Ôn dịch đến vô tung đi vô ảnh, sách sử ghi chép có nguyên nhân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ôn dịch hầu như đều là đột nhiên đến, lại đột nhiên kết thúc. Tuy nhiên, ở một số trường hợp trong sách sử, người ta phát hiện rằng, ôn dịch thần bí khó lường, lại không phải vô duyên vô cớ đến, cũng không phải vô duyên vô cớ rời đi.

Cái chết của một danh tướng thời nhà Hán

Vào năm 89 trước Công nguyên, vùng phía Bắc Hung Nô đột nhiên trên trời rơi xuống dị tượng. Đầu tiên là mưa và tuyết liên tục trong mấy tháng liền, sau đó dịch bệnh hoành hành, người và súc vật đều chết, ruộng đồng không thể thu hoạch. Sách sử "Hán thư - Hung Nô truyện" ghi chép tình hình lúc ấy rằng: "Vào năm 89 trước công nguyên, vùng phía Bắc Hung Nô mưa tuyết mấy tháng, gia súc chết, người dân bị dịch bệnh, mùa màng thất bát". Tuy nhiên, trận thiên tai và ôn dịch này là xuất hiện sau khi đại tướng trứ danh thời Tây Hán Lý Quảng Lợi qua đời. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến đại họa này của Hung Nô.

Lý Quảng Lợi là đại tướng được Hán Vũ Đế nể trọng, từng được Hán Vũ Đế phong làm "Nhị Sư tướng quân", dẫn mấy vạn binh tiến đánh thành Nhị Sư, giành được ngựa Hãn Huyết. Về sau đã đánh chiếm được thành Đại Uyển, lập công rất lớn. Lý Quảng Lợi tấn công thành Đại Uyển, trên đường đi ngang qua Sa Châu, Đôn Hoàng, người kiệt sức, ngựa hết hơi, không có nước uống. Nhị Sư tướng quân lấy tay vỗ đá, nhìn lên thệ ước với Trời, lại rút bảo kiếm ra đâm vào thân núi, ở giữa núi đá lập tức có một dòng nước suối phun ra ngoài, giải cứu ba quân đang khát khô. Đây chính là truyền thuyết "Suối Kiếm" nổi tiếng.

Về sau, vì liên quan đến sự kiện "Họa đồng cốt" (vu cổ chi họa), Lý Quảng Lợi chạy trốn tới Hung Nô, sau đó được Đinh Linh Vương của Hung Nô là Vệ Luật tiến cử. Bởi vì Lý Quảng Lợi thanh danh hiển hách, Thiền Vu Hồ Lộc Cô gả con gái cho ông. Trong chốc lát, Lý Quảng Lợi nhanh chóng được Thiền Vu trọng dụng, địa vị vượt qua cả sủng thần Vệ Luật. Vì vậy, Vệ Luật sinh lòng ghen tị với Lý Quảng Lợi, nghĩ ra độc kế, mua chuộc vu sư (thầy phù thủy) hãm hại Lý Quảng Lợi. Vừa hay mẹ của Thiền Vu Hồ Lộc Cô sinh bệnh, vu sư nói trước mặt Thiền Vu rằng, là bởi vì lão Thiền Vu khi qua đời từng thề muốn bắt sống Lý Quảng Lợi, bây giờ Lý Quảng Lợi lại nhận được đãi ngộ trước nay chưa từng, cho nên lão Thiền Vu nổi giận, mẹ của Thiền Vu Hồ Lộc Cô chịu liên luỵ mà nhiễm bệnh.

Thiền Vu Hồ Lộc Cô tin vào sàm ngôn của vu sư, lập tức trở mặt, cho bắt Lý Quảng Lợi và giết chết. Theo sách sử ghi chép, Lý Quảng Lợi lúc sắp chết đã thề rằng: "Ta chết ắt sẽ diệt Hung Nô!". Quả nhiên, sau khi ông bị giết không lâu, cả vùng đất Hung Nô đột nhiên xuất hiện một trận đại ôn dịch, người và gia súc tử vong vô số, lương thực không có để thu hoạch. Thiền Vu Hồ Lộc Cô sợ hãi, vội vàng xây điện thờ Nhị Sư tướng quân, ôn dịch hoành hành suốt mấy tháng, sau đó đột nhiên biến mất.

Thôn dân tích đức hành thiện tránh khỏi dịch bệnh

Trong "Duyệt vi thảo đường bút ký" của Đại học sĩ Kỷ Hiểu Lam đời nhà Thanh có ghi chép một câu chuyện thoát khỏi ôn dịch.

Theo cha vợ của Kỷ Hiểu Lam kế lại: Làng Nam, huyện Đông Quang (nay là một vùng Thương Châu, Hà Bắc) có một người họ Liêu, muốn xây dựng một khu "nghĩa trang" để an táng những thi thể vô chủ. Thế là ông bắt đầu quyên tiền, các thôn dân cảm thấy đây là việc thiện, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành việc này. Chuyện này đã trôi qua hơn 30 năm.

Vào năm Ung Chính thứ nhất, huyện Đông Quang đột nhiên bùng phát đại ôn dịch. Họ Liêu mộng thấy có hơn một trăm người đứng trước cửa nhà ông, một người trong đó tiến đến nói với ông: "Dịch quỷ sắp đến rồi, xin ngài làm cho chúng tôi mười mấy cán lá cờ giấy, hơn một trăm con dao gỗ dùng giấy bạc dán lại, làm xong thì châm lửa đốt. Chúng tôi muốn quyết tử với dịch quỷ một phen, để báo đáp công ơn thôn dân đã xây nghĩa trang".

Họ Liêu trời sinh tính thiện lương, thường hay làm việc thiện, mau chóng dựa theo lời nói trong mộng kia mà đi làm. Vài ngày sau, vào ban đêm, mọi người nghe thấy xung quanh làng có tiếng hô hoán và đao kiếm đấu nhau, mãi cho đến hừng đông mới dừng lại. Kết quả, toàn thôn trong trận ôn dịch hoành hành lần này, không một người nào bị lây nhiễm.

Lý Tuệ
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Ôn dịch đến vô tung đi vô ảnh, sách sử ghi chép có nguyên nhân