sĩ giỏi của Bethune". Năm 2018, bác sĩ Giang Học Khánh đã giành được giải thưởng Thầy thuốc Trung Quốc lần thứ 11. Giải thưởng Thầy thuốc Trung Quốc là giải thưởng cao nhất trong ngành bác sĩ Trung Quốc được Bộ Y tế phê duyệt năm 2003. Mục đích của nó là tuyên dương và khen thưởng những đại diện tiêu biểu của các bác sĩ có đóng góp xuất sắc, đồng thời thiết lập một số khuôn mẫu và mô hình cho các bác sĩ trên Quốc gia.

Hình 2: Bác sĩ Giang Học Khánh chết vì bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán vào ngày 29 tháng 2 năm 2020 (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình Internet)
Hình 2: Bác sĩ Giang Học Khánh chết vì bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán vào ngày 29 tháng 2 năm 2020 (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình Internet)

Người đoạt giải thưởng Thầy thuốc Trung Quốc, có một số chính sách ưu đãi đặc biệt, chẳng hạn như hưu trí, bảo hiểm y tế, tiền thưởng,… giống như mô hình lao động quốc gia. Tính đến năm 2020, chỉ có 945 người đoạt giải thưởng Thầy thuốc Trung Quốc ở Trung Quốc, chẳng hạn như Trung Nam Sơn (Zhong Nanshan), Vương Thần (Wang Chen) và Lý Lan Quyên (Li Lanjuan) đều là những người nhận được giải thưởng này. Chỉ có hai người đoạt giải thưởng bác sĩ Trung Quốc ở Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán. Do đó, bác sĩ Giang Học Khánh là một hình mẫu được thành lập bởi Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán và Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, một Lôi Phong sống.

Theo một đồng nghiệp và hàng xóm của bác sĩ Giang Học Khánh, ông thực sự là một người rất tốt, có trình độ y khoa cao và kinh nghiệm du học ở Mỹ, ông vẫn phẫu thuật vào mỗi dịp Tết Nguyên đán và ông dành hết thời gian cho bệnh nhân. bác sĩ Giang Học Khánh ăn nói nhẹ nhàng trong buổi tư vấn nên được bệnh nhân gọi là "bác sĩ ấm áp 60 decibel". Giang Học Khánh từng nói: "Nói nhỏ nhẹ là một phần công việc của tôi, và tôi đã quen với việc này trong nhiều năm. Vì hầu hết bệnh nhân của tôi là phụ nữ, tôi nên lịch sự hơn khi nói chuyện với phụ nữ".

Ngày 3 tháng 1 năm 2020, bác sĩ Giang Học Khánh đeo khẩu trang tham gia cuộc họp của lãnh đạo cấp trung và bị lãnh đạo bệnh viện phê bình, từ đó không còn đeo khẩu trang trong bệnh viện. Là một bác sĩ, Giang Học Khánh có kinh nghiệm về dịch SARS xảy ra vào năm 2003. Ông có kiến ​​thức về nhiều bệnh nhân viêm phổi do virus không rõ nguyên nhân xảy ra ở thành phố Vũ Hán và Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020. Ông cũng biết về Báo cáo thử nghiệm vi rút và thông tin về virus corona do bác sĩ Lý Văn Lượng tải lên, và ông có những đánh giá chuyên môn về việc liệu những loại virus đó có lây từ người sang người hay không. Vì vậy, virus đeo khẩu trang đến cuộc họp. Sau khi bị các lãnh đạo phê bình tại cuộc họp, virus đã ngừng đeo khẩu trang. Đây là không sợ hãi hay sợ hãi?

Tác giả tin rằng lý do virus không đeo khẩu trang là vì sợ hãi. Với tư cách là một trưởng khoa, là người nhận được nhiều danh hiệu, đặc biệt là người nhận được giải thưởng Thầy thuốc Trung Quốc, ông có nhiều danh hiệu hơn và được đối xử ưu ái hơn đồng nghiệp của mình, nhưng ông cũng phải có quy tắc ứng xử chặt chẽ hơn cho bản thân: nghe đảng nói, làm theo sự lãnh đạo, nêu gương sáng. Vì vậy, ông sợ hơn các bác sĩ bình thường và cán bộ cấp trung, và ông có tính tự giác cao hơn, sợ một hành động nhỏ như đeo khẩu trang làm việc, làm lộ bí mật, làm sai yêu cầu của lãnh đạo, gây phiền hà cho lãnh đạo, gây ảnh hưởng xấu trong quần chúng, v.v.

