Phong tục Tết Nguyên đán của người Hoa xưa (P.4)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong Hoàng cung cũng có các hoạt động vui Tết phong phú. Lúc này Tử Cấm thành từ trong ra ngoài tràn đầy không khí vui sướng hớn hở, trong nội cung khắp nơi trang trí đổi mới hoàn toàn, mọi người nét mặt tươi cười, trang sức, treo câu đối xuân, tranh Tết, Môn Thần, đèn cung đình.

Xem lại Phần 3

Sau khi đại chầu mừng kết thúc, hoàng đế trở lại cung Càn Thanh, tiếp nhận sự chúc Tết của người nhà như hậu phi, hoàng tử, hoàng tôn, và cùng tham gia yến tiệc gia đình, chung hưởng niềm vui gia đình ở Đông Tây Noãn Các.

Bức tranh cuốn dọc “Hoằng Lịch tuyết cảnh hành lạc đồ” do Lang Thế Ninh đời Thanh vẽ, tranh lụa thiết sắc 486cm x 378cm

Hoa sĩ người I-ta-li-a Lang Thế Ninh (Giuseppe Castiglione) hợp tác với các họa sĩ cung đình nhà Thanh vẽ, hình ảnh vô cùng tinh xảo, miêu tả cảnh Hoàng đế Càn Long cùng nhiều hoàng tử thưởng tuyết tại vườn ngự uyển vào năm mới, thể hiện ra cảnh gia đình hoàng gia đời nhà Thanh hoà thuận vui vẻ đoàn tụ.

Tục lệ năm mới trong cung nhà Thanh có rất nhiều điều cầu kỳ, như trong đình viện, một đồng tử tay cầm cành vừng, vừa đi vừa vung, gọi là “thái tuế”, ngụ ý ‘quanh năm bình an’. Một đồng tử đốt pháo, ngụ ý là trừ tà đón năm mới. Ngoài ra, có ba cái đồng tử chất tuyết tạo hình sư tử, và hoàng tử trong tay cầm chiếc kích, đều mang ý nghĩa may mắn tốt lành.

Ngoài ra còn có quả Phật thủ (gần âm Phúc), đào Tiên ( ngụ ý trường thọ), trong chậu than thiêu đốt cành thông, đèn cung đình ngày lễ, màu đỏ câu đối xuân, thật sự là cảnh sắc thanh nhã tường hòa bậc nhất. Mà những cây tùng, trúc, mai bao trùm bởi tuyết trắng lại tăng thêm ý vị thanh nhã cho bức tranh, phù hợp với thú tao nhã nhất quán của cung đình nhà Thanh.

Các nhân vật do Lang Thế Ninh vẽ, nhà cửa, cây cối, đá là các họa sĩ cung đình nhà Thanh vẽ. Điều này khiến hiệu quả kỹ thuật vẽ tranh Hải Tây và phong cách tả thực trực tiếp thể hiện ra trên bức tranh, mà ở tư tưởng thẩm mỹ cùng ý cảnh kiến tạo lại phù hợp với thói quen truyền thống Trung Quốc, phản ánh phong cách hội hóa mới kiến trúc cung đình ‘Đông Tây kết hợp’.

Ngoài ra, trong nội cung còn có các loại các dạng lễ hội yến tiệc chúc mừng lớn nhỏ. Như vua Càn Long mở tiệc trà ở cung Trùng Hoa, chiêu đãi các Đại học sĩ, Hàn lâm, uống trà “Tam thanh” gồm trà hoa mai, phật thủ, tùng nhân, với nước pha trà là lấy tuyết đun. Vu còn ngự bút đề thơ:

Hoa mai đẹp thanh cao
Phật thủ hương tinh khiết
Hạt tùng ngậy lại thơm
Cả ba đều thanh khiết

Vua tôi ngâm thơ, quân thần hòa chung niềm vui, cùng đón mừng tân xuân.

Các hoạt động vui chơi giải trí trước và sau Tết

Trước và sau Tết, trong tháng Chạp và tháng Giêng, bất kể là gia đình đế vương hay các gia đình dân chúng bình thường, mọi người đều vui mừng tiến hành các loại hoạt động giải trí như: thưởng tuyết, trượt băng, đốt pháo, ngắm hoa mai, thăm bạn bè, đi dạo chơi chợ hoa, ngắm đèn hoa, giải đố câu đố chữ…


Tranh cuốn dọc“Nhị thập nguyệt hành lạc đồ” triều Thanh

Một phần bức tranh "Nguyệt mạn thanh du đồ"

Tháng 12 âm lịch là đại danh từ thay cho ‘băng thiên tuyết địa’, do đó cũng gọi là băng nguyệt, nghiêm nguyệt. Cổ nhân coi tháng 12 âm lịch là những ngày lễ lạp, dùng thịt thú săn bắn được để tế Trời đất, Thần linh, tổ tiên, thế nên gọi tháng 12 là Lạp nguyệt, tức tháng Chạp.

Vương An Thạch có bài thơ vịnh mai rằng:

Vài cành mai góc tường
Lặng nở lạnh trong sương.
Xa biết không là tuyết
Vì hương thầm nhẹ vương!

Mọi người trong bức tranh đều an nhàn, có người sưởi ấm, có người chúc Tết, có người quét tuyết. Những đứa trẻ thì có đứa trượt tuyết, có đứa vun tuyết tạo hình sư tử, có đứa đột pháo, có đứa đá cầu, chơi đùa rất say sưa. Xa xa là những dãy núi nối liền, hồ nước rộng thênh thang. Cảnh gần là những cây tùng xanh tốt vươn mình sừng sững, những gốc mai già. Kết thúc một năm cũng báo hiệu sự khởi đầu của một năm mới.

Bức tranh “Nguyệt mạn thanh du đồ” của Trần Mai đời Thanh

Bức tranh miêu tả cuộc sống của những phụ nữ cung đình tụ tập bạn văn thăm hỏi bạn bè, ngắm đèn thưởng mai trong mùa đông. Tạo hình nhân vật sinh động chuẩn xác, nét bút tinh xảo nghiêm cẩn, có nguồn gốc từ phong cách tranh cung đình đời Tống. Trong bức tranh, những kiến trúc lâu đài phòng ốc có độ khó cao, lối vẽ tỉ mỉ kết hợp phép thấu thị phương Tây. Căn cứ vào sự thay đổi độ nghiêng của đường thấu thị trong tranh, có thể chuẩn xác tìm vị trí cụ thể của điểm diệt, do đó tăng cường hiệu quả lập thể và chiều sâu của mặt tranh, trong mặt tranh hữu hạn mở ra không gian vô hạn, giàu mỹ cảm và ý thơ.

Trần Mai: là họa sĩ cung đình thời Ung Chính, tinh thông vẽ nhân vật, sơn thủy, tranh hoa điểu, gồm có nền tảng hội họa truyền thống tranh Trung Quốc thâm hậu, đảm nhiệm chức vụ tại cung đình lâu dài, và được hoàng đế tán thưởng. Phong cách hôi họa của ông chịu ảnh hưởng của Lang Thế Ninh. Bức tranh này hoàn thành vào năm Càn Long thứ 3 (năm 1738) , được Càn Long hết sức tán thưởng.

Bức tranh “Băng hi đồ” của Kim Côn Đẳng đời Thanh

Trong Hoàng cung cũng có các hoạt động vui Tết phong phú. Lúc này Tử Cấm thành từ trong ra ngoài tràn đầy không khí vui sướng hớn hở, trong nội cung khắp nơi trang trí đổi mới hoàn toàn, mọi người nét mặt tươi cười, trang sức, treo câu đối xuân, tranh Tết, Môn Thần, đèn cung đình.

Những loài hoa Tết như thủy Tiên, hoa mai, mẫu đơn, hoa lan tỏa hương thơm ngát và đua nhau khoe sắc. Bắt đầu từ canh 5 ngày mồng 1 tháng Giêng, trong nội cung thắp hương đốt pháo, mọi người lấy then cửa hoặc thanh gỗ ra ném xuống sân 3 cái, gọi là “ngã ngàn vàng”, ăn điểm tâm bánh cảo, và ăn “hộp bách sự đại cát”, tức một hộp có đựng bánh hồng, vải, nhãn, hạt dẻ, táo tàu, mọi người cùng nhau ăn, rất náo nhiệt.

Thiện Tâm
Theo Epochtimes



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Phong tục Tết Nguyên đán của người Hoa xưa (P.4)