Phật chỉ độ người hữu duyên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhân sinh tại thế, vạn sự trên đời đều không gì nằm ngoài chữ Duyên. Nói theo cách của người tu luyện thì Phật gia độ người hữu duyên, còn Đạo gia thì chủ trương "thầy tìm đồ đệ", ấy cũng là bởi một chữ duyên mà định...

Có thể ngày nay khi nhắc đến Thần Phật sẽ có không ít người trong chúng ta luôn hoài nghi, liệu có hay không sự hiện hữu của thế giới bên kia, thiên đường địa ngục? Thực ra dưới con mắt người tu đạo thì Thần Phật luôn hiện hữu quanh ta, không đâu không có. Chả thế mà nhà Phật có câu: “Trên đầu ba thước có Thần minh" đó sao?

Có thể khi đọc đến đây sẽ có người hỏi: Nếu Thần Phật nhiều thế vì sao lại không cứu độ con người?”. Ấy là bởi nhân duyên tạo định, cửa Phật là cửa từ bi, luôn rộng mở đón chúng ta vào. Tuy nhiên vào được hay không ấy lại là phụ thuộc vào sự giác ngộ của mỗi người, hay nói cách khác nó phụ thuộc vào duyên. Những câu chuyện sau đây được ghi chép lại từ thời cổ có thể là một tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm đến đề tài này.

Bức thư của diêm vương

Chuyện kể rằng xưa kia có một lão nhân, sau khi chết xuống âm phủ gặp Diêm vương, lão nhân trách Diêm vương vì sao không viết thư báo cho ông biết trước cái chết của mình, giờ đột nhiên bắt ông chết, khiến ông không kịp chuẩn bị.

Nghe lời trách của ông, Diêm Vương đáp: Khi mắt nhà ngươi mờ hơn trước, là ta đã gửi bức thư đầu tiên cho ngươi; khi tai nhà ngươi lãng, là ta đã gửi bức thư thứ hai cho ngươi; khi chiếc răng đầu tiên của nhà ngươi rụng, là ta đã gửi bức thư thứ ba cho ngươi. Thân thể ngươi ngày càng suy nhược, ngươi không biết ta đã viết bao nhiêu bức thư báo cho ngươi à? Chỉ trách ngươi chấp mê bất ngộ, không dụng tâm chú ý đến bản thân mình. Giờ sao lại nói ta không viết bức thư nào cho ngươi?

Ngươi không biết ta đã viết bao nhiêu bức thư báo cho ngươi à? Chỉ trách ngươi chấp mê bất ngộ, không dụng tâm chú ý đến bản thân mình.
Ngươi không biết ta đã viết bao nhiêu bức thư báo cho ngươi à? Chỉ trách ngươi chấp mê bất ngộ, không dụng tâm chú ý đến bản thân mình. (Ảnh: ntdtv.com)

Đứng gần đó có một thanh niên cũng vừa mới qua đời, chứng kiến câu chuyện giữa lão nhân và Diêm vương, anh ta bèn than vãn: “Mắt tôi còn sáng, tai tôi còn thính, răng tôi còn chắc. Tóm lại, thân thể rất là cường tráng nhưng Diêm vương lại gọi tôi xuống đây, cớ sao không viết trước một bức thư báo cho tôi biết?

Diêm vương đáp: “Ta đã từng viết thư cho ngươi, chỉ là người không để ý. Đó là khi hàng xóm phía Đông của ngươi, có người ba mươi, bốn mươi tuổi đã chết; hàng xóm phía Tây của ngươi, có người mười, hai mươi tuổi đã chết; với lại, còn có đứa trẻ một tuổi hoặc con nít mới sinh đã chết, đây đều là ta viết thư cho ngươi đó!

Nhân sinh tại thế, phàm khi chúng ta thấy những điều bất hạnh quanh mình, đó đều là Thần đang nhắc nhở con người: cần lấy đó làm bài học, nếu làm điều sai trái ắt sẽ tự chuốc vạ vào thân, để từ đó khiến ta quy chính bản thân, theo thiện bỏ ác. Còn nếu như thấy nhiều người tốt việc tốt, thì đó là Thần đang khuyến khích: phải học hỏi người ta, lấy hiền làm thầy, lấy thiện làm vui, việc ở tại người, hãy thanh tỉnh khi còn có thể.

Quay trở lại vấn đề về sự tồn tại của Thần Phật, ngay trong bộ chính sử của Việt Nam: “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng ghi nhận thần thông của nhiều vị thiền sư. Chẳng hạn trong kỷ yếu thời vua Trần Anh Tông, năm 1312 có chép về sư Du Chi Bà Lam: “Sư đã sang ta vào thời Nhân Tông, vẻ người già nua, tự nói là 300 tuổi, có thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt nước, lại có thể thu cả ngũ tạng lên ngực, làm cho trong bụng lép kẹp, chỉ còn da bụng và xương sống thôi”.

Hoặc truyền thuyết về sư Nguyễn Minh Không dùng pháp thuật thần thông sang nước Tống xin đồng về đúc An Nam tứ khí. Nhà sư chỉ mang theo một cái đãy mà vào kho đồng triều Tống lấy hết đồng bỏ vào vẫn chưa đầy. Sau đó ngài quẩy lên vai gánh về, qua sông thì ngả nón làm phép mà vượt các sông lớn nhỏ để về nước. Những câu chuyện linh dị đó đến ngày nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian và cả trong các sách vở của nhà thiền nước ta.

Trong sách Xứ Phật huyền bí (nguyên tác là tự truyện của đạo sư Yogananda, Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nxb Văn hóa thông tin ấn hành), đạo sư Yogananda nói rằng: khi một vị chân sư đã thực sự chứng ngộ, người tự nhiên có được những năng lực mầu nhiệm như biết được quá khứ, nhìn thấy trước tương lai, chữa khỏi bệnh tật cho người khác, hoặc có thể thực hiện được những điều mà người đời tưởng như không thể nào làm được.

Khi một vị chân sư đã thực sự chứng ngộ, người tự nhiên có được những năng lực mầu nhiệm như biết được quá khứ, nhìn thấy trước tương lai, chữa khỏi bệnh tật cho người khác, hoặc có thể thực hiện được những điều mà người đời tưởng như không thể nào làm được.
Khi một vị chân sư đã thực sự chứng ngộ, người tự nhiên có được những năng lực mầu nhiệm, có thể thực hiện được những điều mà người đời tưởng như không thể nào làm được. (Ảnh: Epoch Times)

Câu chuyện về Thích Huyền Bồ được trích trong 'Tiên lục Tập' trong bộ 'Dung Thành'

Chuyện kể rằng khi Thích Huyền Bồ lên 3 tuổi từng mắc trọng bệnh mà qua đời, đương thời cha mẹ bà vì quá đau lòng mà ôm con khóc cạn cả nước mắt. Vừa hay lúc đó có một vị đạo sĩ đi đến trước cổng nói vọng vào: “Đứa trẻ này có thể cứu sống". Cha mẹ của bà nghe vậy liền ôm bà chạy ra cho đạo sĩ xem, vị đạo sĩ nói: “Đứa trẻ này tương lai nhất định sẽ làm Thần tiên. Vừa rồi chỉ là hơi thở không thuận mà ngất đi". Nói xong vị đạo sĩ từ trong tay áo lấy ra một tờ hắc phù rồi cứu bà. Lúc sau bà tỉnh dậy, cha mẹ bà đều vái tạ vị đạo sĩ, vị đạo sĩ đáp: “ta là Bắc Nhạc Chân Quân, đứa gái nhỏ này có thể đổi tên thành Huyền Phù, sau này sẽ đắc đạo thành Tiên". Nói rồi liền không thấy đâu nữa.

Và cũng từ đó về sau, cha mẹ bà liền đổi tên bà thành Huyền Bồ, sau này lớn lên bà được gả cho Bình Dân làm thê tử. Sau khi được gả cho nhà Bình Dân, mặc dù bà tận tâm phụng dưỡng cha mẹ chồng nhưng lại bị cha mẹ chồng đối xử hết sức hà khắc. Bà thường nói với mấy người bạn cùng trang lứa rằng: “Ta được thân người, sinh tại Trung Thổ, tiếc rằng thân lại làm nữ nhi, đây chính là điều đáng tiếc! Cha mẹ ta chết sớm, chỉ có cha mẹ chồng là trưởng tôn, tuy họ hà khắc đánh đập nhưng ta cũng chẳng có gì oán hận".

Thời gian thấm thoát qua đi, bỗng một ngày xuất hiện một vị Thần tiên đến nhà Huyền Bồ, đưa cho bà một ít linh dược. Không biết bà đã tu theo đạo gì, giữa buổi trưa ngày mùng 10 tháng 8 năm Bính Tý bà bạch nhật phi thăng (Giữa ban ngày bay về trời).

Bạch nhật phi thăng chính là một hình thức viên mãn trong giới tu luyện. Ảnh: Tranh vẽ xưa của Trung Quốc khung cảnh bạch nhật phi thăng.
Bạch nhật phi thăng chính là một hình thức viên mãn trong giới tu luyện. Ảnh: Tranh vẽ xưa của Trung Quốc khung cảnh bạch nhật phi thăng. (Ảnh miền công cộng)

Bạch nhật phi thăng chính là một hình thức viên mãn trong giới tu luyện. Lúc bay về trời có hạc tiên, rồng thần, xe ngựa đến đón, là một cung cảnh vô cùng mỹ diệu và thù thắng khó mà diễn tả.

Vậy nên đời người chính là chuỗi dài lựa chọn lựa chọn đúng sai, lựa chọn thiện ác đôi đường. Người thiện lương ắt được trời cao mở lối, kẻ chân thành ắt được Thần Phật khai đường. Phật cứu ai, điều ấy không phụ thuộc vào sự phân biệt lựa chọn mà là tùy thuộc vào tâm cảnh của mỗi người….

Minh Vũ



BÀI CHỌN LỌC

Phật chỉ độ người hữu duyên