 

Chiều ngày 8 tháng 1, bác sĩ Giang Học Khánh đã tổ chức một bữa tiệc phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư vú ở Vũ Hán trên tầng 22 của khuôn viên đường Nam Kinh. Theo Vu Lâm, một nhân viên đã nghỉ hưu của Bệnh viện Trung tâm, lần cuối cùng cô gặp bác sĩ Giang Học Khánh là vào chiều ngày 13 tháng 1. Ông đang ở phòng khám chuyên khoa, chưa ăn trưa và suất ăn còn lại bên cạnh. Trưởng khoa Giang nói với cô: "Chị à, chị làm gì ở đây vậy? Ở đây nguy hiểm lắm, làm xong việc thì chị phải đi nhanh lên". Khi nói câu này, bác sĩ Giang Học Khánh bị vây quanh bởi những bệnh nhân không đeo khẩu trang. Có thể thấy bác sĩ Giang Học Khánh biết rất rõ về khả năng lây nhiễm và sự nguy hiểm của virus corona SARS, “ở đây là nguy hiểm lắm”! Nhưng ông là người đoạt giải thưởng Thầy thuốc Trung Quốc, vì vậy ông phải thể hiện rằng ông “không sợ chết” và không thể đeo khẩu trang.

Ngày 14 tháng 1, bác sĩ Giang Học Khánh đã thực hiện ca mổ cuối cùng trong đời cho bệnh nhân. Vào ngày 16 tháng 1, bác sĩ Giang Học Khánh bị ốm. CT phổi của ông cho thấy các triệu chứng. Ông được chẩn đoán là bị nhiễm bệnh vào ngày 17 tháng 1. Ông đã bị nhiễm virus trước ngày 16 tháng 1. Tình trạng của bác sĩ Giang Học Khánh phát triển nhanh chóng và được chuyển đến Bệnh viện phổi Vũ Hán với tình trạng sức khỏe tốt hơn vào ngày 22 tháng 1. Tuy nhiên, tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm và tiếp tục nặng thêm, ECMO (Oxy ngoài cơ thể) đã được sử dụng vào ngày 27 tháng 1. Tình trạng không được cải thiện, nhưng các dấu hiệu sinh tồn vẫn ổn định. Vào ngày 29 tháng 2, tình trạng của bác sĩ Giang Học Khánh đột ngột xấu đi và ông bị suy đa tạng, ông từ biệt thế giới này nơi không được phép đeo khẩu trang và qua đời ở tuổi 55. Một y tá xúc động nói: "Đây không phải là sự nhẹ nhõm đối với bác sĩ Giang. Anh ấy đã điều trị ECMO quá lâu và quá lâu (tổng cộng là 33 ngày)."

Sau khi bác sĩ Giang Học Khánh được chẩn đoán nhiễm bệnh, ông tỏ ra rất bình tĩnh, như thể ông biết trước rằng kết quả sẽ đến. Bác sĩ Giang Học Khánh cũng bước đi một cách thanh thản, không có sự cáu kỉnh và tuyệt vọng của những bệnh nhân sắp chết. Điều đáng buồn nhất là trong suốt thời gian bị bệnh, bác sĩ Giang Học Khánh không hề tỏ ra khát khao sống sót, cũng không sẵn sàng chết, có lẽ đó là ECMO, suy cho cùng, ông ấy đã kiên trì sử dụng ECMO quá lâu. Quá trình điều trị của bác sĩ Giang Học Khánh cũng xác nhận phương pháp điều trị y tế mà ông có thể nhận được khi đoạt giải Bác sĩ Trung Quốc. So với bác sĩ Lý Văn Lượng, bác sĩ Giang Học Khánh đã được chuyển đến Bệnh viện phổi Vũ Hán, nơi có điều kiện y tế tốt hơn, vào ngày 27 tháng 1. Sử dụng ECMO; Bác sĩ Lý Văn Lượng ở lại Bệnh viện Trung tâm để điều trị và chỉ lấy ECMO mượn từ các bệnh viện khác 3 giờ sau khi tim ngừng đập.

