Quỷ Cốc Tử: Bí quyết làm người, đối nhân xử thế cần biết 'ẩn mình'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Quỷ Cốc Tử nói: “Đạo ước chế của Thánh nhân là ở ẩn và giấu”. Điều này nói lên bí quyết làm người của bậc trí giả - ẩn giấu, không lộ. Cách đối nhân xử thế cần biết “ẩn tàng”.

Loạn thế thì ẩn mình, thái bình ra làm quan. Xã hội phức tạp và biến đổi liên tục, không ai có thể muốn gì làm nấy, nên cần phải hiểu và sử dụng thuật bãi hạp (bài học về cách úp mở để đi du thuyết của Quỷ Cốc Tử) một cách thích hợp. Khi hoàn cảnh thuận lợi, thì tích cực tiến công, khi hoàn cảnh bất lợi thì ẩn mình chờ đợi thời cơ.

Giấu tài cũng là một triết học xử thế, có câu “hoa nên nở hé, rượu nên ngà ngà say”, vì vậy chúng ta làm việc gì cũng phải có chừng mực.

Quỷ Cốc Tử cho rằng: "Khi thế Đạo không cần phải phá cũ làm mới thì ẩn mình chờ thời, đến khi cần phái phá củ làm mới thì hoạch định sách lược cho người cầm quyền. Có thể hợp tác với người trên, có thể kiểm tra đốc thúc người ở dưới. Có căn cứ, có tuân thủ, làm Thần bảo vệ của Trời đất".

Ý nghĩa là khi thế Đạo không cần cải tạo thì nên ẩn cư sâu để chờ thời cơ, khi thế Đạo có tai họa có thể cải tạo thì có thể hợp tác với tầng lớp trên và đôn đốc tầng lớp dưới, có chỗ dựa vào và có chỗ noi theo. Như vậy trở thành Thần bảo vệ của trời và đất.

Trong các sách võ hiệp, cảnh giới cao nhất của kiếm khách là sát nhân ở vô hình, họ rất biết ẩn mình nên khi ra tay sẽ không bị ai phát giác. Đây mới là kẻ trí giả và cao thủ thực sự.

Trung Quốc, Nhà, Xây Dựng, Kiến Trúc, Màu Sắc
Cảnh giới cao nhất của kiếm khách là sát nhân ở vô hình, họ rất biết ẩn mình nên khi ra tay sẽ không bị ai phát giác. Đây mới là kẻ trí giả và cao thủ thực sự. (Ảnh: pixabay)

Ẩn giấu tài năng

Cách nói giấu nghề giấu tài có nguồn gốc sớm nhất là từ “Cựu Đường Thư - Tuyên Tông Ký”: “(Đường Tuyên Tông) Trải qua hai triều Thái Hòa và Hội Xương, giỏi giấu tài năng, ở cùng hay vui chơi cùng mọi người, đều chưa từng nói lời thể hiện tài năng trí tuệ”. Nói là Đường Tuyên Tông.

Đường Tuyên Tông Lý Thầm, tên ban đầu là Lý Di, con trai thứ 13 của Đường Hiến Tông Lý Thuần, và là anh trai cùng cha khác mẹ của Đường Mục Tông Lý Hằng. Xét về vai vế, là chú của ba vị hoàng đế Đường Kính Tông, Đường Văn Tông, Đường Vũ Tông, nhưng họ kém Kính Tông và Văn Tông một tuổi.

Chính trị thời Trung Đường, các bè phái trong triều tranh chấp liên miên, hoạn quan nội cung thao túng, tình hình tranh giành hoàng tộc phức tạp. Hai sự kiện chính trị nổi tiếng trong lịch sử của triều đại nhà Đường - biến cố chùa Cam Lộ và cuộc xung đột giữa hai nhóm Ngưu - Lý, đã diễn ra trong thời kỳ này.

Lý Di là người cẩn trọng ít nói, và trong cung cho rằng ông là kẻ "không khôn ngoan (không thông minh)". Trong hoàn cảnh chính trị này, lại cẩn trọng hơn trong lời nói và việc làm, giấu tài giấu nghề, để tránh tai họa. Vì vậy, Văn Tông, Vũ Tông thường ép ông nói trong các buổi yến tiệc và lấy đó làm vui. Đặc biệt là Vũ Tông, một kẻ hào khí, đặc biệt coi thường Lý Di và không trọng đãi ông. Lý Di được Đường Mục Tông phong là Quang Vương, nhưng Văn Tông và Vũ Tông không gọi ông ta bằng danh hiệu này, mà gọi ông ta là "Quang Thúc" (chú Quang), đây là cách rất miệt thị.

Năm Hội Chương thứ 6, Vũ Tông lâm trọng bệnh, thái giám Mã Nguyên Chí và những kẻ khác cho rằng Lý Di dễ khống chế hơn, nên lập làm Hoàng Thái Thúc, "điều khiển quân đội triều chính", đổi niên hiệu là Lý Thầm, trở thành người thừa kế mới của ngai vàng. Lúc này, người ta mới phát hiện ra "ẩn đức" của Lý Thầm.

Tháng 3 cùng năm, Vũ Tông qua đời và Lý Thầm lên ngôi hoàng đế ở tuổi 37, tức là Đường Tuyên Tông.

Ông thích đọc "Trinh Quán chính yếu", và sau khi lên ngôi, ông đã tập trung vào các công việc chính trị và cần mẫn trong việc quản trị, đồng thời cống hiến hết mình để cải thiện các vấn đề xã hội khác nhau còn sót lại từ thời Trung Đường - chấm dứt xung đột giữa hai phe phái Ngưu - Lý; hạn chế sự bành trướng quá mức của thái giám; đánh lại các quan lại vô luật pháp và ngoại thích; giải tội cho Trịnh Chú, Lý Huấn bị chết do biến cố chùa Cam Lộ.

Về đối nội, ông tập trung trị quốc, chăm sóc bách tính, giảm bớt thuế, chú trọng tuyển chọn nhân tài. Về đối ngoại, đánh bại dân tộc Thổ Phồn, Hồi Hột, Đảng Hạng, Hề Nhân, và giành lại những vùng đất rộng lớn bị Thổ Phồn chiếm lĩnh, đưa nhà Đường khởi sắc, và dân chúng trở nên thịnh vượng hơn, khiến chính quyền vốn đang suy bại dần dần phục hưng.

Vì vậy, các nhà sử học đánh giá cao Lý Thầm, cho rằng ông là "minh quân" giống như thời thịnh trị Văn Cảnh chi trị, Trinh Quán chi trị. Giai đoạn này được gọi là "Đại Trung chi trị" trong lịch sử. Những người cùng thời gọi ông là “tiểu Thái Tông”.

Đại trí nhược ngu

Một người sống trên đời, không thể quá khoe khoang.

Khi Khổng Tử còn nhỏ, ông đã được Lão Tử dạy dỗ.

Khi ấy, Lão Tử từng nói với ông rằng: “Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu”. (Thương nhân giỏi khéo giấu như không có đồ quý, quân tử đức lớn dung mạo như kẻ ngu)

“Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu”. (Thương nhân giỏi khéo giấu như không có đồ quý, quân tử đức lớn dung mạo như kẻ ngu). (Ảnh: miền công cộng)

Nghĩa là, thương nhân giỏi làm ăn luôn che giấu hàng quý, không để người khác dễ dàng thấy, trong khi bậc quân tử tuy có đạo đức cao quý nhưng tướng mạo lại trông như ngốc nghếch.

Thời xưa, trong các cửa hàng của thương nhân, hàng hóa có giá trị không được trưng bày ở ngay bên ngoài cửa hàng và người chủ luôn cất giữ chúng trong kho. Chỉ khi gặp những người giàu có và hiểu biết về hàng hóa, họ mới nói cho biết có đồ tốt ở trong. Nếu giả sử đặt hàng thượng đẳng ra ngoài nơi dễ thấy thì không có lý do gì mà kẻ trộm lại không để mắt tới.

Không chỉ hàng hóa, mà tài năng của con người cũng như thế. Như câu nói “mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích”, những người tài hoa xuất chúng mà lại thích khoe khoang bản thân, nhất định sẽ gây cho người khác sự phản cảm, sẽ phải chịu thiệt lớn mà không hề hay biết.

Đôi khi, chúng ta phải học cách ẩn mình. Che giấu bản thân không phải là một loại yếu kém, mà là một loại trí huệ sinh tồn. Vừa có tác dụng khiến đối phương lơ là, vừa có thể tích lũy sức mạnh cho bản thân.

Che giấu là che giấu sự vụng về, và cũng có thể là giấu tài năng. Đây là để lấy tĩnh chế động, không để lộ thực lực của bản thân, cũng không phải để lộ khuyết điểm của bản thân.

Lý Tông Ngô, giáo chủ của Hậu Hắc giáo, nói rằng "từ xưa tới nay, vốn thành đại sự đều là coi trọng việc kín đáo, đều có đặc điểm cẩn trọng, dè dặt”, giỏi che giấu bản thân, nhìn như là không có mà thực ra lại tràn đầy, so với những kẻ phô trương không biết là cao minh hơn biết bao nhiêu .

Làm người không thể bộc lộ tài năng, dù tài giỏi xuất chúng đến đâu, nếu chỉ thích thể hiện thì sẽ dễ bị người khác thấy phản cảm, hoặc sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi. Trên đời này có rất nhiều người tài giỏi nhưng cũng người thực sự có vừa có tài và có “tầm nhìn” có lẽ không có nhiều. Ví dụ như trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, rất nhiều người tài hoa xuất chúng đã chết dưới tay Tào Tháo, chẳng hạn như Khổng Dung, Dương Tu, Mi Hoành và nguyên nhân đều là vị họ không biết che giấu bản thân. Vì vậy, cho dù tài năng có cao đến đâu thì cũng phải giỏi ẩn náu, nhất định phải đạt đến cảnh giới như vậy.

Muốn bảo vệ và phát triển bản thân thì nên biết cách làm người có trù tính.

Trong cuộc sống, với những việc không liên quan tới đại cục, những việc nhỏ vụn vặt, giả hồ đồ kỳ thực là là cách làm rất thông minh.

Shakespeare đã dùng vai nhân vật Viola trong "Đêm thứ mười hai" để nói một câu như thế này: "Bởi vì anh ta rất thông minh, anh ta có thể giả vờ ngốc, hoàn toàn trở thành một kẻ ngốc, anh ta phải có đủ trí tuệ".

Chỗ cao minh của một người không phải là họ thông minh đến mức nào, mà là họ có biết cách giả ngốc hay không.

Có một tình tiết như vậy trong cuốn sách thứ hai “Dạ Thẩm” của vở kịch "Tể tướng Lưu Gù" :

Càn Long cải trang vi hành, không ngờ lại dính vào một vụ án giết người và bị tống vào ngục Giang Ninh.

Sau khi tri phủ Lưu Dung biết sự thật, thẩm vấn cũng không được, mà phóng thích cũng không được, lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Không cẩn thận là phạm trọng tội khi quân phạm thượng.

Lưu Gù thông minh đã nghĩ ra một giải pháp: trong ngục chỉ thắp một ngọn nến, dùng ánh nến tối để tra xét vụ án, tối đen thui nên không nhìn rõ gì nó không chỉ bảo toàn thể diện cho Thiên tử, cũng làm tận chức trách của quan địa phương.

Không lỡ lời

Như có câu: "Gặp người chỉ nói ba phần, còn bảy phần không nên nói với người khác”. Khổng Tử nói: “bất đắc kỳ nhân nhi ngôn vị chi thất ngôn” (Nói với người không đúng người thì gọi là lỡ lời).

Một người biết lắng nghe điềm tĩnh sẽ không chỉ được mọi người khắp nơi hoan nghênh mà dần dần sẽ biết được nhiều điều. Và một kẻ huyên thuyên, giống như một con thuyền bị rỉ nước, mọi hành khách đều muốn thoát khỏi anh ta một cách nhanh chóng.

Đồng thời, nói nhiều rước họa, nói càn cũng rước họa. Như có câu nói “ngôn đa tất thất” (nói nhiều tất sẽ mất). Chỉ có trầm lặng mới không bị phản bội. Giữ im lặng là giữ cho không làm tổn thương người.

Bước chân vào xã hội, mỗi chúng ta đều phải nắm vững cách làm người khiêm tốn, ẩn nhