Nostradamus tiên tri ông Abe bị ám sát - Sự nghiệp chính trị đầy chông gai

Giúp NTDVN sửa lỗi

400 năm trước, nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus đã tiên tri trong ‘Sáng thế kỷ’ rằng một nhà lãnh đạo quốc tế sẽ bị ám sát vào năm 2022. Vì điều này mà chế độ và văn hóa của đất nước này sẽ xảy ra những thay đổi lớn.

Tiên tri về nhà lãnh đạo bị ám sát

Nhiều người từng phỏng đoán, người này liệu có phải là ông Tập Cận Bình hay ông Putin? Không ngờ, lời tiên tri này đã ứng nghiệm vào ông Shinzo Abe.

Ngày 8 tháng 7 năm 2022 theo giờ địa phương tại Nhật Bản, vào lúc 5h03 chiều, ông Shinzo Abe đã qua đời ở tuổi 67.

Ngoài nhà tiên tri Nostradamus, thần đồng Ấn Độ Anand, và nhà tiên tri người Malaysia Dato Anthony Cheng đều từng tiên tri rằng từ tháng 7 đến tháng 8 năm nay, thế giới sẽ phải đối mặt với nguồn năng lượng tiêu cực hung hiểm nhất. Trong giai đoạn này, bên cạnh việc lãnh đạo các nước bất lực trước vấn đề kinh tế và dân sinh, năng lượng dịch bệnh và tai hoạ vẫn đang ảnh hưởng lẫn nhau, tăng thêm sát khí cho nhau, dịch bệnh sẽ mất kiểm soát.

Và xuất hiện sao dữ phản công, các chòm sao dữ liên quan đến chiến sự phân tranh đã tới phương Đông. Các quốc gia phương Đông cần đặc biệt chú ý, đặc biệt vấn đề quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan và Trung Quốc.

Cuối tuần này là cuộc bầu cử lại Thượng viện Nhật Bản, số ghế trong cuộc bầu cử dự kiến ​​là 125. Thượng viện Nhật Bản có tổng cộng 248 ghế trong nhiệm kỳ 6 năm, một nửa số ghế sẽ được bầu lại 3 năm một lần. Mặc dù Thượng viện Nhật Bản có ít ảnh hưởng hơn Hạ viện, tuy nhiên, nó vẫn còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề lớn, và đây cũng được coi là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của đảng cầm quyền.

Trong quá khứ, đảng cầm quyền đã nhiều lần tái cử vào Thượng viện nếu không đạt được hơn một nửa số ghế, sẽ mất quyền lực trong cuộc bầu cử Hạ viện tiếp theo. Vì vậy cuộc bầu cử lần thứ 7 này rất quan trọng đối với Thủ tướng Kishida, một cuộc bầu cử cho thấy liệu ông có thể giành được chỗ đứng vững chắc trong đảng và toàn thể Nhật Bản?

Khi ông Abe đang chính thức vận động cho các ứng cử viên trong cuộc tổng tuyển cử cuối tuần ở Nara, thì bất ngờ bị tấn công bằng súng. Hung thủ bắn ông Abe là Yamagami Tetsuya, từng là thành viên trong Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.

Ông Abe bị hung thủ (trong khung màu đỏ) bắn sau lưng và bị ám sát khi đang có bài phát biểu ở Nara vào ngày 8/7 (Ảnh chụp màn hình trang aboluowang).
Ông Abe bị hung thủ (trong khung màu đỏ) bắn sau lưng và bị ám sát khi đang có bài phát biểu ở Nara vào ngày 8/7 (Ảnh chụp màn hình trang aboluowang).

Hắn tuyên bố rằng hắn thù hận một nhóm tôn giáo nào đó nên mới ra tay đối với ông Abe. Tuy nhiên, lý do này dường như không khiến mọi người cảm thấy thuyết phục. Một số người nói rằng không có thù oán gì với cá nhân ông Abe, chỉ vì sự khác biệt về quan điểm chính trị nên nếu hắn ném một quả trứng vào ông thì cũng dễ hiểu, nhưng đây lại tốn công sức tự chế tạo súng ngắn giết người thì lý do này có lẽ không thích đáng.