Hình 3: Cáo phó của bác sĩ Giang Học Khánh, nguồn: ảnh chụp màn hình web
Hình 3: Cáo phó của bác sĩ Giang Học Khánh. (Ảnh chụp Internet)

3. Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán - bệnh viện có nhiều nhân viên y tế bị nhiễm bệnh và tử vong nhất

Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán là bệnh viện đầu tiên ở Vũ Hán chẩn đoán bệnh nhân nhiễm virus vương miện mới và cũng là bệnh viện đầu tiên phát hiện virus corona mới.

Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán là bệnh viện đầu tiên phát hiện sự bùng phát của loại virus corona mới ở Vũ Hán. Mọi người sẽ không bao giờ quên người tố giác bác sĩ Lý Văn Lượng và bác sĩ Ngải Phần.

Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán là bệnh viện mà nhân viên y tế sợ hãi nhất, ngoại trừ khoa cấp cứu, khoa hô hấp và ICU, nhân viên y tế các khoa khác không được đeo khẩu trang, không ai dám thắc mắc. Về thắc mắc này, một bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán giải thích: "Các cấp lãnh đạo kể cả nhân viên y tế đều 'câm miệng' chung, ai cũng chịu trách nhiệm. Tôi ở khoa chẩn đoán hình ảnh. Chúng tôi biết điều đó từ lâu rồi, nhưng nhiều bộ phận mà tôi thực sự không biết (mức độ nghiêm trọng của virus). Nhưng làm sao chúng tôi dám lên tiếng? Nhiều lệnh xuống không được nói, trừ khi bạn không muốn ở lại đây”.

Người ta thường tin rằng khi trí thức trở thành tầng lớp trung lưu, nhu cầu về dân chủ và tự do của họ sẽ mạnh mẽ hơn, đây cũng là động lực cho những cải cách chính trị xã hội. Tuy nhiên, dưới chế độ toàn trị của ĐCSTQ, thu nhập của giới trí thức đã được cải thiện, với những ngôi nhà tiện nghi được mua bằng thế chấp, và sau khi bước vào hàng ngũ của tầng lớp trung lưu, nỗi sợ hãi của họ đối với chế độ toàn trị ngày một tăng lên, nỗi sợ hãi mất đi tất cả những gì họ đã có. Tất cả họ thà từ bỏ sự thôi thúc vì dân chủ, tự do và cải cách chính trị xã hội, bày tỏ sự ủng hộ chân thành và sẵn sàng phục tùng chế độ chuyên quyền, tích cực hợp tác và tích cực tự giác, vì vậy đã mất máu.

Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán đã từng là tâm điểm của tin tức Trung Quốc và nước ngoài vì bác sĩ Lý Văn Lượng, nhưng các nhân viên y tế (trừ bác sĩ Ngải Phần) đã sử dụng bút danh trong các cuộc phỏng vấn với phóng viên. Các bác sĩ ở khoa hình ảnh cũng sử dụng bút danh, có thể thấy các nhân viên y tế sợ hãi như thế nào.

Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán cũng là bệnh viện có nhiều ca nhiễm bệnh nhất (hơn 230 người đã được báo cáo) và nhân viên y tế tử vong nhiều nhất. Sáu bác sĩ đã chết là:

Lý Văn Lượng, một bác sĩ nhãn khoa, đã qua đời vào ngày 7 tháng 2 năm 2020 ở tuổi 34;
Giang Học Khánh, Trưởng khoa tuyến giáp và phẫu thuật vú, đã qua đời vào ngày 1 tháng 3 năm 2020 ở tuổi 55;
Mai Trọng Minh, phó Trưởng khoa mắt, bác sĩ trưởng, qua đời ngày 3 tháng 3 năm 2020 ở tuổi 57;
Chu Hòa Bình, phó Trưởng khoa nhãn khoa, đã qua đời vào ngày 9 tháng 3 năm 2020 ở tuổi 67;
Lưu Lệ, bác sĩ của Ủy ban đạo đức, qua đời vào ngày 20 tháng 3 năm 2020 ở tuổi 45;
Hồ Vệ Phong, phó trưởng khoa Tiết niệu, đã qua đời vào ngày 2 tháng 6 năm 2020 ở tuổi 42.

