Nữ thi sĩ đời Đường làm thơ về tương tư: Mở đầu đã rung động lòng người

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Mọi người đều nói nước biển rất sâu, nhưng lại chẳng bằng một nửa nỗi niềm tương tư. Rất bộc trực và bình thản, những câu thơ tự nhiên, dường như từ miệng cô gái chịu đầy nỗi khổ tương tư tự nhiên nói ra, ngay lập tức cuốn độc giả vào trong thơ.

Tương tư là chủ đề thường gặp trong thơ ca.

Vương Duy viết:

Nước nam đậu đỏ đâm chồi
Xuân về thắm nở xinh tươi trĩu cành
Chàng ơi hái nhé cho nhanh
Đậu xinh gợi nhớ tình xanh diệu huyền

Ôn Đình Quyên viết:

Lung linh kẹp tóc đậu hồng
Rõ ràng để nhớ! Phải không em à?

Đây đều là những vần thơ hay viết về tương tư, nhưng nữ thi sĩ viết về tương tư lại càng tinh tế và rung động lòng người hơn.

Nữ thi sĩ đời Đường Lý Dã (730-784), tự Quý Lan đã viết một bài thơ như thế, tên là “Tương tư oán”. Vừa mới mở đầu đã khiến người ta rung động. Lý Quý Lan cùng với Tiết Đào, Ngư Huyền Cơ, Lưu Thái Xuân được ca ngợi là “Tứ đại nữ thi sĩ đời Đường”.

Dưới đây là bài thơ "Tương tư oán" của nữ sĩ Lý Dã.

相思怨

人道海水深,不抵相思半。
海水尚有涯,相思渺无畔。
携琴上高楼,楼虚月华满。
弹着相思曲,弦肠一时断。

Tương tư oán

Nhân đạo hải thuỷ thâm,
Bất để tương tư bán.
Hải thuỷ thượng hữu nhai,
Tương tư diểu vô bạn.
Huề cầm thượng cao lâu,
Lâu hư nguyệt hoa mãn.
Đàn trước tương tư khúc,
Huyền trường nhất thì đoạn.

Dịch thơ - Bản dịch của phanlang:

Người cho rằng nước biển sâu
Không bằng một nửa nỗi sầu tương tư
Biển xanh kia vẫn có bờ
Tương tư này chẳng bến bờ, mênh mông
Lên lầu ôm chiếc đàn cầm
Hoa trăng đầy ắp lầu không, vắng người
Nhớ ai gảy khúc tương tư
Dây đàn đứt lúc lòng người nát tan

Lý Dã là nữ thi sĩ đa tài đa nghệ, thơ tình của cô vừa có tâm tình dịu dàng uyển chuyển của nữ tính, vừa tràn đầy trí tuệ của người lịch duyệt sự đời. Bài thơ này như là thơ thương nhớ người yêu, trầm tư nhung nhớ, lại khác lạ.

Lý Quý Lan. (Nguồn: baidu)

Học giả đời Minh là Chung Tinh đánh giá Lý Dã rằng: “Nói thẳng vẫn uyển chuyển, tự nhiên sinh tình, hoàn toàn từ linh tính toát ra”.

“Nói thẳng vẫn uyển chuyển” được thể hiện rõ nét trong bài thơ này. Trong thơ ca xưa, thi nhân thường dùng thủ pháp ‘khởi hứng’ để viết.

Vương Duy viết:

Nước nam đậu đỏ đâm chồi
Xuân về thắm nở xinh tươi trĩu cành

Vương Duy viết về tương tư, trước tiên nó đến đậu dỏ, dùng vật để ‘khởi hứng’, rồi mới nói đến tương tư.

Lý Dã thì dùng nước biển để so sánh với tương tư, vừa bộc trực là vừa sâu xa.

Người cho rằng nước biển sâu
Không bằng một nửa nỗi sầu tương tư
Biển xanh kia vẫn có bờ
Tương tư này chẳng bến bờ, mênh mông

Mọi người đều nói nước biển rất sâu, nhưng lại chẳng bằng một nửa nỗi niềm tương tư.

Rất bộc trực và bình thản, những câu thơ tự nhiên, dường như từ miệng cô gái chịu đầy nỗi khổ tương tư tự nhiên nói ra, ngay lập tức cuốn độc giả vào trong thơ. Dùng cái sâu của biển để ví von với tương tư, vừa cụ thể, lại hình tượng, nhưng vẫn nói chưa bằng một nửa, có thể thấy tương tư sâu nhường nào.

Bốn câu cuối giải thích tại sao biển sâu mà vẫn chưa bằng một nửa nỗi lòng tương tư. Bởi biển dẫu có sâu hơn nữa, rộng hơn nữa, thì vẫn còn có bờ, mà nỗi niềm tương tư mênh mông vô biên vô tế.

Lời giải thích rất hình tượng, lại rất hợp tình hợp lý. Trước tiên tả nước biển sâu, sau đó so sánh với cái tình của mình, từ đó làm nổi bật mối tình sâu đậm của mình với người yêu một cách hình tượng, lại tôn lên tình yêu sâu sắc của 2 người.

Rất nhiều người kinh ngạc và yêu thích 4 câu mở đầu, bộc trực và tự nhiên, tình sâu vạn trượng.

Lên lầu ôm chiếc đàn cầm
Hoa trăng đầy ắp lầu không, vắng người
Nhớ ai gảy khúc tương tư
Dây đàn đứt lúc lòng người nát tan

Người con gái chịu đầy nỗi khổ tương tư biết làm thế nào đây?

Trong đêm trăng sáng đẹp như thế này, niềm tương tư không thể nào nguôi ngoai được. Cô gái ôm đàn lên lầu gảy đàn, chơi một khúc tình ái tương tư, mượn đàn giải sầu.

Thế nhưng, người đi lầu trống vắng, có có bóng trăng lẻ loi. Lầu trống vắng, trăng lạnh lẽo. Lúc này, cảnh này, càng khiến người ta cảm thấy lẻ loi, thê lương, lạnh lẽo.

Vì thế, khi đang gảy khúc tương tư, khúc nhạc chưa hết, mà ruột như đứt ra từng khúc.

Lời thơ đến đây cũng chợt ngừng. Đẩy lời thơ lên cao trào, để độc giả có không gian tưởng tượng cực lớn, nỗi khổ tương tư của người cô phụ, khiến người ta cảm thông, tình cảm của người cô phụ khiến người ta cảm thán.

Lý Quý Lan. (nguồn: Baidu)

Từ xưa đến nay, thơ ca tương tư rất nhiều, trong đó, rất nhiều nam thi sĩ cũng viết thơ tương tư. Tuy nhiên, thơ phẩm tương tư của nữ thi sĩ dường như tinh tế và cảm động lòng người hơn.

Lý Dã viết:

Người cho rằng nước biển sâu
Không bằng một nửa nỗi sầu tương tư
Biển xanh kia vẫn có bờ
Tương tư này chẳng bến bờ, mênh mông

Những câu thơ rất thẳng thắn giản dị, bộc trực, tự nhiên, lại sâu sắc cảm động lòng người.

Ngư Huyền Cơ viết:

Nhớ chàng lòng tựa nước sông,
Tây Giang chảy mãi về đông đêm ngày.

Câu thơ dùng hình ảnh nước sông vĩnh viễn ngày đêm không ngừng chảy để ví với niềm tương tư mãi mãi không ngừng nghỉ.

Lý Thanh Chiếu viết:

Tương tư một mối đeo sầu đôi nơi.
Tình này chẳng thể khuây nguôi,
Vừa nơi khóe mắt đã nơi đáy lòng.

Niềm tương tư bao trùm, không thể nào nguôi ngoai được, muốn trốn tránh cũng không thể nào tránh nổi.

Tương tư dưới ngòi bút của các nữ thi sĩ đa phần đều là đi vào chỗ tinh tế, toát lên sự cảm thụ chân thực nhất, trong đó rất nhiều cảm thụ đến từ cảm thụ chân thực và kinh nghiệm cuộc sống, do đó dễ cảm động lòng người.

Hoàng Mai
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Nữ thi sĩ đời Đường làm thơ về tương tư: Mở đầu đã rung động lòng người