Có lẽ lý do thực sự chúng ta khó biết được, liệu đằng sau nó có lực lượng từ các nước khác tham gia vào vụ ám sát hay không cũng chưa rõ.

Theo điều tra của cảnh sát Nhật, không lâu trước khi xảy ra vụ ám sát, trên diễn đàn thảo luận của nền tảng trực tuyến địa phương nổi tiếng có một thông báo nói rằng: “Hôm nay (thứ sáu) ở nơi nào đó sẽ xảy ra một sự việc rất lớn’ gây chú ý tới cả xã hội”.

Theo tờ J-cast của Nhật đưa tin, trên diễn đàn thảo luận nổi tiếng của Nhật 5Channel xuất hiện một thông tin vào lúc 7h sáng ngày 8/7, người viết cho biết, đã nằm mơ ‘hôm nay thứ sau sẽ có chuyện lớn xảy ra ở đâu đó’ và sự việc sẽ là ‘đòn tấn công mạnh vào chính đảng nào đó’‘xu hướng này sẽ không suy yếu cho đến ngày bỏ phiếu’.

Sau vụ nổ súng, bài viết này còn gây bất ngờ thêm khi viết: “Ngươi, đã lên báo rồi”.

Hiện vẫn chưa rõ liệu bài viết này có liên quan tới vụ ám sát ông Abe hay không, hay là cảnh báo về vụ ám sát. Nhưng sau vụ việc, có cư dân mạng của Nhật cho rằng ‘có thể kẻ đưa tin trên là nghi phạm’.

Hàng loạt nghi vấn về hung thủ

Cư dân mạng Nhật đã để lại tin nhắn trên diễn đàn đặt nghi vấn: “Có thể có thế lực mạnh đứng đằng sau sự việc, là ĐCSTQ? hay là phái phản đối hệ thống pháp luật về an ninh? hay là thế lực phản đối trong đảng? Vụ tấn công nhắm vào chính gia như thế này có thể coi là khủng hoảng đối với cả nước Nhật”.

Trả lời báo Epoch Times Ông Dư Tông Cơ, nguyên hiệu trưởng Đại học Quốc phòng Trung Quốc nghi ngờ: “Kẻ sát hại ông Abe - Tetsuya sau khi nổ súng không bỏ chạy, mà lại đợi bị bắt, điều này rất đáng ngờ. Thứ nhất, hắn sợ sau khi chạy trốn sẽ bị kẻ thực sự lên kế hoạch ám sát diệt khẩu. Thứ hai, hắn dùng phương thức bị bắt giữ để đổi lấy việc thực hiện lời hứa của kẻ chủ mưu thực sự của vụ án, nếu không thì kế hoạch sẽ bị tiết lộ cho cảnh sát”.

Kẻ sát hại ông Abe - Tetsuya sau khi nổ súng không bỏ chạy, mà lại đợi bị bắt, điều này rất đáng ngờ (Ảnh chụp màn hình trang aboluowang)
Kẻ sát hại ông Abe - Tetsuya sau khi nổ súng không bỏ chạy, mà lại đợi bị bắt, điều này rất đáng ngờ (Ảnh chụp màn hình trang aboluowang)

Nhưng điểm thứ hai này có khả năng thấp bởi vì kẻ chủ mưu đằng sau cũng nghĩ tới bước này. Quả thực vụ án có rất nhiều chỗ kỳ lạ. Ví dụ như trong nhà của Tetsuya còn có rất nhiều vũ khí tự chế khác, như súng cầm tay, lựu đạn.

Báo NHK của Nhật đưa tin, Tetsuya từng lên kế hoạch sử dụng thuốc nổ để giết Abe tại một sự kiện ở quận Goyama, cách Nara 3 giờ lái xe. Tuy nhiên, ở đó yêu cầu thủ tục đi vào nên khá khó thực thi, và phải từ bỏ kế hoạch. Qua các chi tiết trên, có thể thấy hung thủ đã lên kế hoạch tỉ mỉ, rất chuyên nghiệp.