Theo các nhân viên y tế của Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, cả hai bác sĩ Lý Văn Lượng và Mai Trọng Minh đã bị nhiễm bệnh bởi một bệnh nhân tăng nhãn áp 82 tuổi vào ngày 10 tháng 1. Cả hai bác sĩ đều nhập viện mà không có khẩu trang. Bệnh nhân này sau đó đã bị nhiễm bệnh. Trong số sáu bác sĩ tử vong ở bệnh viện tuyến trung ương, ba bác sĩ đến từ khoa mắt.

Sáu bác sĩ có độ tuổi từ 34 đến 67, tuổi trung bình chỉ 50. Theo sự ra đời của bệnh dịch vương miện mới vào thời điểm đó, chỉ có người già trên 70 và 80 tuổi mới có nguy cơ tương đối cao, còn những người trẻ và trung niên có thể sống sót. Nhưng 6 bác sĩ tử vong ở Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán đều là bác sĩ trẻ và trung tuổi, họ không đeo khẩu trang trước khi được chẩn đoán nhiễm bệnh. Có câu nói về 4 nỗi đau buồn lớn nhất ở Trung Quốc: "mẹ mất khi còn ấu thơ, cha mất khi còn thiếu niên, vợ mất khi ở tuổi trung niên và mất con trai khi về già". Đối với gia đình của sáu bác sĩ này, sự ra đi của họ đã gây ra ba bi kịch lớn, 3 trong 4 nỗi đau buồn lớn nhất cho gia đình!

4. Nỗi sợ hãi dưới chế độ toàn trị

Chương thứ 74 của “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử có câu: “Dân không sợ chết, sao có thể dùng cái chết đe dọa được”, điều đó có nghĩa là: khi người dân không còn sợ chết, thì kẻ thống trị dùng phương thức đe dọa tước đoạt mạng sống của họ thì cũng không có tác dụng. Người ta thường tin rằng nỗi sợ hãi cái chết là nỗi sợ hãi lớn nhất. Khi đứng trước sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết, con người sẽ chọn sự sống chứ không chọn cái chết. Người ta cũng thường nói: "Chết vinh còn hơn sống nhục".

Nhưng tại sao bác sĩ Giang Học Khánh khi đối mặt với sự lựa chọn sinh tử lại chọn cái chết thay vì sống?

Giáo sư Tôn Lập Bình (Sun Liping) đã chỉ ra trong bài báo "Sự cám dỗ của chủ nghĩa toàn trị và sự tự do thoát khỏi nỗi sợ hãi" rằng: "Chủ nghĩa toàn trị là một loại chính trị khủng bố, và đặc điểm của chủ nghĩa toàn trị là nó tạo ra một loại sợ hãi đặc biệt. Nỗi sợ hãi này vượt xa nỗi sợ hãi cái chết; nỗi sợ hãi này lan tỏa, thâm nhập vào từng lỗ chân lông của con người; nỗi sợ hãi này sẽ nâng lên thành một sự tự kiềm chế chưa từng có".

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, một số giáo viên, cha mẹ bạn học và hàng xóm của tôi đã chọn cách tự tử. Lúc đó tôi còn nhỏ nên không biết tại sao? Đặc biệt nghe nói nhà văn Lão Xá bò bên bờ hồ Thái Bình úp mặt xuống hồ mà chết, cái kiểu quyết tâm bỏ mạng sống chết như thế này thật là đáng suy nghĩ. Có lẽ những người ra đi lúc đó vẫn còn nhiệt huyết “Kẻ sĩ có thể chết nhưng không thể chịu nhục”.

Khi đi du lịch ở Đức và Châu Âu, tôi sẽ đến thăm các trại tập trung do Đức Quốc xã thành lập trong Thế chiến thứ 2. Tôi thường băn khoăn với một câu hỏi: Tại sao người Do Thái không kháng cự? Họ không chống cự ngay cả khi họ đi về phía buồng hơi ngạt!

Nhiều năm trước, tác giả đã viết một bài báo có tựa đề "Thiên vấn", thảo luận rằng không có thiên tai lớn ở Trung Quốc trong khoảng thời gian "thiên tai ba năm". Nhưng lúc bấy giờ có nạn đói lớn, nhất là ở Tín Dương, Hà Nam, có thóc trong kho thóc quốc gia, nhưng người ta thà chết đói còn hơn động vào kho quốc gia. Tại sao?

Một số người có thể nói rằng việc bác sĩ Giang Học Khánh không đeo khẩu trang là một hành động dũng cảm, bởi vì ông ấy không hề sợ hãi, và dũng cảm chọn nhiễm bệnh và chết. Thực tế, trong một chế độ toàn trị, con người phải đối mặt với sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết, đó là sự lựa chọn dễ dàng nhất là chọn cái chết, trái lại, cần có dũng khí và trách nhiệm để lựa chọn tồn tại, chọn làm con trai, làm chồng, và một người cha.

Bạo lực và dối trá là những phương pháp chính được các chính phủ độc tài sử dụng để duy trì sự ổn định chính trị. Một hệ thống chuyên chế sẽ tạo ra một hoặc một nhóm kẻ thù nhân danh chính trị đe dọa sự ổn định của chế độ, khiến người dân sợ hãi chế độ độc tài và chế độ toàn trị. Trước đây, dân chúng sợ trở thành kẻ thù giai cấp, thì nay lại sợ trở thành tội phạm làm lộ bí mật, tung tin đồn thất thiệt, phá hoại sự ổn định và đoàn kết, mất nhân phẩm, tự do, việc làm, bảo hiểm hưu trí, và thậm chí gây nguy hiểm cho thế hệ tương lai. Mọi người sợ trở thành kẻ thù chính trị của chế độ toàn trị, nên họ sẵn sàng nhượng bộ, sẵn sàng hợp tác với chế độ toàn trị, sẵn sàng công nhận tính hợp pháp của chế độ toàn trị, và sẵn sàng đầu hàng.

Từ mười một từ vựng trong biên bản cuộc họp của bác sĩ Giang Học Khánh, chúng ta có thể thấy nỗi sợ hãi được tạo ra bởi hệ thống toàn trị, chính trị, bí mật và kỷ luật ... Sự trừng phạt không có ranh giới. "Cô không coi kết quả xây dựng đô thị ở Vũ Hán kể từ Đại hội thể thao quân sự ra gì; cô là tội phạm ảnh hưởng đến sự ổn định và đoàn kết của Vũ Hán; cô là thủ phạm phá hoại sự phát triển của thành phố Vũ Hán". Bác sĩ Giang Học Khánh, người đã nhượng bộ và bày tỏ sự sẵn sàng đầu hàng, nỗi sợ hãi về chính trị và bí mật và kỷ luật đã vượt quá nỗi sợ hãi về cái chết. Ông không dám đeo khẩu trang trong bệnh viện, mặc dù ông biết rất rõ rằng "ở đây rất nguy hiểm”, không đeo khẩu trang còn nguy hiểm hơn! Chính sự sợ hãi của các nhân viên y tế ở Vũ Hán mà việc họ vừa hé lộ một phần tảng băng bằng lòng dũng cảm và tình cảm thì đã lập tức được che đậy lại. Đại dịch virus corona mới lẽ ra có thể đã được kiềm chế trong giai đoạn đầu, nhưng đã lây lan khắp Vũ Hán, khắp Hồ Bắc, khắp Trung Quốc và thậm chí trên toàn thế giới, và cuối cùng dẫn đến thảm kịch lớn nhất trong lịch sử phát triển của loài người. !

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến ​​cá nhân của tác giả Vương Duy Lạc)

Đại Minh
Theo Vương Duy Lạc - Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nỗi sợ hãi dưới chế độ toàn trị và thời kỳ đầu lây lan của đại dịch