Phong thủy có thật sự quyết định họa phúc của con người? [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phong thủy vốn là một chủ đề hấp dẫn bất tận bởi vì nó liên quan tới họa phúc của con người. Và tới ngày nay, xem ra phong thủy vẫn còn mang chút màu sắc huyền bí, kỳ ảo. Một số người từng cố gắng dùng khoa học hiện đại để mô tả tính khoa học của phong thủy, coi phong thủy như một môn khoa học tổng hợp toàn diện, như khoa học các vì sao, khoa học vị trí và phương hướng vận hành thiên thể, địa lý học..., cấu thành một hệ thống khoa học toàn diện khổng lồ.

Trong bài viết này xin giới thiệu tới đọc giả những mẩu chuyện ngắn từ đó giúp ta có thể hiểu thêm về phong thủy và tác dụng của nó.

Một bát nước rắc trấu

Tôi nhớ rõ một câu chuyện về phong thủy được cụ ông kể cho nghe. Ông nói rằng có một thầy giỏi xem phong thủy đã đi khắp nơi xem vận mệnh, phong thủy cho mọi người. Một hôm, thời tiết rất oi bức, ông thầy đó đi trên đường rất mệt, toàn thân vã mồ hôi, cảm thấy miệng đắng lưỡi khô. Lúc này, ông ấy thấy một người nông dân đang lấy nước trong vườn rau để tưới đất nên vội bước tới xin một ít nước uống. Rồi người nông dân múc một thùng nước từ giếng lên và thuận tay nắm một vốc nhỏ trấu ném vào thùng, sau đó đưa thùng nước này cho ông thầy phong thủy. Ông thầy phong thủy đón lấy thùng nước, nhìn thấy trên làn nước trong vắt có lớp trấu nổi lên, thế này thì uống làm sao? Ông đành phải dùng miệng thổi đám trấu ra rồi vội nhấp một ngụm, uống hết ngụm nước này thì đám trấu lại nổi lên, phải dừng lại thổi chỗ trấu cho tán ra rồi tranh thủ hớp một ngụm tiếp. Cứ như vậy thổi đi thổi lại cả chục lần, cuối cùng ông thầy cũng uống đủ nước và dịu lại cơn khát.

Ông thầy phong thủy đi trên đường rất mệt, toàn thân vã mồ hôi, cảm thấy miệng đắng lưỡi khô (Nguồn ảnh: pixabay)

Vị thầy phong thủy thầm nghĩ trong lòng: Tôi xin anh chút nước uống, mà anh lại làm khó tôi như thế, lại rắc một nắm trấu lên nước. Để xem tôi sẽ cho anh một bài học ra sao. Sau khi quyết định như thế, ông thầy phong thủy nói với người nông dân: “Người anh em vất vả lấy nước lên cho tôi uống, tôi không có gì để trả ơn anh, tôi sẽ xem phong thủy miễn phí cho anh nhé”.

Anh nông dân cảm thấy mình chỉ làm một việc hết sức nhỏ bé, không mong báo đáp, nên anh không đồng ý. Tuy nhiên ông thầy phong thủy vẫn liên tục nài nỉ và anh nông dân không còn cách nào khác đành phải dẫn ông thầy phong thủy vào thăm nhà của mình.

Ông thầy chỉ cho người nông dân xem ngôi nhà và đề nghị người nông dân đổi hướng cổng lớn, sự thay đổi này sẽ khiến ngôi nhà mang kết cấu ‘hung trạch’ (không may mắn), nghĩa là trong vòng vài năm, người chủ của ngôi nhà sẽ bị ốm hoặc bị thương, thậm chí còn bị lụn bại gia sản.

Vài năm sau, ông thầy phong thủy lại một lần nữa đến để xem nhà của người nông dân có bị tai họa không. Khi ông ta đang nhìn khắp xung quanh, thì một quý ông trong trang phục sang trọng bước tới chắp tay thi lễ và chào hỏi nói: “Ôi đa tạ tiên sinh đã chỉ dạy, gia đình tôi mới được phú quý như ngày hôm nay. Ngài quả thực là một bậc cao thủ về phong thủy, mời ngài mau vào nhà cùng tôi uống chén rượu”.

Nói rồi người đàn ông kéo ông thầy phong thủy bước về phía nhà mình. Ông thầy choáng váng một lúc, nhìn kỹ rồi thầm nghĩ: “Đây chẳng phải là người nông dân năm đó cho mình uống nước sao. Tại anh ta không những bị hại mà ngược lại còn phát đạt thế này? Lẽ nào năm đó mình đã xem nhầm?”

Ông ta vừa đi theo người đàn ông mà trong lòng cứ lẩm nhẩm thắc mắc.

Khi gần tới nhà người đàn ông, vừa nhìn ông thầy phong thủy chợt hiểu ra.
Hóa ra, ở đây người ta mới làm một con đường lớn đi đúng qua cửa nhà của người nông dân. Và chính con đường lớn này đã làm thay đổi kết cấu phong thủy ban đầu, khiến cho kiểu phong thủy đại hung biến thành đại cát.

Ông thầy phong thủy vô cùng kinh ngạc. Ông ta hỏi người nông dân: “Năm đó, vì sao anh lại bốc một nắm trấu ném vào thùng nước?”.

Người nông dân đáp lời: “Ngày hôm đó, trời rất nóng bức, nước vừa được lấy từ giếng lên vẫn còn lạnh, ngài đi đường mệt mỏi ắt khát nước khó chịu, tôi sợ ngài uống nhanh quá nên rắc lên trên nước chút trấu để ngài có thể từ từ uống, tránh thân thể ngài sinh bệnh”.

Ông thầy phong thủy nghe xong chợt bừng tỉnh, hóa ra ông đã hiểu lầm tấm lòng của người nông dân tốt bụng này, lại còn nghĩ cách trừng trị anh ta. Ông cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Quả thực là lòng tốt có thể khiến cho phong thủy xấu cũng biến thành tốt. Đó chính là tấm lòng lương thiện khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp, thịnh vượng.

Mộ tổ tiên của Quách Tử Nghi bị đào

Vào thời Hoàng đế Túc Tông của nhà Đường, tộc Thổ Phiên xuất binh xâm phạm lãnh thổ Đại Đường, cướp bóc tài sản của người dân bách tính Đại Đường, Tể tướng Quách Tử Nghi không ngại gian khổ, liền khoác giáp sắt, dẫn quân đi chống giặc ngoại xâm. Đúng thời điểm đó, tên thái giám gian nịnh Ngư Triều Ân do ghen tỵ với công lao dẹp yên chiến loạn của Quách Tử Nghi, lợi dụng lúc Tể tướng đang chiến đấu nơi tiền tuyến, ngầm phái người đi đào xới mộ tổ của Quách Tử Nghi. Triều Ân ý đồ dùng cách này để phá hoại phong thủy của Quách Tử Nghi, nguyền rủa ông và khiến ông bại trận ở tiền tuyến.

Quách Tử Nghi dụng binh như Thần, uy danh vang xa khắp nơi. (Ảnh chụp màn hình video)
Quách Tử Nghi dụng binh như Thần, uy danh vang xa khắp nơi. (Ảnh chụp màn hình video)

Quách Tử Nghi dụng binh như Thần, uy danh vang xa khắp nơi. Quân Thổ Phiên nghe tin Quách Tử Nghi tới, sớm đã sợ mất mật rồi, liên tiếp rút lui. Chẳng bao lâu, Quách Tử Nghi thắng trận khải hoàn.

Bấy giờ, Hoàng đế và các đại thần khắp triều đều ái ngại bởi việc mộ tổ nhà Tể tướng bị đào xới, ai đều chẳng phẫn nộ. Hơn nữa, Quách Tử Nghi lại là một đại tướng nắm trong tay binh sĩ, nếu ông biết mộ tổ bị đào, căm phẫn rồi làm phản, thì sẽ nguy hiểm biết chừng nào.
Hoàng đế Túc Tông lập tức triệu kiến Quách Tử Nghi để thăm dò thái độ. Chúng ta đoán xem, tể tướng sẽ phản ứng thế nào?

Khi nghe xong, Quách Tử Nghi rơi lệ và nói với Hoàng đế: “Xin bệ hạ trừng phạt thần vì tội trị quân không nghiêm, bởi vì thần không thể ngăn chặn binh sĩ đào xới mộ tổ người dân. Hôm nay, mộ tổ nhà thần bị đào, đó là Thượng thiên phạt thần chứ nào có ai cố ý hãm hại thần”.

Thái độ khiêm tốn, tấm lòng thản đãng và khí chất siêu phàm của Quách Tử Nghi đã vượt qua cả sự khắc chế của phong thủy nơi nhân gian. Dù mộ tổ bị đào xới, không những không làm hại gì tới ông mà ngược lại ông còn được Hoàng đế càng thêm tín nhiệm, khiến uy tín và phúc đức của ông càng thêm to lớn. Hoàng đế hạ lệnh mai táng lại cho mộ tổ của Quách Tử Nghi, phong tổ tiên của ông làm Công hầu Thượng thư. Tám người con trai và 7 người con rể của ông, ai ai cũng quan cao tước hiển, tử tôn phồn thịnh, phúc trạch kéo dài.

Phạm Trọng Yêm chọn tuyệt địa cho mẹ

Vào thời Đại Tống của hoàng đế Tống Nhân Tông, khi mẹ của đại thần Phạm Trọng Yêm tạ thế, theo tục lệ, ông đã mời một thầy phong thủy tới giúp chọn đất mộ cho mẹ. Họ tới trước một ngọn núi. Thầy phong thủy chỉ vào một nơi và nói với Phạm Trọng Yêm: “Nơi này là chỗ đất phong thủy quý, hậu thế xuất quý nhân”.

Rồi ông chỉ vào một chỗ đất khác nói: “Ở kia là chỗ đất xấu - ‘tuyệt địa’, chôn ở đó thì hậu thế, tử tôn đoạn tuyệt, bần hàn”.

Một chỗ là đất quý, một chỗ là đất xấu, đâu có gì khó chọn lựa?

Nghe xong, Phạm Trọng Yêm nói với thuộc hạ: “Ta không biết có đáng không nhưng đã biết chỗ đất kia xấu không nhẫn tâm để người khác phải chôn ở đó mà bị đoạn tuyệt đời sau, con cháu phải chịu bần hàn. Hãy chôn mẹ ta ở đó đi”.
Phạm Trọng Yên sẵn lòng lấy phần đất mộ có phong thủy đại hung cho nhà mình, chứ không muốn để người khác phải chịu. Cũng có thể bởi sự nhân từ, thiện lương đó của ông đã mang tới cho ông uy đức cực lớn, vượt xa người thường, và cũng vượt qua cả sự ước chế của phong thủy đối với số mệnh.

Dùng lý luận phong thủy mà nói ‘tuyệt địa’ vốn có hình thế đại hung biến thành đại cát. ‘Tuyệt địa’ gặp người đức hạnh biến thành mảnh đất trường sinh. Đại hung gặp người đức hạnh biến thành đại cát. Giữ vững đức hạnh cao thượng có thể đạt được cái gọi là ‘gặp nạn lại xuất hiện điều lành, gặp hung hóa cát’.

Nhìn chung, tử tôn nhà Phạm không những không bị đoạn tuyệt mà lại rất phồn thịnh, phát đạt. Vài chục đời con cháu Phạm Trọng Yêm xuất hiện nhiều bậc nhân sĩ hiển đạt, mang vinh dự to lớn cho gia đình, kéo dài tới ngày nay hàng nghìn năm.

Những nhân vật chính trong các câu chuyện trên đều có đức hạnh cao thượng, quang minh lỗi lạc, không cầu mà tự đắc được phong thủy tốt. Nhưng cũng có nhiều trường hợp phản diện, mong cầu mà không đắc được.

Trước là quan to, nay là phạm nhân trong tù

Mùa đông năm 1994, tại một thôn nhỏ ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô, một bé trai ra đời. Cha đứa bé vốn họ là Lục, do ở rể nhà họ Chu nên đổi thành Chu Nghĩa Sinh và đặt cho cậu con là Chu Nguyên Căn. Khi vào tiểu học, do trùng tên với cậu bạn cùng lớp, thầy giáo đổi tên cậu bé thành Chu Vĩnh Khang. Cậu bé nhà nông Chu Vĩnh Khang này học xong tiểu học, đỗ vào trung học cơ sở Học Hải, rồi lên tiếp trung học phổ thông Tô Châu, sau này thi đỗ vào khoa nghiên cứu thăm dò địa vật lý tại Viện Dầu khí Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp đại học, đi làm, được bình bầu làm kỹ sư cao cấp, giữ chức vụ quan trọng trong ngành dầu khí, có thể nói là thành công nhanh chóng như diều gặp gió trong sự nghiệp.

Sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang thành công nhanh chóng như diều gặp gió (Ảnh chụp màn hình video)

Khi đó, điều này là rất hiếm tại vùng nông thôn phía nam Giang Tô, nó được xem như phước đức từ tổ tiên để lại. Có điều Chu Vĩnh Khang vẫn không hài lòng, nên đã mời một đại sư phong thủy để thay đổi phong thủy mộ tổ, nhằm bảo hộ cho ông ta tiếp tục thăng quan cao hơn nữa. Thầy phong thủy đưa ra một số kiến nghị, và Chu Vĩnh Khang lập tức yêu cầu tu sửa mộ ngay. Chính quyền địa phương đã cử người đến mở rộng phần mộ của gia đình họ Chu. Họ làm theo yêu cầu của thầy phong thủy, đốn hạ các cây dâu ở xung quanh, trồng 4 cây long não ở Vô Tích, dựng bia mộ.

Từ khi Chu gia xây sửa mộ tổ, Chu Vĩnh Khang quả thực thăng quan chóng mặt, được thăng cấp lên Bộ trưởng Bộ Đất đai và Tài nguyên, rồi lên làm Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên. Không lâu sau, ông ta lại lên làm các chức vụ như Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị. Chu Vĩnh Khang thăng chức nhanh như diều gặp gió, chức quan càng ngày càng lớn, một mạch cho đến cấp lãnh đạo quốc gia.

Thế nhưng nắm trong tay lực lượng cảnh sát vũ trang, chỉ trong một năm 2012, ông ta đã dùng kinh phí 701,8 tỷ NDT, tương đương 100 tỷ đô la, cao hơn cả chi phí quân sự trong năm đó là 670,3 tỷ NDT, để trấn áp dân.

Năm 2005, đã hạ lệnh bắn chết những người dân vô tội ở Sán Vĩ, Quảng Đông. Khi xảy ra các sự kiện dân chúng kháng nghị ở Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng…, ông ta liên tục sử dụng lực lượng trang bị vũ trang, xe thiết giáp giết hại người dân, dùng chính tiền mồ hôi công sức của người dân để trấn áp họ. Người dân Trung Quốc đã dùng câu nói “Xưa kia thổ phỉ ở núi rừng, ngày nay thổ phỉ ở ngành công an” để bày tỏ sự bất bình.

Chu Vĩnh Khang sử dụng lực lượng trang bị vũ trang, xe thiết giáp giết hại người dân (Ảnh chụp màn hình video)
Chu Vĩnh Khang sử dụng lực lượng trang bị vũ trang, xe thiết giáp giết hại người dân (Ảnh chụp màn hình video)

Con Chu Vĩnh Khang là Chu Bân lợi dụng ảnh hưởng và quyền lực của cha để mua quan bán chức, chạy giảm tội, đánh tráo, thay thế tử tù trục lợi lớn.

Cha con ông ta đã từng lấy học viên Pháp Luân Công bị giam giữ ra thi hành xử tử để thay thế cho tử tù, khi thi hành án tử còn mổ lấy nội tạng để bán.

Còn kẻ tử tù đích thực thì được ‘minh oan’ và thả về xã hội.

Trong hệ thống tư pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), giá thị trường ‘chợ đen’ để thế chỗ cho tử từ vào khoảng 3 triệu NDT (khoảng 10 tỷ VNĐ), đây đã là bí mật bán công khai.

Khi Chu Vĩnh Khang đang ở trên đỉnh cao quyền lực, trong một đêm mưa gió, sấm sét, mộ tổ của gia đình ông ta không hiểu vì sao bị người nào đó đào một hố to. Từ đó, phong thủy của Chu Vĩnh Khang bị tổn hại, như đèn cạn dầu.

Ngày 11/6/2015, ông ta bị kết án chung thân, tịch thu tài sản. Chu Vĩnh Khang ý đồ dùng phong thủy của mộ tổ để bảo hộ cho quyền lực của mình. Thế nhưng, ông ta đã làm quá nhiều điều ác, chỉ có thể chịu báo ứng.

Ngày 11/6/2015, Chu Vĩnh Khang bị kết án chung thân, tịch thu tài sản (Ảnh chụp màn hình video)
Ngày 11/6/2015, Chu Vĩnh Khang bị kết án chung thân, tịch thu tài sản (Ảnh chụp màn hình video)

Xem ra phong thủy tốt xấu căn bản là thể hiện từ đạo đức tu dưỡng của mỗi người. Phong thủy và đạo đức có quan hệ mật thiết với nhau. Người đạo đức cao thượng không cầu phong thủy mà vẫn tự có được phong thủy cát tường. Không tu đạo đức mà hướng ra ngoài cầu phong thủy, cho dù có được rồi cũng sẽ mất và có thể còn mất nhiều hơn nữa.

Minh An
Theo Wenshidaguanyuan



BÀI CHỌN LỌC

Phong thủy có thật sự quyết định họa phúc của con người? [Radio]