Phú quý từ đâu tới và đến như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mệnh phú quý đến như thế nào? Bài viết này sẽ chia thành hai cấp độ để thảo luận. Một số mệnh phú quý là do phúc đức của tổ tiên tích lũy thành. Bài viết này kể về một ví dụ thật của Trạng nguyên Phan Thế Ân thời nhà Thanh (1769-1854).

Ông Phan Thế Ân là người ở huyện Ngô, tỉnh Giang Tô (nay là Tô Châu), nguyên quán huyện Hấp, tỉnh An Huy. Phan Thế Ân đỗ Trạng nguyên năm 25 tuổi vào năm Càn Long thứ 58 (1793). Trong những năm Gia Khánh, ông nhiều lần đảm nhiệm vai trò học sĩ thị đọc, thị giảng, thượng thư bộ Hộ. Vào những năm Đạo Quang, ông từng là quân cơ đại thần, Vũ Anh điện đại học sĩ, tổng sư phó Thượng thư phòng, và thăng đến chức Thái phó. Phan Thế Ân liên tục có đóng góp trong bốn triều đại Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang và Hàm Phong. Ông cùng với người anh họ là Phan Thế Hoàng và cháu Phan Tổ Âm được gọi chung là "Tô Châu Tam kiệt".

Tổ tiên của ông Phan Thế Ân đã giàu có từ bao đời, họ luôn thành tâm thờ cúng Phật Bà Quan Âm, hay làm việc thiện bố thí. Bất cứ khi nào có người tới cửa nhà cầu xin giúp đỡ, gia đình họ Phan luôn cố gắng hết sức đáp ứng yêu cầu. Gia đình họ Phan ngày nào cũng để thùng gạo ở cửa trước cửa cử người hầu tới phụ trách để bố thí cho những người ăn xin. Họ đã làm như vậy rất nhiều năm.

Một buổi sáng, bỗng có một bà lão mang sọt đến xin gạo. Người hầu đong cho bà một đấu, và cho thêm lần nữa theo yêu cầu của bà, nhưng bà lão vẫn kêu không đủ. Người hầu cho rằng bà lão không biết điều và lớn tiếng la mắng. Âm thanh lớn tiếng vọng vào nhà trong, và chủ nhà bước ra. Sau khi hiểu rõ nguyên nhân của tiếng ồn, ông liền hỏi bà cụ cần bao nhiêu? Bà cụ nói: “Tôi muốn một gánh gạo”. Ông chủ đồng ý ngay và bảo bà quay về gọi người đến lấy.

Một buổi sáng, bỗng có một bà lão mang sọt đến xin gạo. Người hầu đong cho bà một đấu, và cho thêm lần nữa theo yêu cầu của bà, nhưng bà lão vẫn kêu không đủ.
Một buổi sáng, bỗng có một bà lão mang sọt đến xin gạo. Người hầu đong cho bà một đấu, và cho thêm lần nữa theo yêu cầu của bà, nhưng bà lão vẫn kêu không đủ. (Snappy Goat)

Bà cụ mừng quá nên liên tục cảm ơn, bỏ cái giỏ xuống rồi rời đi. Gia nhân nhà họ Phan đợi đến tối mịt, không thấy ai đến lấy gạo. Nhìn vào cái sọt bà lão bỏ lại, những hạt gạo đã hóa thành ngọc trai. Sau đó, gia đình mới tỉnh ngộ ra: bà lão là hóa thân của Phật Bà Quan Âm, và muốn kiểm tra xem gia đình ông có thành tâm làm việc thiện hay không.

Kể từ đó, gia đình họ Phan liên tục có người đỗ đạt, đến đời Phan Thế Ân, đỗ trạng nguyên và làm quan đến chức tể tướng, con cháu vinh hiển từ đời này sang đời khác. Trong số các trạng nguyên ở triều đại nhà Thanh, ông Phan Thế Ân là người đầu tiên có đầy đủ cả thịnh vượng, giàu có và trường thọ. "Lang Tiềm Kỷ Văn" tán dương Phan Thế Ân là người có phúc nhất trong 300 năm, làm quan đến chức Thái phó, sau khi đỗ tiến sỹ 60 năm lại được dự tiệc Quỳnh Lâm với vua và các tiến sĩ tân khoa, ông là người duy nhất đỗ Trạng nguyên, kiêm làm Tể tướng. Con trai thứ hai của ông Phan Tăng Doanh, là Tiến sĩ vào năm Đạo Quang thứ 21, và làm quan tới chức thị lang bộ lại. Cháu nội của ông là Phan Tổ Ấm đỗ thám hoa vào năm Hàm phong thứ hai Canh Tý, và từng là quân cơ đại thần, thái tử thái bảo, thượng thư bộ Công.

Dưới đây, chúng ta hãy phân tích từ góc độ giờ sinh bát tự về những nét đặc sắc chung tạo nên mệnh phú quý.

Nếu trong bát tự mà chỉ Nhật chủ mạnh, và phương diện “tài, quan” (của cải, quan chức) mà yếu, tổng thể không đạt được lưu thông và hóa giải, thì sẽ sinh ra mệnh nghèo túng. Tương tự, nếu trong bát tự mặt ‘tài, quan” rất nhiều mà bên Nhật chủ lại rất ít, không có thần trợ giúp bồi bổ chỗ thiếu thì cũng sẽ là kiếp bần cùng. Vậy thì, nếu không cực đoan như hai trường hợp trên, mà thay vào đó là mức độ trung bình, tức là phần tài quan kém, còn Nhật chủ khá trung hòa và cân bằng hơn thì sẽ có mệnh giàu sang, phải không? Thực sự là như thế. Vì thế, nguyên tắc làm thế nào để phán đoán số mệnh phú quý, tốt đẹp, chính là ở “trung hòa”, vì vậy trong tướng số thường nói rằng “luận mệnh dĩ trung hòa vi quý” (đàm luận về mệnh thì lấy trung hòa làm quý). Bởi vì trung hòa là nguyên lý tối cao của vạn vật, là đại đạo trong thiên hạ, nguyên lý của mệnh học cũng nằm ở chỗ này.

Nguyên tắc làm thế nào để phán đoán số mệnh phú quý, tốt đẹp, chính là ở “trung hòa”. (Miền công cộng)
Nguyên tắc làm thế nào để phán đoán số mệnh phú quý, tốt đẹp, chính là ở “trung hòa”. (Miền công cộng)

Do sự phối hợp của hầu hết bát tự, một bên là Nhật chủ (tức là Ngũ hành của Nhật chủ và Ngũ hành của sinh trợ ngã Nhật chủ) và sẽ không sinh ra phía đối lập với nó (tài, quan, thực), không phải sinh ra là đã hoàn toàn trung hòa và bình hằng. Tất nhiên, có thể nghiêng về một bên, cái gọi là xem số mệnh, là xem phía Nhật chủ mạnh hay yếu, nóng hay lạnh, khô hay ẩm? Sau đó lấy ra các ngũ hành có thể hóa giải hoặc cân bằng chúng, quá trình này được gọi là “lấy dụng thần”, nên có câu nói: Người xem mệnh, chỉ xem Dụng Thần là đủ. Nguyên tắc Dụng Thần là để trung hòa tổng thể mệnh, hoặc làm cho nó lưu thông mà không gây ra hiện tượng tắc nghẽn không đều. Trong mệnh mà Dụng Thần càng có lực, vợ chồng càng hòa hợp, tài lộc càng lớn. Ngược lại, nếu Dụng Thần không mạnh, hoặc không thể tìm được Dụng Thần, vợ chồng không yêu thương nhau, sẽ có mệnh nghèo hèn không tốt. Cho nên: lấy bố cục Dụng Thần cao thấp làm cơ sở chính để luận bàn giàu nghèo, cát hung, thọ yểu. Hầu hết những người có Dụng Thần, vợ chồng yêu thương, thuận lợi, có thể được coi là giàu có và thịnh vượng; ngược lại, những người có Dụng Thần không hòa hợp, bất thường hoặc hỗn loạn có thể bị coi là nghèo hèn, hung yểu. Đây là về quan điểm về bố cục tiên thiên. Dưới đây là các ví dụ sau để phân tích:

Thời (giờ) Nhật chủ Nguyệt (tháng) Niên (năm) Nam mệnh
Ất Mộc Canh Kim Ất Mộc Quý

Thủy

Can
Dậu Kim Thần Thổ Mão Mộc Tị Hỏa Chi

Mệnh lý bát tự lấy nhật can của ngày sinh (tức là thiên can) đại biểu cho bản thân, tạo ra nhật can làm Canh Kim, vì vậy nó thuộc mệnh Canh Kim. Bây giờ chúng ta hãy xem mệnh canh Kim trong bát tự này lấy cái gì làm Dụng Thần? Tất nhiên, bước đầu tiên chúng ta phải đánh giá xem Canh Kim Nhật Chủ trong bát tự thuộc về mạnh hay yếu? Nếu sinh vào mùa hè hay mùa đông, vẫn phải xem nóng hay lạnh, khô hay ẩm? Sau khi đánh giá Nhật Chủ mạnh hay yếu, mới có thể quyết định lấy cái gì làm Dụng Thần. Vậy bắt đầu từ đâu? Miễn là phương pháp chính xác, mọi con đường đều dẫn đến Rome. Ở đây sẽ lấy Nhật can thêm Nguyệt trụ địa chi để xác định Nhật can mạnh yếu làm phương pháp. Vì 4 thời (xuân, hạ, thu, đông) quyết định mối quan hệ giữa vượng, tương, tử, tù, hưu của ngũ hành.

Tứ thời =>

Ngũ hành↓

Xuân Hạ Thu Đông

Tháng bốn mùa

Mộc Vượng (tối vượng) Hưu (suy) Tử (tối suy) Tương (tối vượng)

Tù (thứ suy)

Hỏa Tương (thứ vượng) Vượng (tối vượng) Tù (thứ suy) Tử (tối suy)

Hưu (suy)

Thổ Tử (tối suy) Tương (thứ suy) Hưu (suy) Tù (thứ suy) Vượng (tối vượng)
Kim Tù (thứ suy) Tử (tối suy) Vượng (tối vượng) Hưu (suy) Tương (thứ vượng)
Thủy Hưu (suy) Tù (thứ suy) Tương (thứ vượng) Vượng (tối vượng)

Tử (tối suy)

Bảng: Tứ thời vượng tương tử tù hưu ngũ hành (Chú thích: “Tháng tứ quý” chính là tháng 3, 6, 9, 12 theo Hoàng Lịch, đồng thời dùng để chỉ Thần, Mùi, Tuất, Sửu, Nguyệt).

Mệnh địa chi nguyệt trụ này thuộc Mão Mùi, Mão là tháng Hai, tức là thuộc mùa xuân, tra bảng thì Nhật chủ Canh kim mùa xuân ở vị trí Tù, ngay sau đó là Suy (lần suy vong thứ hai), tức là sinh ra Nhật chủ vốn đã suy. Còn thời tiết (nguyệt trụ địa chi) Mão Mộc, thịnh vượng nhất vào mùa xuân, nên càng có cơ sở để bắt đầu với Dụng Thần. Vì Canh Kim Nhật chủ sinh ra đã yếu, và nguyên tắc của mệnh là lấy trung hòa là điều quan trọng nhất, để Canh Kim Nhật chủ đạt được trung hòa, thì phải xuất Hỉ Thổ sinh Kim, và Hỉ Kim tự giúp đỡ. Bây giờ tìm kiếm lục tự còn lại trong bát tự, thấy rằng thiên can (phía trên mệnh bàn sinh tứ trụ) có hai Ất Mộc, một Quý Thủy, Thủy có thể sinh ra Mộc. Vì vậy càng tăng cường thêm Mão Mộc vốn đã thịnh vượng từ ban đầu, thì Canh Kim Nhật chủ càng không thể trung hòa.

Chuyển sang Địa chi (hàng bên dưới mệnh bàn tứ trụ) có một Tị Hỏa, Hỏa khắc Kim, không giúp gì cho Nhật chủ Canh Kim, nay lại có thừa Nhật chi và Thời chi. Nhật chi là Thần Thổ, Thổ sinh Kim. Thời chi là Dậu Kim, Kim có thể tự giúp bản thân nên Nhật chi và Thời chi tự giúp tăng thêm lực lượng. Vì vậy, sức mạnh của hai bên (thổ kim và thủy hộc hỏa) được so sánh và bên đối diện được thời (được vị trí thuận lợi của thời tiết) và được sức mạnh (số lượng Thiên can và địa chi tổng là 5, chiếm ưu thế). Bên thủy, mộc, hỏa vẫn còn mạnh, và Nhật chủ thuộc bên Kim vẫn còn yếu, vì vậy dùng Hỉ Thổ Kim làm Dụng Thần.

Phán đoán sự mạnh yếu của Nhật chủ là vấn đề mấu chốt nhất, khó nắm bắt nhất trong luận mệnh bát tự, và cũng phụ thuộc vào trình độ của người xem bói. (Miền công cộng)
Phán đoán sự mạnh yếu của Nhật chủ là vấn đề mấu chốt nhất, khó nắm bắt nhất trong luận mệnh bát tự, và cũng phụ thuộc vào trình độ của người xem bói. (Miền công cộng)

Việc đánh giá Nhật chủ mạnh hay yếu thường được đo bằng cách xem Nhật chủ có đắc thời, đắc địa không (được trợ giúp của Địa chi) và sức mạnh. Nếu chiếm 2/3 có thể được coi là mạnh, và ngược lại. Tất nhiên nó không phải là tuyệt đối, và đôi khi cũng có ngoại lệ. Vì vậy, phán đoán sự mạnh yếu của Nhật chủ là vấn đề mấu chốt nhất, khó nắm bắt nhất trong luận mệnh bát tự, và cũng phụ thuộc vào trình độ của người xem bói. Bởi vì nếu đoán sai sự mạnh yếu của Nhật chủ, sẽ chọn sai Dụng Thần, và tất cả những phán đoán sau đó về phú quý, nghèo hèn, người thân, đại vận, năm hạn... đều sai. Rõ ràng là việc không tốt, lại nói thành vận may. Người ta nghe tin theo và đầu tư bằng mọi giá, kết quả là thất bại hoàn toàn, gia tài mất hết.

Giờ chúng ta lấy Hỉ Thổ Kim làm Dụng Thần, liệu nó có sức mạnh không? Kết cấu có phù hợp rõ ràng không? Nó là cơ sở để đánh giá mệnh phú quý, nghèo hèn. Canh kim Nhật chủ tự tọa Thần Thổ. Thổ sinh Kim liên tục, lại thêm Dậu Kim Thời chi là chỗ đế vượng (Dương Nhẫn) của Canh kim Nhật chủ, và là gốc thịnh vượng nhất của Canh kim Nhật chủ trong 12 Địa chi. Tất nhiên nó thuộc về Dụng Thần có sức mạnh. Lại thêm Địa chi Thần Dậu hợp Kim, nó tăng cường sức mạnh của Hỉ Dụng Thần. Thiên can Ất canh tương hợp, tài (ngôi sao may mắn Ất Mộc) tìm đến, Quý Thủy thương quan dẫn thông khí Kim Mộc, và khí lực trong bát tự được lưu thông. Khí lực của kim mộc thủy hỏa thổ tuần hoàn, và sự hòa hợp thể hiện rõ.

Một điểm nữa là nếu thời Nhẫn Cách yếu (như trong ví dụ này, khi cơ thể yếu thì Thời chi là Dương Nhẫn của Nhật chủ ), hoặc Quy lộc cách (thời chi là chỗ tạo lộc của Nhật chủ). Nếu thời chi không bị xung khắc, phá hoại, người đó sẽ thường có thành tích phi thường với sự trợ giúp của cát vận. Tác giả bài viết đã thống kê rất nhiều tỷ phú cũng có mệnh này. Vì trong cấu trúc này, Thời chi giống như một quả cân dù nhỏ vẫn có thể chịu được ngàn cân. Vì vậy, trường hợp này cũng vậy, dựa vào Thời chi Dậu Kim Dương nhẫn và Thần Dậu hợp Kim, giúp Nhật chủ, đủ để cân ‘tài, quan’, và sở hữu tất cả danh lợi, trở thành một người giàu có.

Minh An
Theo Thái Nguyên - Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Phú quý từ đâu tới và đến như thế nào?