Phong tục Tết Nguyên đán của người Hoa xưa (P.3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những bức tranh cổ thể hiện quang cảnh, phong tục và các hoạt động vui chơi đón Tết của người triều nhà Thanh, Trung Quốc.

Sáng sớm ngày mùng 1 đầu năm, đại cát mở cửa, trước tiên phải đốt pháo, gọi là ‘mở cửa đốt pháo’. Sau khi đốt, xác pháo hồng đầy đất, rực rỡ như gấm hoa, gọi là ‘mãn đường hồng’ (hồng đầy nhà). Khắp nơi đều là một bầu không khí vui mừng tường hòa tốt lành. Sau đó già trẻ y phục ngay ngắn dâng hương bái Thiên Địa Tổ Tiên, rồi chúc Tết cha mẹ. Sau đó trưởng bối sẽ thưởng cho vãn bối tiền lì xì.

Trong những ngày Tết âm, các cửa hàng bảng hiệu đều nghỉ, đầu đường cuối ngõ, làng xóm vẫn náo nhiệt phi thường: các hoạt động kinh doanh như bán pháo, trống, hoa đăng, kèn lưu ly (một nhạc khí thời xưa, hình như cái sừng trâu), kẹo hồ lô (mứt quả ghim thành xâu), và các loại hàng rong khác, kinh doanh thịnh vượng. Trong đó bách nghệ biểu diễn, ai nấy thể hiện tài năng riêng, ca kịch kể chuyện, đánh trống múa, múa sư tử, chơi đèn rồng, thổi kèn xô-na, đánh trống chiêng v.v…

Già trẻ nam nữ hoặc là ở nhà tận hưởng đoàn tụ gia đình, hoặc là sáng sớm vận đồ mới đi chúc Tết thân bằng quyến thuộc, còn gọi là ‘đạo tân hỉ’, chúc trưởng bối thì gọi là ‘bái niên’, chúc ngang vai thì gọi là ‘hạ niên’, người quen gặp gỡ nhau thì gọi là ‘cung hỉ phát tài’, ‘vạn sự như ý’, ‘niên niên cao thăng’ (mỗi năm thăng chức), các loại chúc may mắn; hoặc xem ca hát tạp kỹ biểu diễn; hoặc cùng nhau mở tiệc ‘rượu’, tiệc ‘trà’ các loại, cảnh tượng vui vẻ thế này làm cho người ta khó quên.

Một phần bức tranh "Nhật nguyệt hợp bích ngũ tinh liên châu đồ" của Từ Dương thời nhà Thanh, cuộn tranh màu 48.9 cm x 1342.6 cm ở Cố cung Đài Bắc.

Ngày mùng 1 tháng Giêng năm Càn Long thứ 26 (1761), Quan tượng đài Khâm thiên giám quan sát thấy hiện tượng lạ “nhật nguyệt đồng thăng, ngũ tinh liên châu”, báo trước một năm “hải vũ yến an, niên cốc thuận thành” (bờ cõi yên ổn, cây trồng thành công), Từ Dương phụng mệnh vẽ hình lưu lại thiên tượng hiếm thấy này. Năm mới Tết nguyên đán văn võ bá quan vào triều chúc mừng, phố phường dân chúng cũng tấp nập ra ngoài chúc Tết.

Một phần bức tranh "Nhật nguyệt hợp bích ngũ tinh liên châu đồ" của Từ Dương thời nhà Thanh, cuộn tranh màu 48.9 cm x 1342.6 cm ở Cố cung Đài Bắc.

Bức tranh cuốn khổ lớn miêu tả khu mua bán phồn hoa náo nhiệt Hoàng thành Bắc Kinh, trên đường du khách rộn rã, kiến trúc tiêu biểu ở ngã ba - Nhất đông Đơn bài lâu (ngày nay cổng chính nơi giao lộ lại là hướng Nam) bốn trụ ba gian có cột chống tấm bảng hiệu gỗ, chung quanh dựng rất nhiều sạp, bên trong có người ca hát, biểu diễn tạp kỹ, hấp dẫn phần đông quần chúng vây xem. Hai bên đường phố lung linh pháo hoa, con nít nô đùa, quán trà, quán rượu, cửa hàng cửa hiệu, kinh doanh thịnh vượng, người bán rong bán hàng và các món ăn hợp thời đặc sắc các địa phương. “ Yên kinh tạp ký” thời nhà Thanh có viết: “cửa hàng mua bán nơi kinh thành, rất coi trọng hình ảnh mặt tiền, chạm hoa khắc ngọc, cửa thêu song gấm ”

Một phần bức tranh "Nhật nguyệt hợp bích ngũ tinh liên châu đồ" của Từ Dương thời nhà Thanh, cuộn tranh màu 48.9 cm x 1342.6 cm ở Cố cung Đài Bắc.

Thấp thoáng phía dưới mây khói cổ thụ, lần lượt xuất hiện các kiến trúc tường thành bên trong cố cung, cổng thành hoàng thành, đài quan sát, đường to phố nhỏ, nhà ở sân vườn, chùa miếu đạo quán, thường cổng hướng phía đông, đến cửa Đông An bên trong hoàng thành, đến ‘đông hoa môn’. Áp dụng kỹ thuật hội họa “tán điểm thấu thị pháp” truyền thống Trung Quốc và “tiêu điểm thấu thị pháp” của phương Tây,đường to phố nhỏ bố cục phân chia tinh tế hấp dẫn, xe ngựa du khách nối liền không dứt, cửa hàng mặt đường san sát nối tiếp nhau, miêu tả sinh động lễ nghi từng mùa, giải trí, phong tục, thể hiện ra cảnh tượng phố phường phồn hoa giàu có và đông đúc thời Càn Long thịnh thế, chân thật bày ra cảnh vật đặc sắc của kiến trúc kinh thành Đại Thanh.

Xen kẽ trong bức tranh cuốn là khiêng kiệu, cưỡi ngựa, ngồi xe lừa, quan lại văn võ cùng người tùy tùng áo mũ hoa lệ, và phần đông người bình thường trên đường phố chúc Tết, hợp thành quang cảnh náo nhiệt phong phú. Bức tranh cuốn này là bức vẽ đặc sắc ghi lại được nét phong tục, không chỉ biểu đạt ra sinh hoạt phồn vinh giàu có và đông đúc, còn cho thấy quan hệ áo mũ và trang sức, phương tiện giao thông, tập tục mừng năm mới và tư liệu hình ảnh trân quý về các hoạt động giải trí ngày Tết.

Từ Dương (17121777) tự Vân Đình, người Tô Châu tỉnh Giang Tô. Năm Càn Long thứ 16 (1751) khi vua tuần sát phương Nam lần đầu, họ Từ dâng tặng bức tranh cuốn, được tiến vào cung làm việc. Tác phẩm nổi tiếng còn có "Thịnh thế tư sinh đồ", "Càn Long nam tuần đồ".

Một phần bức tranh "Thái bình xuân thị đồ" của Đinh Quan Bằng thời nhà Thanh, cuộn tranh lụa màu 30.3 cm x 233.5 cm ở Cố cung Đài Bắc.

Bức tranh cuốn này miêu tả cảnh tân xuân nông thôn, náo nhiệt chúc mừng Tết âm lịch, các gánh hàng pháo, trống thái bình, trái cây, chim cá, cùng với nghệ nhân biểu diễn các loại nghề nghiệp như xiếc khỉ, toán mệnh, múa chèo thuyền, múa rối. Các văn sĩ ngồi dưới gốc cây tùng thưởng thức trà và trò chuyện, trên chiếc khay sơn son có ấm tử sa lớn cùng chén hoa xanh, chứa nước suối pha trà thì dùng ấm lớn hoa xanh lục, và siêu nấu nước pha trà. Đồ đựng của anh bán đồ ăn gánh rong sử dụng là sứ thanh hoa hoa văn hồng, và bát đĩa hoa văn rồng, đều là những đồ dùng cung đình thời Càn Long, có thể thấy các nghệ nhân buôn bán đường phố đều là người hầu trong cung đình cải trang.

Một phần bức tranh "Thái bình xuân thị đồ" của Đinh Quan Bằng thời nhà Thanh, cuộn tranh lụa màu 30.3 cm x 233.5 cm ở Cố cung Đài Bắc.

Đinh Quan Bằng là người Thuận Thiên (Bắc Kinh ngày nay). Năm Ung Chính thứ 4 (1726), ông vào phục vụ trong cung đình nhà Thanh, đến triều Càn Long được thăng chức là Họa sĩ vẽ người bậc nhất. Ông từng học Lang Thế Ninh, các nhân vật của ông có màu sắc tinh tế tươi đẹp, lại có có kỹ pháp vẽ đường nét truyền thống, tạo ra phong cách mới cho phái họa viên cung đình thời đầu nhà Thanh.

Một phần bức tranh "Tuế triêu hỷ khánh đồ" của Lục Viễn đời Thanh, tranh giấy màu cuốn dọc

Đây là một bức tranh chúc Tết có đặc điểm văn nhân rõ rệt, ba ông Phúc Lộc Thọ ngồi vây quanh chậu lửa sưởi chính giữa sảnh đường, một ấm nước nóng nghi ngút trên bếp lửa than xua đuổi cái lạnh của ngày đông giá rét. Trên chiếc thư án lớn là chất đống lư hương cùng với sách bằng thẻ tre. Mấy em bé ở sân trước đang cười vui đốt pháo. Trên chiếc bàn trong ngôi nhà phía sau có cây cổ cầm, hộp cờ và bình hoa cắm cành tùng. Dưới cửa sổ một ngôi nhà khác có ống bút và cuộn tranh. Bên ngoài ngôi nhà là cây tùng cao vút trời mây với thân hình uốn lượn như rồng, mấy gốc mai già, mấy cây trúc mảnh mai và tiên hạc, ngụ ý sự cao khiết kiên cường và an khang trường thọ. Ngọn núi xa xa sau nhà thấp thoáng, những đám mây trắng giữa những cành tùng. Toàn bộ bức họa kết hợp khéo léo giữa sự lịch sự tao nhã của người quân tử, phong tục ngày Tết và sự may mắn cát tường, thể hiện ra xu hướng thẩm mỹ của văn nhân cung đình nhà Thanh, là điển hình và công lực thâm hậu siêu cao của họa sĩ.

Bức tranh "Tuế triêu hỷ khánh đồ" của Lục Viễn đời Thanh, tranh giấy màu cuốn dọc

Lục Viễn tự Tĩnh Trí, giỏi vẽ tranh sơn thủy, theo tông phái Mễ Phất. Năm Khang Hi thứ 41665), ông vẽ bức tranh sơn thủy trên quạt, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Cố Cung, Năm Khang Hi thứ 231684), ông vẽ bức “Quan mai đồ”, được đưa vào sách “Nam tông danh họa uyển”

Giờ Tý ngày mồng 1 tháng Giêng là khởi đầu của một năm, đây là ngày bận rộn nhất trong năm của các hoàng đế nhà Thanh. Đầu tiên lúc sắp đến giờ Tý nhanh đến, hoàng đế sẽ đến Minh Song, Noãn Các, điện Dưỡng Tâm cử hành lễ khai bút, ngài đích thân đốt nến ngọc, rồi rót rượu đồ tô vào chén vàng Kim âu vĩnh cố trên án làm bằng gỗ cây tử đàn, sau đó cầm lấy bút Vạn niên thanh trong khay son Vân long, viết những chữ đầu tiên của giờ mới, ngày mới, tháng mới, năm mới. Thông thường đều là những câu cát tường như “Thiên hạ thái bình”, “Mưa thuận gió hoà”, đồng thời uống rượu đồ tô ở chén vàng Kim âu vĩnh cố, với ý nghĩa nguyện cầu giang sơn xã tắc bình an vĩnh cố.

Sau đó, Hoàng đế đến miếu đường của Hoàng gia thờ Thần dân tộc Mãn bên ngoài Tả Môn thành Trường An cử hành lễ tế Trời. Sau khi tế xong, Hoàng đế và Hoàng hậu cùng đi đến cung Khôn Ninh tế Thần. Hoàng đế đến điện Phụng Tiên tế tổ tiên cùng Thần vị. Hoàng đế dẫn đầu vương công đại thần đến cung Từ Ninh hành lễ chúc Tết Hoàng thái hậu.

Từ bảy giờ đến chín giờ sáng, Hoàng đế cử hành long trọng đại lễ mừng Tết Nguyên đán ở điện Thái Hòa. Bá quan cùng các sứ tiết ngoại quốc vào triều lễ bái và chúc Tết Hoàng đế, gọi là ‘chầu mừng’. Nghi lễ ‘chầu mừng’ kết thúc, Hoàng đế mở tiệc ở điện Thái Hòa thết đãi quần thần cùng khách mời. Các vương công đại thần đứng thành hàng theo triều phục. Lúc Hoàng đế giá lâm, trên Ngọ Môn chuông trống vang lừng, trước điện Thái Hòa, đội nhạc Trung Hòa Thiều Nhạc tấu khúc “Nguyên bình chi chương”, quang cảnh vô cùng nghiêm trang, tráng lệ.

Chén vàng Kim âu vĩnh cố triều Thanh

Bức tranh cuốn “Vạn quốc lai triều đồ” triều Thanh, tranh lụa, màu, dài 299cm, rộng 207cm

Bức tranh vẽ quang cảnh năm mới bắt đầu, sứ thần tất cả các nước phiên thuộc và ngoại quốc đến Tử Cấm Thành dự lễ chầu mừng. Ngoài cổng điện Thái Hòa, tân khách đến chúc mừng nhiều như mây trời, có sứ thần các nước Kazahkstan, Pháp, Triều Tiên, Miến Điện. Tiến cống vật phẩm đa dạng, có con vật như trâu, dê, hạc, hươu, có đồ vật như chuông, đồ sứ… Trước điện Thái Hòa, đội nghi trượng Hoàng gia tươi sáng chỉnh tề nghiêm trang, Hoàng đế ngồi ngay ngắn ở giữa, văn võ bá quan tĩnh lặng chờ lệnh. Hoàng cung được vẽ trên cơ sở truyền thống, sử dụng phép thấu thị, từ góc độ trên cao nhìn xuống, bắt đầu là hai con sư tử bằng đồng thanh, gần lớn xa nhỏ, chủ yếu và thứ yếu rõ ràng, tầng thứ phong phú, dưới tuyết trắng bạc bao bọc, là toàn bộ quang cảnh hùng vĩ tráng lệ.

(Còn tiếp)

Thiện Tâm
Theo Epochtimes



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Phong tục Tết Nguyên đán của người Hoa xưa (P.3)