Nhật Bản không cấm súng, và người dân có thể sở hữu súng hợp pháp, nhưng rất hạn chế, thông thường chỉ cho phép súng săn, súng ngắn hoặc súng hơi dùng để săn bắn hoặc tập bắn. Ngoài ra nếu muốn có giấy phép sở hữu súng cũng khá phức tạp, cứ ba năm phải đăng ký xin phép cấp lại mới, nên muốn sở hữu súng ở Nhật là việc rất rắc rối.

Những vũ khí tự chế của hung thủ lấy nguyên liệu từ đâu, đều cần phải có tài chính. Trong khi đó Tetsuya không có công việc toàn thời gian, chi phí vũ khí là ai cung cấp cho hắn? Hàng loạt những nghi vấn này đang đợi để tìm ra câu trả lời.

Ngoài ra có người còn đặt câu hỏi, liệu tại hiện trường vụ ám sát liệu còn có hung thủ khác nữa, ví dụ như một kẻ bắn tỉa ở phía xa. Theo bác sĩ cho biết, ông Abe bị hai vết thương ở cổ và thẳng đến tim. Có độc giả lại hỏi với vết bắn ở cổ, trong khi hung thủ đứng ở chỗ thấp phía sau ông Abe làm thế nào bắn vào cổ và xuyên qua tim. Vì vậy có người nghi ngờ còn có tay súng khác trong vụ việc.

Luật sư Viên Hồng Băng ở Úc, trong tác phẩm ‘Bị bỏ tù ở Đài Loan’ của ông đã nói, vụ nổ súng ngày 19/3/2004 nhắm vào ông Trần Thuỷ Biển ở Đài Loan, là do ĐCSTQ lên kế hoạch, được chủ trì bởi Nhóm công tác Đài Loan của Cục 2 Bộ Tổng tham mưu ĐCSTQ. Khi đó còn có tay súng thứ 2, tay súng bắn tỉa cao cấp, sau khi gây án xong hắn quay trở về Trung Quốc. Vì thế lần này có người nghi ngờ trong vụ ám sát ông Abe có thể có sát thủ ẩn hình.

Tuy nhiên với vết bắn ở cổ, còn có cách giải thích nữa: Sau khi đạn đi vào cơ thể, có khả năng bị chặn bởi xương dẫn tới thay đổi hướng đi. Cho tới nay tất cả vẫn chỉ là phỏng đoán và chờ ngày được làm rõ.

Sự nghiệp chính trị của ông Abe

Ông Abe đã từng giữ chức Thủ tướng hai lần, và là Thủ tướng Nhật Bản tại vị lâu nhất. Ông được biết đến là một nhân vật chính trị bảo thủ, và là Thủ tướng Nhật Bản thân thiện nhất với Đài Loan. Mối quan hệ giữa Thủ tướng Nhật Bản Abe và Tổng thống Trump cũng khá tốt. Thái độ cứng rắn của ông đối với ĐCSTQ, và sự ủng hộ mạnh mẽ của ông đối với Đài Loan, đã mang lại cho ông Abe nhiều người hâm mộ và ủng hộ quốc tế.

Tuy nhiên, sau khi ông Abe bị bắn, trên Internet Trung Quốc đã có những tiếng hò reo, và những ‘tiểu phấn hồng’ dường như đột nhiên tìm được cớ để xả, chuyển tất cả sự ngược đãi và buồn bực mà họ đã phải chịu đựng trong đợt đại dịch 2-3 năm qua thành lòng căm thù đối với Nhật Bản.

Phải nói rằng, ĐCSTQ rất giỏi thao túng dư luận thông qua đội quân 50 xu, chia rẽ mâu thuẫn, và biến sự bất mãn của người dân đối với chính quyền ĐCSTQ thành lòng yêu nước và căm thù Nhật.

Những người này hồ đồ và mất đi phán đoán bình thường, thật ra ‘tiểu phấn hồng’ cũng không biết, đó là ông Abe là Thủ tướng Nhật Bản thân thiện nhất với Trung Quốc và Nga. Trong nhiệm kỳ Thủ tướng Nhật Bản của ông, là thời kỳ mối quan hệ Trung - Nhật tốt nhất từ ​​trước tới nay. Sự thân thiện của ông Abe đối với Nga cũng thế. Trong khi cả thế giới lên án Nga và ủng hộ Ukraine, ông từng bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn với The Economist rằng, Tổng thống Ukraine Zelensky phải chịu trách nhiệm về ngôn luận đối với cuộc chiến.

Với tư cách là người đứng đầu một quốc gia, trong bối cảnh thế giới nổi lên ‘sự đúng đắn về chính trị’ như hiện nay, những nhận xét của ông Abe cũng cho thấy, ông là người có quan điểm riêng về chính trị, và dám đi đầu trên thế giới. Điều này đã được thể hiện khi ông là thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản thúc đẩy cải cách bất chấp những biến động của thế giới, nhưng đã bị cả nước mắng chửi.

Ông Abe sinh ra trong một gia đình chính trị nổi tiếng, đã từng có 3 thủ tướng, ông ngoại là cựu thủ tướng Nobuyuki Kishi, nhiệm kỳ thứ 56 và 57.

Ông ngoại của ông Abe là cựu thủ tướng Nobuyuki Kishi, nhiệm kỳ thứ 56 và 57 (Ảnh chụp màn hình video). 
Ông ngoại của ông Abe là cựu thủ tướng Nobuyuki Kishi, nhiệm kỳ thứ 56 và 57 (Ảnh chụp màn hình video).

Ông được giới chính trị Nhật Bản gọi là Showa, và là một nhân vật phái diều hâu nổi tiếng của Nhật Bản.

Từ bé ông Abe đã chịu ảnh hưởng từ ông ngoại, và được biết đến như một chính khách trong sạch. Năm đó ông Kishi kiên quyết chống ĐCSTQ. Ông là thủ tướng đầu tiên đến thăm Đài Loan trong nhiệm kỳ của mình kể từ khi Đài Loan và Nhật Bản nối lại quan hệ ngoại giao năm 1952.

Trong thời kỳ này, ông và Tưởng Giới Thạch đã ra tuyên bố chung giữa Nhật Bản và Đài Loan, ủng hộ việc Đài Loan phản công Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản cũng đã nhắm mục tiêu rõ ràng trong điều khoản Đông Á của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ ký ngày 14 tháng 1 năm 1960, giải thích rằng phạm vi của nó bao gồm Đài Loan, thể hiện lập trường bảo vệ Đài Loan.

Năm 1964, Thủ tướng Eisaku Sato, em trai của ông Nobuyuki Kishi, là thủ tướng Nhật Bản cuối cùng đến thăm Đài Loan trong nhiệm kỳ của mình. Ông Abe, người xuất thân từ một gia đình chính trị, có thể hình dung được tầm ảnh hưởng của ông ở Nhật Bản.

Ở tuổi 52, ông Abe trở thành thủ tướng trẻ nhất của Nhật Bản sau Thế chiến thứ II. Với vẻ ngoài trang nghiêm, ông được kỳ vọng sẽ trở thành một nhà lãnh đạo lý tưởng của thời đại mới.

Năm 1972, khi Nhật Bản và Đài Loan cắt đứt quan hệ ngoại giao, giữa hai nước đã xảy ra cái gọi là rạn nứt lịch sử. Sau khi ông Abe lên nắm quyền ông đã nối lại quan hệ hữu hảo với Đài Loan. Sau khi từ chức, ông vẫn là nhân vật tầm cỡ trong Đảng Dân chủ Tự do và đóng vai trò nòng cốt.

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, với tư cách là một nước bại trận, Nhật Bản đã xây dựng một hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình, không cho phép có quân đội, và từ bỏ quyền phát động chiến tranh. Ông Abe đã thúc đẩy việc sửa đổi hiến pháp của Nhật Bản, ủng hộ một chính sách quốc phòng an ninh quốc gia quyết đoán hơn.

Đặc biệt là sau chiến tranh Nga - Ukraina, ông Abe chủ trương Nhật Bản nên có vũ khí hạt nhân, và thậm chí trực tiếp đụng đến vấn đề eo biển Đài Loan, và thúc đẩy Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trở thành một quân đội chính quy.

Hàng không mẫu hạm của Lực lượng Phòng vệ Hải quân Nhật Bản đã biến thành một tàu sân bay thực sự, khiến Nhật Bản hướng tới một quốc gia có khả năng chiến tranh thực sự, để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Abe là thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm đầu tiên từ chức vì lý do mắc bệnh, và ông đã phải chịu áp lực không thể tưởng tượng đằng sau đó (Ảnh chụp màn hình video)
Ông Abe là thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm đầu tiên từ chức vì lý do mắc bệnh, và ông đã phải chịu áp lực không thể tưởng tượng đằng sau đó (Ảnh chụp màn hình video)

Mọi người vẫn nhớ ông Abe là thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm đầu tiên từ chức vì lý do mắc bệnh, và ông đã phải chịu áp lực không thể tưởng tượng đằng sau đó. Trong cuốn sách “Abe đứng dậy, Nhật Bản tái sinh”, do nhà văn Nhật Bản Eitaro Kawakawa viết, có kể lại một câu chuyện: Sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản không thể đối phó với tình hình quốc tế, và đã chao đảo, để tái khởi động đất nước, ông Abe không ngại ngần đã thách thức tất cả những điều cấm kỵ ở Nhật Bản sau Thế chiến thứ II, với ý định lấy sức một người làm rung chuyển cả đất nước.

Tuy nhiên, những thách thức này cũng khiến ông động chạm đến giới truyền thông và giới chính trị, vì vậy cá nhân ông bị những đợt tấn công như bão tố, và thậm chí buộc phải rút lui. Trong trận chiến tiếp theo, ông Abe đang muốn hiện thực hóa ý tưởng tách nền chính trị Nhật Bản khỏi bộ máy quan liêu thời hậu chiến, nhưng ông đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ giới truyền thông và giới chính trị, và cuối cùng đã bị buộc phải từ chức thủ tướng.

Kết quả của việc làm kẻ thù của truyền thông là kinh nghiệm và dũng khí của ông Abe thực sự không được truyền tải một cách chính xác đến người dân. Ngược lại, các thành viên nội các liên tiếp bị đưa tin bê bối, khiến mọi hành động của ông Abe đều bị giới truyền thông chế giễu và chỉ trích mạnh mẽ.

Những bài viết theo kiểu tẩy não của giới truyền thông khiến quan điểm của dư luận về việc ông Abe từ chức cũng đã thay đổi hoàn toàn, họ cho rằng ông chỉ là một chính khách trẻ được nuông chiều, không thể đảm nhiệm trọng trách lớn của một thủ tướng, nên ông sẽ từ bỏ quyền lực.

Đối với ông những lời lẽ này là một sự sỉ nhục không thể hình dung. Sự nghiệp chính trị của ông Abe vào thời điểm này gần như lên đến đỉnh cao, vì vậy nếu vấp ngã, ông sẽ rơi xuống đáy sâu và đen tối hơn.

Bà Akie kết hôn với ông Shinzo Abe vào năm 1987, và trở thành phu nhân thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Nhật Bản (Ảnh chụp màn hình video)
Bà Akie kết hôn với ông Shinzo Abe vào năm 1987, và trở thành phu nhân thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Nhật Bản (Ảnh chụp màn hình video)

Vợ của ông Abe, là bà Akie, sinh năm 1962. Bà là con gái của gia tộc sản xuất bánh kẹo Morinaga của Nhật Bản. Bà kết hôn với ông Shinzo Abe vào năm 1987, và trở thành phu nhân thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Nhật Bản. Bà thẳng thắn tiết lộ: “Kể từ khi Đảng Dân chủ tự do thất bại trong cuộc bầu cử Thượng viện, dần dần ông Abe trở nên khó ngủ và kém ăn, dẫn đến sức khỏe kém đi, thêm vào đó, ông còn bị ung thư đại trực tràng nặng vào thời điểm đó, thể trạng ngày càng giảm sút”.

Tuy nhiên, bản thân ông không muốn từ chức với lý do sức khỏe. Bởi vì tổng thống là tổng tư lệnh tối cao của lực lượng dân quân tự vệ, vốn đang tại chức, phải nhập viện với lý do sức khỏe, là hoàn cảnh ông không mong muốn, và kết quả là vẫn bị hiểu nhầm.

Bà Akie cho biết, sau cuộc họp báo từ chức, bà đã đưa Thủ tướng Abe đến bệnh viện nhập viện, ông bắt đầu chuyển ra khỏi dinh Thủ tướng và rời đi trước sự chứng kiến ​​của giới truyền thông. Ông Abe không muốn nhìn thấy bất kỳ ai trong bệnh viện, kể cả vợ mình.

Bà Akie lặng lẽ rời khỏi dinh thự, khi bà trở lại bệnh viện chỉ có hai người, bà không thể khóc trước mặt chồng, và tất nhiên ở dinh phủ càng không muốn bị nhìn thấy rơi nước mắt. Bà chỉ khóc khi trên xe đi.

Sau khi ông Abe từ chức, vài tháng sau, sức khỏe của ông đã dần hồi phục, nên ông dần dần bắt đầu các hoạt động của mình.

Một ngày nọ, khi ông đang chờ lên tàu Shinkansen ở ga Tokyo, thì đột nhiên nghe có giọng lăng mạ: “Là Abe ư, làm sao còn dám lộ mặt ra? Tránh ra sang một bên”.

Khi đi máy bay, có ai đó cố tình nói những lời ác ý, lớn tiếng để mọi người nghe thấy: “Tiếp viên, Abe đang ngồi đó à, tôi ghét phải ngồi cùng hàng ghế với ông ta. Xin hãy giúp tôi đổi chỗ”.

Từng câu từng chữ đều đâm sâu vào trái tim Abe. Thư ký trẻ của ông, Ryuichiro Demura, kể lại rằng, trong những ngày đó, ông Abe đầy cảm giác tuyệt vọng và cô đơn như thể ông là người ngoài hành tinh. Thậm chí có những người thấy ông trên phố, một số còn thể hiện sự đối xử vô nhân đạo với ông Abe.

Ông Abe đã chịu đựng tất cả những điều này, và ông có thể nhìn thấy ánh sáng hy vọng trong trái tim mình. Đó là bởi vì khi ông trở lại khu vực bầu cử lần đầu tiên kể từ sau khi từ chức, những người dân kỳ vọng cao nhất đối với ông cũng xấu hổ. Nghĩ đến những người ủng hộ cảm thấy bị ông Abe phản bội, ông Abe trở về quê hương, và biết rằng có thể sẽ bị la mắng, nhưng mọi người tự động xếp hàng, sau đó là những tràng pháo tay cổ vũ nồng nhiệt chào đón ông.

Đây cũng là lần đầu tiên trong lòng Abe cảm thấy có thể sẽ còn cơ hội. Ông liên tục ngẫm lại bản thân, bình tĩnh tìm ra nguyên nhân thất bại và tiếp tục cải thiện. Mặt khác, ông cũng nỗ lực nghiên cứu chính sách hơn trước, chẳng hạn như nghiên cứu các vấn đề thực tế ở Nhật Bản, những gì cần thiết để phá vỡ cảm giác bị cô lập của Nhật Bản, và thảo luận về những thất bại khi ông tiến lên phía trước, các thủ tục thực tế nên được phát triển như thế nào để thoát khỏi bộ máy quan liêu thời hậu chiến?

Phong cách lịch lãm và ôn hoà của ông Abe chắc chắn không phải là sự mềm yếu. Sự ổn định, vui vẻ và uy nghiêm của ông Abe, chính là nhờ ông đã có được sức mạnh to lớn sau khi tái sinh từ đống tro tàn của địa ngục. Ông có sự nhẫn nại lớn hơn những người bình thường. Tin rằng lịch sử sẽ có những đánh giá công bằng về ông.

Minh An
(T/h)



BÀI CHỌN LỌC

Nostradamus tiên tri ông Abe bị ám sát - Sự nghiệp chính trị đầy chông gai