Quốc gia duy nhất có biên giới nhưng không lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bhutan được công nhận là "Quốc gia hạnh phúc nhất" trên thế giới. Người dân ở đây luôn thấy rằng mình rất hạnh phúc. Niềm hạnh phúc này không phải là sự thỏa mãn dục vọng vật chất, mà là là sự hài lòng đến từ tín ngưỡng và quan niệm.

Bhutan là quốc gia nhỏ nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, với diện tích chỉ bằng 1/10 Việt Nam, lại là quốc gia nằm trên con đường tơ lụa cổ đại nối liền Trung Quốc với Ấn Độ. Tuy là quốc gia có lịch sử lâu đời (khoảng 4000 năm), và có mối quan hệ lâu đời với các vương triều Trung Hoa, nhưng Bhutan lại là quốc gia duy nhất có biên giới với Trung Quốc mà không thiết lập quan hệ ngoại giao với nước này. Không những vậy, quốc gia có thủ đô cách biên giới với Trung Quốc chỉ 45 km này lại là nước duy nhất trong 48 quốc gia châu Á không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Bhutan là quốc gia nhỏ nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, với diện tích chỉ bằng 1/10 Việt Nam, lại là quốc gia nằm trên con đường tơ lụa cổ đại nối liền Trung Quốc với Ấn Độ.
Bhutan là quốc gia nhỏ nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, với diện tích chỉ bằng 1/10 Việt Nam, lại là quốc gia nằm trên con đường tơ lụa cổ đại nối liền Trung Quốc với Ấn Độ. (Wikipedia)

Ngành du lịch của Bhutan

Bhutan là quốc gia có phong cảnh tự nhiên rất đẹp, rừng nguyên sinh che phủ lên đến 72% diện tích quốc gia, trong đó 26% diện tích toàn quốc là các công viên quốc gia. văn hóa, cảnh quan, phong tục và đồ thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Bhutan làm say mê lòng người.

Xưa kia Bhutan cách ly với thế giới, từ năm 1974 mới bắt đầu mở cửa cho người nước ngoài nhập cảnh. Tuy ngành du lịch là ngành kinh tế trụ cột của quốc gia, nhưng Bhutan cực kỳ coi trọng bảo vệ văn hóa truyền thống. Mặc dù Bhutan không hạn chế số lượng du khách nước ngoài, nhưng du khách chỉ được tham gia những hành trình tham quan được chính phủ giám sát nghiêm ngặt. Những đoàn du khách từ 3 người trở lên mà ở lại Bhutan thì mỗi người mỗi ngày phải nộp khoảng 250 đô la Mỹ tiền thuế để giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên và nền văn hóa lâu đời của Bhutan.

Từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm là mùa thích hợp với du lịch ở Bhutan, nhất là đầu mùa xuân, cảnh sắc càng tươi đẹp say mê lòng người. Bhutan cực kỳ coi trọng bảo vệ sinh thái và thiên nhiên, do đó các thành phố và các điểm danh lam thắng cảnh du lịch không nhiều.

Đường phố Bhutan không có đèn giao thông, tất cả đều dựa vào sự điều khiển giao thông của cảnh sát. Các trạm cảnh sát ở các con đường chính đều là một trong những điểm tham quan du lịch mà du khách phải đến.

Bhutan không có nhiều thành phố hay thắng cảnh du lịch. Nơi đây vẫn còn rất hoang sơ với 76% diện tích rừng bao phủ. Do đó, khách du lịch tứ phương đến Bhutan sẽ cảm nhận được không khí trong lành, văn hóa đậm chất bản xứ nhờ được bảo tồn và giữ gìn cẩn thận.
Bhutan không có nhiều thành phố hay thắng cảnh du lịch. Nơi đây vẫn còn rất hoang sơ với 76% diện tích rừng bao phủ. Do đó, khách du lịch tứ phương đến Bhutan sẽ cảm nhận được không khí trong lành, văn hóa đậm chất bản xứ nhờ được bảo tồn và giữ gìn cẩn thận. (Göran Höglund (Kartläsarn) Flickr - CC BY 2.0)

Từ thủ đô Thimphu của Bhutan, ngồi xe 3 giờ đồng hồ là đến cố đô Punakha, vốn là thủ đô cũ của Bhutan từ thế kỷ 17. Từ năm 1955, sau khi dời đô đến Thimphu, Punakha trở thành Cung điện Mùa đông của Hoàng gia, cũng là cung điện đẹp nhất Bhutan. Tháng 10 năm 2011, quốc vương Wangchuck của Bhutan, người được ca ngợi là "Quốc vượng đẹp trai nhất thế giới" đã tổ chức lễ cưới vương hậu ở cung điện này.

"Mô hình Bhutan”: Tổng giá trị hạnh phúc quốc dân

Xưa kia Bhutan đã từng là lãnh thổ của Trung Quốc. Thế kỷ thứ 8, Bhutan là một bộ lạc thuộc nước Thổ Phồn, đến thời nhà Nguyên thì nằm dưới sự quản lý của Tuyên Chính Viện, mãi cho đến thời nhà Thanh mới độc lập. Sử sách triều Thanh gọi Bhutan là Bố Lỗ Khắc Ba.

Quốc kỳ Bhutan là là cờ duy nhất trên thế giới hiện nay có hình rồng trắng trên nền nửa vàng nửa đỏ. Quốc kỳ nhà Thanh (Hoàng long kỳ) là con rồng xanh trên nền vàng. Quốc kỳ thời Bảo Đại triều Nguyễn Việt Nam cũng có hình con rồng trên nền vàng viền tam giác đỏ. Ba loại cờ rồng trên khá giống nhau.

Cư dân Bhutan chủ yếu là người dân tộc Tạng và Nepal. Người dân tộc Tạng phân bố ở phía Tây, chiếm khoảng 65%, người dân tộc Nepal ở phía Nam, chiếm khoảng 35%. Ngoài ra còn có người tộc Ấn Độ. Bhutan là quốc gia tôn giáo, toàn dân đều có tín ngưỡng, 75% cư dân tín phụng Phật giáo Tạng truyền, 25% cư dân tín phụng Ấn Độ giáo.

Bhutan là quốc gia tôn giáo, toàn dân đều có tín ngưỡng, 75% cư dân tín phụng Phật giáo Tạng truyền, 25% cư dân tín phụng Ấn Độ giáo. 
Bhutan là quốc gia tôn giáo, toàn dân đều có tín ngưỡng, 75% cư dân tín phụng Phật giáo Tạng truyền, 25% cư dân tín phụng Ấn Độ giáo. (Getty)

Ở Bhutan, mỗi người đều sở hữu nhà ở và đất đai, có thể tự mình trồng trọt để có nguồn lương thực. Người dân Bhutan thích ăn ớt, và cho ớt vào làm gia vị chế biến thức ăn. Nhà cửa của người Bhutan thường làm 3 tầng, lợp mái, người dân thường vẽ tranh và đồ trang sức lên nhà. Người dân Bhutan được hưởng nền giáo dục và dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí, và cấm hút thuốc. Bhutan trở thành quốc gia có dân số khỏe mạnh nhất thế giới. Người Bhutan thường mặc trang phục truyền thống dân tộc khá giống nhau nhằm bảo vệ văn hóa truyền thống.

Bhutan không phải là quốc gia phát triển, tổng giá trị sản phẩm quốc dân đầu người năm 2007 của Bhutan khoảng 1.400 đô la Mỹ, GDP bình quân năm 2017 là 2.800 đô la. Thu nhập lớn nhất của Bhutan là nguồn thủy điện bán cho Ấn Độ, chỉ số phát triển của Bhutan đứng thứ 134 trên 192 quốc gia trên thế giới, kinh tế khá lạc hậu.

Tuy nhiên Bhutan lại là "Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới". Người dân Bhutan đều cho rằng mình rất hạnh phúc, niềm hạnh phúc này không phải đến từ việc thỏa mãn dục vọng vật chất, mà đến từ sự hài lòng về quan niệm và tín ngưỡng. Bhutan có Bộ Hạnh phúc chuyên chăm sóc sự bình yên nội tâm của dân chúng.

Người dân Bhutan đều cho rằng mình rất hạnh phúc, niềm hạnh phúc này không phải đến từ việc thỏa mãn dục vọng vật chất, mà đến từ sự hài lòng về quan niệm và tín ngưỡng.
Người dân Bhutan đều cho rằng mình rất hạnh phúc, niềm hạnh phúc này không phải đến từ việc thỏa mãn dục vọng vật chất, mà đến từ sự hài lòng về quan niệm và tín ngưỡng. (Getty)

Năm 2005, Bhutan trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu khi họ sáng tạo ra "Mô hình Bhutan", đề ra lý luận Tổng giá trị hạnh phúc quốc dân (Gross National Happiness,GNH), được cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý, và trở thành chủ đề kinh tế học thú vị của các chuyên gia, học giả và các viện nghiên cứu của các nước phương Tây như Mỹ, Nhật Bản... Trong con mắt của các quốc gia tiên tiến của thế kỷ 21 này, đấy là quan niệm 'mới', mà Bhutan đã âm thầm lặng lẽ phát triển trong hơn 30 năm qua.

Cái gọi là "Mô hình Bhutan" chính là chú trọng sự phát triển cân bằng giữa vật chất và tinh thần, đặt việc bảo vệ môi trường và giữ gìn văn hóa truyền thống lên trên phát triển kinh tế, tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển là "Tổng giá trị hạnh phúc quốc dân".

Vệ sĩ Trái Đất

Bhutan cực kỳ coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái. Toàn quốc cấm thuốc lá, cấm nhập khẩu túi nilon. Chính quyền còn quy định rằng, mỗi người dân mỗi năm tối thiểu phải trồng 10 cây. Năm 2005 Bhutan được Cơ quan Môi trường Liên hiệp quốc tặng thưởng danh hiệu "Vệ sĩ Trái Đất". Để bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa truyền thống, Bhutan sẵn sàng "kiếm ít tiền", có khoáng sản cũng không khai thác. Người Bhutan cho rằng: "cuộc sống có chất lượng thực sự không phải ở chỗ hưởng thụ vật chất cao, mà là có văn hóa và tinh thần phong phú".

Vì không muốn môi trường thiên nhiên bị du khách phá hoại nên Bhutan thu phí du khách rất cao, lên đến 250 đô la Mỹ. Bhutan cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm thuốc lá. Ở nơi công cộng, người dân Bhutan bất kể nam hay nữ đều cần mặc quốc phục, tức trang phục truyền thống quốc gia. Nam mặc váy liền dài quá đầu gối, gọi là Gol, nữ mặc trang phục gồm 3 thứ (áo, váy và áo khoác ngoài), dài đến mắt cá chân, gọi là Kira.

Bhutan là quốc gia nông nghiệp, bất kỳ người dân nào đều có thể yêu cầu chính quyền cấp đất ở nông thôn để làm nhà và canh tác. Người Bhutan dùng phương pháp canh tác truyền thống, hoàn toàn không dùng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.

Hoàng Mai
Theo Secretchina

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Quốc gia duy nhất có biên giới nhưng không lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc