Phú quý hữu mệnh, nhân quả bất diệt

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Trong cơn thịnh nộ, vua Nặc Vương Ba Tư của Ấn Độ cổ đại đã gả công chúa Thiện Quang cho một người ăn xin nghèo nhất, vì công chúa nghĩ rằng không phải do ân huệ của vua cha mà cô được mọi người yêu thương và chiều chuộng. Cô cho rằng mọi thứ đều xuất phát từ phúc báo của bản thân, và dứt khoát rời khỏi cung điện với chàng phò mã không nơi nương tựa. Họ đến ngôi nhà cũ rách duy nhất của chàng phò mã, nhưng nền nhà đột nhiên tự sập đổ và họ đã tìm thấy kho báu vô cùng quý giá.

Nghe thêm: Radio Văn Hóa

Phú quý hữu mệnh

Ngày xưa, ở Ấn Độ cổ đại có một vị vua tên “Ba Tư Nặc Vương”. Vua có ba công chúa, đó là công chúa lớn Kim Cương, người không dám gặp mọi người vì ngoại hình xấu xí; công chúa thứ ba Bà Đà, người đã rời xa cha mẹ từ khi còn nhỏ, và công chúa thứ hai Thiện Quang xinh đẹp hiền thục và khôn ngoan. Trong ba công chúa, công chúa thứ hai Thiện Quang được vua và hoàng hậu sủng ái nhất, cô cũng được mọi người trong cung kính trọng và yêu mến.

Một ngày nọ, không biết vô tình hay hữu ý, Ba Tư Nặc Vương nói với công chúa Thiện Quang rằng: “Chính vì nhờ địa vị vua chúa cao quý của ta mà con mới được thần dân cả nước yêu mến và tôn kính”.

Công chúa Thiện Quang thẳng thắn nói: “Phụ vương, đây là phúc báo của bản thân con mà có được, chứ không phải do ân đức của phụ vương mang tới”.

Ba Tư Nặc Vương như thể không nghe thấy câu trả lời thoả mãn, ông lặp lại câu nói của mình ba lần liên tiếp, và công chúa Thiện Quang lặp lại câu trả lời ba lần, không thay đổi một từ. Câu trả lời bất ngờ này khiến Ba Tư Nặc Vương tức giận tím mặt vì cô con gái yêu quý của ông ngay cả một lời nói êm tai cũng không biết nói.

Trong cơn giận dữ, ông đem con gái gả cho một kẻ ăn mày nghèo nhất trong thành. Ông khinh thường nói: “Nếu con cho rằng bản thân không phải dựa vào ta, kiên quyết đều là phúc báo của bản thân mà có, từ nay về sau, hãy xem có đúng là như con nói không”.

Công chúa Thiện Quang vẫn giữ nguyên cách suy nghĩ của mình. Cô cùng chàng phò mã nghèo rời khỏi vương cung.

Hai người bơ vơ đến ngôi nhà dột nát duy nhất của chàng rể, lúc này công chúa mới hay biết rằng, cha mẹ của chàng đã qua đời từ lâu, nên chàng sống một mình rất nghèo khổ, đây là nơi nương thân tránh mưa gió duy nhất của chàng.

Nhưng một điều kỳ diệu và bất ngờ đã xảy ra, khi họ bước vào ngôi nhà đổ nát, sàn nhà đột nhiên bị sập xuống. Khi sàn nhà sụp đổ, hai người phát hiện ra một kho châu báu được chôn trong lòng đất, nó vô cùng giá trị. Sau đó, họ thuê người sửa sang lại ngôi nhà đổ nát, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, nó đã trở thành một cung điện sang trọng, có vô số nô lệ và người hầu phục vụ họ.

Ba Tư Nặc Vương, vốn rất yêu công chúa Thiện Quang, nên khi cơn giận qua đi, ông thấy nhớ con và đã hỏi các cận thần: “Con gái của ta bây giờ ra sao?”

Cận thần trả lời: “Hiện công chúa đang sống trong cung điện, giàu có không thua kém gì đức vua”.

Đức vua nghe thấy những thay đổi bất ngờ của con gái và con rể, người ông vốn không coi trọng, đã phải thốt lên: “Lời Phật dạy là thật! Quả thực là làm việc thiện, điều ác, tự mình nhận báo!”.

Sau đó, đức vua nhận được lời mời của công chúa tới cung điện huy hoàng không kém cung điện của vua, ông lại một lần nữa cảm thán: “Con gái của ta tự biết là có phúc, thật sự không phải là lời mơ hồ”.

Sau đó ông lại lặp lại một lần nữa: “Việc thiện, điều ác, tự mình nhận báo".

Nhân quả bất diệt

Tương truyền, Ba Tư Nặc Vương sinh cùng ngày với Đức Phật Thích Ca, ông tin vào đạo Phật và thường tìm lời khuyên từ Đức Phật. Lần này ông đã hỏi Đức Phật về nhân quả phúc báo của công chúa Thiện Quang trong kiếp này, Đức Phật đã kể câu chuyện nhân duyên sau đây:

Trong quá khứ, khi Đức Phật Ca Diếp còn tại thế, có một người phụ nữ muốn cung dưỡng thức ăn cho Ngài, nhưng bị chồng ngăn cản. Người phụ nữ kiên quyết nói: “Đừng cản em!”.

Thiện niệm xuất phát từ tận đáy lòng của cô, cuối cùng cũng khiến người chồng nghe theo lời vợ, và hoàn thành việc cung dưỡng. Hai vợ chồng lúc đó chính là vợ chồng công chúa Thiện Quang hiện tại. Chồng cô kiếp này nghèo khó vì ngăn cản ý tốt của vợ, nhưng cuối cùng vì nghe theo lời vợ, ngày nay anh nhờ thiện duyên của vợ mà được đại phú đại quý.

Những thiện báo và nghiệp báo đã làm trong quá khứ luôn ở bên con người như hình với bóng, cho dù có luân hồi bao nhiêu lần, dù ký ức có bị xoá đi thay lại mới bao nhiêu lần, thì nhân quả báo ứng vẫn luôn hiện hữu trong ký ức của linh hồn.

Minh An
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Phú quý hữu mệnh, nhân quả bất diệt