Phát hiện khảo cổ mới ở Tam Tinh Đôi lật ngược thuyết tiến hóa, vô Thần luận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, sau khi thêm nhiều văn vật được khai quật tại di chỉ văn hóa Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên, một lần nữa lại thu hút sự chú ý của mọi người. Các văn vật đặc biệt khác nhau liên tiếp được phát hiện ở Tam Tinh Đôi đã làm cho những chuyện Thần thoại trong quá khứ trở nên càng chân thực hơn và khiến mọi người phải nhìn lại quá trình lịch sử nhân loại.

Hiện tượng mới kỳ lạ của Tam Tinh Đôi đã một lần nữa khẳng định rằng sự hiểu biết của nhân loại về thế giới vẫn còn rất hạn chế và một số lý luận hoặc quan niệm hiện có thực sự đang cản trở con người lý giải rõ hơn chân lý và sự thật. Chỉ có phá vỡ quan niệm ban đầu, nhận thức về thế giới mới có thể tiếp cận gần hơn với chân lý.

Di chỉ văn hóa Tam Tinh Đôi không phải mới được phát hiện

Di chỉ Tam Tinh Đôi được phát hiện nằm ở bờ nam sông Áp Tử, phía tây bắc thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên. Do 3 gò đất nối đỉnh nhấp nhô nối với nhau nên nơi này được đặt tên là Tam Tinh Đôi, nhưng nó không nhất thiết thực sự đại diện cho tên gọi của nền văn hóa. Nó còn có tên gọi là văn hóa Thục cổ đại, nhưng cũng chỉ có thể coi là cách gọi một phân loại khảo cổ học chung chung. Người ta vẫn chưa thể khẳng định được tên tuổi và nguồn gốc thực sự của nền văn hóa này.

Tam Tinh Đôi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1929. Năm 1934 đã khai quật được hơn 600 di tích văn hóa và vào năm 1986 khai quật được 6.095 di tích, đã phát hiện các tượng lớn bằng đồng, cây thiêng bằng đồng, tượng Thần bằng đồng, mặt nạ vàng, trượng vàng, và một số lượng lớn ngọc bích và ngà voi. Chúng rất khác với văn hóa Trung Quốc 5.000 năm mà con người ngày nay biết đến. Điều này đã gây chấn động thế giới. Sau đó, các nhà khảo cổ tiếp tục khai quật tại di chỉ Tam Tinh Đôi và khai quật được nhiều văn vật khác nhau.

Đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là hầu hết người Trung Quốc, họ có lẽ chỉ mới được biết về sự tồn tại của văn hóa Tam Tinh Đôi, chủ yếu là do kênh CCTV của chính quyền Trung Quốc bất ngờ phát sóng các hoạt động khai quật khảo cổ của di chỉ Tam Tinh Đôi trong 4 ngày liên tiếp, Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo... cũng lần lượt đưa tin. Hiện tượng đặc biệt về lượng lớn các di tích văn vật ở Tam Tinh Đôi đã được phát hiện cách đây ít nhất 35 năm, nhưng các cơ quan tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kiểm soát các kênh thông tin chính, và nhiều người cho đến tận ngày nay mới được biết.

Các di tích văn vật Tam Tinh Đôi ít nhất đã tấn công tới chủ nghĩa vô Thần được ĐCSTQ sùng bái và thuyết tiến hóa do chủ nghĩa Marx ủng hộ, và ĐCSTQ đã cố tình không truyền bá những thông tin như vậy.

Ngày 28 tháng 9 năm 2020, chủ đề của cuộc nghiên cứu tập thể sau cuộc họp của Bộ Chính trị ĐCSTQ là khảo cổ học. Ông Tập Cận Bình cũng có bài phát biểu dài về "tự tin lịch sử", "tự tin văn minh" và "lực ngưng tụ dân tộc". Lúc đó, các chuyên gia cho rằng “từ xưa đến nay, văn minh Trung Hoa và các nền văn minh khác trên thế giới tuy ở những không gian khác nhau, nhưng chúng luôn có thể gặp gỡ và hòa quyện trên cùng một trục thời gian”.

Ngày nay, ĐCSTQ đang lâm vào cảnh khó khăn cả trong lẫn ngoài và đang làm mọi cách có thể để kích động chủ nghĩa dân tộc nhằm dịch chuyển sự chú ý. Việc truyền thông của ĐCSTQ đột nhiên bắt đầu quảng bá văn hóa Tam Tinh Đôi, cũng có thể là một phần của cái gọi là “tự tin lịch sử "của các nhà lãnh đạo cao nhất ĐCSTQ. Tuy nhiên, nền văn hóa Tam Tinh Đôi thực sự đã lật đổ sự hiểu biết ban đầu của người Trung Quốc về 5.000 năm văn hóa Trung Quốc.

2005年4月13日,考古人員正在復原從三星堆遺址挖掘出來的青銅造像,與中國傳統歷史的印記完全不同。(China Photos/Getty Images)
Vào ngày 13 tháng 4 năm 2005, các nhà khảo cổ học đang phục chế những bức tượng đồng khai quật từ di chỉ Tam Tinh Đôi, chúng hoàn toàn khác với những ấn ký của lịch sử truyền thống Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)

Một nền văn minh khác trên đất Trung Quốc

Theo quan niệm ban đầu của mọi người, văn hóa Trung Quốc có nguồn gốc từ lưu vực Lưỡng Hà, hoặc khu vực Trung Nguyên. Văn hóa Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên hiển nhiên không nằm trong danh sách này. Những di tích văn hóa được khai quật ở Tam Tinh Đôi khác xa với dấu ấn văn hóa ban đầu trong tâm trí người Trung Quốc. Diện mạo của rất nhiều tượng đồng hoàn toàn không mang đặc điểm của người Trung Quốc mà giống với hình tượng của các quốc gia hay dân tộc ở Tây Á, Ai Cập cổ đại, châu Âu... nên một số người suy đoán rằng văn hóa Tam Tinh Đôi được truyền tới từ các quốc gia khác, thậm chí liên quan tới nền văn hóa Maya của Nam Mỹ.

Theo các dự đoán khác nhau từ cộng đồng khảo cổ, nền văn hóa Tam Tinh Đôi xuất hiện cách đây khoảng 5.000 đến 3.000 năm trước, tức là thời Hạ và Thương trong sách lịch sử, thời điểm mà nền văn minh Trung Hoa vốn được xem như vừa mới nổi lên. Còn trước đó thì chính là cái gọi là thời đại mới và đồ đá cũ. Tuy nhiên, ít nhất ở khu vực Tam Tinh Đôi của Tứ Xuyên, đã có một nền văn minh và trình độ công nghệ tuyệt vời.

Mặc dù văn hóa Tam Tinh Đôi khác với văn hóa Trung Nguyên nhưng nó đã xuất hiện trên đất Trung Quốc, thậm chí còn sớm hơn văn hóa Trung Nguyên. Nếu nền văn minh này thực sự được sinh ra ở nơi này, chứ không phải được truyền từ các khu vực khác, chẳng phải lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc sẽ cần được viết lại hoàn toàn sao?

Nếu nền văn minh này đến từ các quốc gia khác, nó cũng đánh dấu trình độ văn minh tiên tiến của các quốc gia khác và phương tiện giao thông tiên tiến lúc bấy giờ. Có lẽ khó có thể đạt được sự di cư văn minh tương tự nếu chỉ dựa vào xe ngựa hay thuyền cổ đại. Một lượng lớn ngà voi đã được khai quật ở Tam Tinh Đôi, nếu nền văn minh này có thể vượt xa ngàn trùng tới vùng đất Thục thì tại sao không truyền đến Trung Nguyên mà lại dừng chân ở thung lũng Tứ Xuyên.

Sự biến mất hoàn toàn của một nền văn minh phát triển như vậy cũng là một bí ẩn. Nếu khoảng thời gian từ 5.000 đến 3.000 năm trước được các nhà khảo cổ học dự đoán không chênh lệch mấy, thì vào thời Tam Quốc 2000 năm trước, khi Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị chinh phục đất Thục, rõ ràng là nền văn minh Tam Tinh Đôi đã không còn tồn tại. Khi Gia Cát Lượng ra khỏi Kỳ Sơn, mỗi lần dùng binh đều bị hạn chế bởi việc vận chuyển lương thảo, cuối cùng trâu gỗ ngựa gỗ cũng không thực sự giải quyết được vấn đề. Nếu nền văn minh Tam Tinh Đôi được du nhập từ nơi khác, ít nhất các phương tiện giao thông phát triển vào thời điểm đó và bản thân nền văn minh này đã biến mất không dấu vết và không thể được kế thừa.

Dù nền văn hóa Tam Tinh Đôi xuất phát từ đâu, lịch sử văn minh của Trung Hoa đều được đề cập tới từ trước. Kế thừa 5.000 năm của Trung Quốc chủ yếu là văn hóa Trung Nguyên. Mặc dù có sự giao lưu rộng rãi của nhiều nhóm dân tộc khác nhau, văn hóa Trung Nguyên chắc chắn có ảnh hưởng độc quyền và thực sự đã lan rộng ra toàn bộ khu vực Đông Á. Vì vào thời điểm đó nền văn hóa Tam Tinh Đôi đang ở trong giai đoạn phát triển, tại sao nó lại đột ngột kết thúc? Rốt cục điều gì đã xảy ra?

Nền văn minh nhân loại có thực sự bắt nguồn từ người vượn?

Sự tồn tại và biến mất đột ngột của nền văn hóa Tam Tinh Đôi ít nhất một lần nữa khẳng định sự tồn tại của nền văn minh tiền sử. Cái gọi là thời đại mới và thời đại đồ đá cũ trong sách giáo khoa có thể chỉ là trạng thái sau khi hầu hết các nền văn minh bị diệt vong. Con người không phải là quá trình tiến hóa từ vượn thành người như Darwin đưa ra, càng không phải là quá trình chuyển đổi lâu dài của cá lên bờ, rồi leo lên cây và lại xuống đất.

Không riêng gì văn hóa Tam Tinh Đôi, văn hóa Maya ở Nam Mỹ đã được xác nhận trước đó và người ta suy đoán rằng nó đã tồn tại ít nhất khoảng 4.000 năm trước. Các kim tự tháp và tượng nhân sư của Ai Cập cổ đại cũng được ước tính đã xuất hiện cách đây khoảng 4.500 năm. Thành phố Babylon khổng lồ ở Iraq cũng tồn tại cách đây khoảng 4.000 năm. Các nhóm cự thạch ở Anh được xác nhận là đã được xây dựng cách đây 4.000 năm. Những dữ kiện lịch sử này và văn hóa Tam Tinh Đôi chỉ rõ hơn rằng nền văn minh tiền sử không phải là sự tiến hóa của loài vượn, mà là một thời kỳ văn minh cao độ đã tồn tại từ rất lâu đời.

Lục địa Atlantis, nơi chỉ được lưu lại qua các ghi chép lại, ước đoán có lẽ đã bị hồng thủy nhấn chìm cách đây 10.000 năm, nhưng không có bằng chứng chắc chắn nào được tìm thấy cho đến nay. Năm 1972, một nhà máy của Pháp đã phát hiện ra quặng uranium nhập khẩu từ Cộng hòa Gabon ở Châu Phi đã được tinh luyện, sau đó, các chuyên gia đã phát hiện ra một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ dưới lòng đất ở khu vực khai thác của Gabon. Nó được xác định là được xây dựng cách đây 2 tỷ năm, kết cấu rất hợp lý và thời gian hoạt động dài tới 500.000 năm. Những bức tranh tường liên tiếp xuất hiện trên khắp thế giới cũng đang cho mọi người thấy rằng nền văn minh nhân loại đã trải qua nhiều chìm nổi, lũ lụt, vận động vỏ trái đất và thậm chí cả những vụ va chạm hành tinh được cho là đã phá hủy những nền văn minh này nhiều lần ở nhiều nơi khác nhau..

Di chỉ Tam Tinh Đôi có thể được coi là một ví dụ tương đối mới trong đó. Mặc dù các nhà khảo cổ có thể vẫn còn xa mới nhìn thấy toàn bộ bức tranh, nhưng họ đã lật đổ quan niệm của hầu hết mọi người và thu hút nhiều sự chú ý. Ngoài ra, các văn vật Tam Tinh Đôi dường như chứng thực cho những câu chuyện được coi là Thần thoại và đã được lưu truyền trong một thời gian dài.

圖為2005年6月16日,四川廣漢市三星堆博物館展出的青銅造像。(China Photos/Getty Images)
Hình ảnh một bức tượng đồng kỳ lạ được trưng bày tại Bảo tàng Tam Tinh Đôi ở Quảng Hán, Tứ Xuyên vào ngày 16 tháng 6 năm 2005. (Ảnh: Getty Images)

Thần thoại có thể ghi chép lại sự thật

Nền văn minh Tam Tinh Đôi đã biến mất và không trở thành nguồn gốc của văn hóa Trung Nguyên. Sự ra đời và phát triển của dân tộc Hoa Hạ dường như không liên quan nhiều đến Tam Tinh Đôi. Tuy nhiên, di chỉ Tam Tinh Đôi lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc ngày nay và cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ đã vội vàng sử dụng nó để nâng cao lòng tự tôn dân tộc và phục vụ cho sự cai trị hiện tại của ĐCSTQ. Kết quả là nó đã thu hút sự chú ý và cũng đã khơi dậy suy nghĩ của mọi người về thuyết vô Thần.

Một số lượng lớn các văn vật được khai quật ở Tam Tinh Đôi được coi là có liên quan đến tôn giáo và tế lễ. Tôn giáo trong văn minh lịch sử có vai trò trọng yếu như vậy, trở thành đối lập rõ ràng với cái mà ĐCSTQ bôi nhọ, phê phán là mê tín. Dù văn minh Trung Nguyên 5.000 năm, tôn giáo có tác dụng ảnh hưởng trong xã hội, tôn Thiên kính Thần từ lâu đã trở thành tín điều của đời sống người dân. Nhưng sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, văn hóa truyền thống đã bị phá hủy và viết lại, bóp méo một cách có hệ thống. Ngày nay, hầu hết người dân Trung Quốc thực sự có hiểu biết hạn chế về văn hóa Trung Quốc. Điều họ thấm nhuần hơn là chủ nghĩa vô Thần của ĐCSTQ và khái niệm về cái gọi là văn hóa phong kiến ​​ngu dốt bị ĐCSTQ bôi nhọ.

Sự tồn tại của nền văn minh Tam Tinh Đôi và việc phát hiện ra các nền văn minh tiền sử trên khắp thế giới đã nhiều lần khẳng định sự kính ngưỡng của con người đối với các vị Thần trong các thời kỳ khác nhau. Các chuyên gia thừa nhận rằng các văn vật Tam Tinh Đôi trùng hợp với các ghi chép của "Sơn Hải Kinh", và Thần thoại thực sự tồn tại. Vậy có bao nhiêu thần thoại được lưu truyền rộng rãi trong lịch sử Trung Quốc và truyền thuyết của các nước trên thế giới, có bao nhiêu là truyện , và bao nhiêu trong số đó là lịch sử có thật?

Bất kể nền văn minh Tam Tinh Đôi, hay Maya, Ai Cập cổ đại, Babylon, v.v., nếu những nền văn minh này không tiến hóa từ người vượn, thì chúng đến từ đâu, có lẽ chân tướng càng gần với sự thật, đều được coi là truyện Thần thoại. Thần Nông nếm bách mộc, Đại Vũ cưỡi Thần quy trị thủy, và Hoàng đế đắc Đạo thăng thiên... Tất cả đều có thể là sự thật lịch sử, vì thế chỉ có Thiên tử mới có thể thành hoàng thượng. “Kinh dịch”, “Lạc thư”, Ngũ hành bát quái, v.v., có thể là những thứ còn sót lại của nền văn minh thời tiền sử, nên con người ngày nay rất khó lý giải.

Dù là nền văn minh tiền sử hay nền văn minh trên thế giới, đều đang chứng minh rằng nhân loại không phải là sinh mệnh cao cấp nhất trên thế giới, vẫn chưa biết những nền văn minh này đến từ đâu, nhưng hầu hết chúng đều không tránh khỏi số phận bị hủy diệt. Lũ lụt, vận động địa chất và tác động ngoài trái đất được xếp vào cái gọi là lực lượng tự nhiên, mà con người đã không thể vượt qua từ lâu.

Ai quyết định lịch sử

Chỉ cần nhìn lại lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc trong sách giáo khoa, chu kỳ của các triều đại không phải do một hay một số nhân vật quyết định, cũng không phải như ĐCSTQ giả dối xưng là quần chúng nhân dân đã tạo ra lịch sử. Vậy tiến trình của nhân loại do điều gì quyết định? Tại sao "Thôi Bối Đồ", "Mã Tiền Khóa", “Thiêu Bính Ca” lại linh nghiệm như vậy?

So sánh với thuyết tiến hóa của Darwin vốn đã có nhiều lỗ hổng, thuyết tiến hóa xã hội nguyên thủy của Marx đã trở nên vô nghĩa. Nhân loại tự khoe là khoa học tiến bộ, nhưng đối mặt với đại dịch ngày nay lại đành bó tay bất lực.

ĐCSTQ có thể muốn lôi văn hóa Tam Tinh Đôi vào tuyên truyền dân tộc chủ nghĩa, nhưng những người Tam Tinh Đôi đã biến mất có thể không phải là tổ tiên của người Trung Quốc ngày nay. ĐCSTQ có thể muốn sử dụng điều này để chuyển hướng sự chú ý, nhưng chính điều này lại khiến nhiều người cơ hội để suy nghĩ nghiêm túc. Mọi người bắt đầu nhận ra rằng ĐCSTQ đã truyền bá chủ nghĩa vô thần, coi thường nền văn minh Trung Quốc và cũng đã can thiệp vào lịch sử hiện đại, và cố gắng kiểm soát suy nghĩ của mọi người.

Những quan niệm sai lầm mà người Trung Quốc bị tuyên truyền lại đang bị văn hóa Tam Tinh Đôi lật đổ. Đây sẽ là một bước tiến lớn. Trước nạn dịch, mọi người cũng nên nghĩ xem loài người từ đâu đến, tai họa từ đâu mà có, phải làm thế nào để tránh nạn? Tương lai ở đâu?

Vứt bỏ sự sai lầm, tiến gần hơn đến chân lý, và sẽ không còn dễ dàng bị mê hoặc. Con đường đúng đắn cho nhân loại có thể đang ở trong tầm mắt.

Minh An
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện khảo cổ mới ở Tam Tinh Đôi lật ngược thuyết tiến hóa, vô Thần luận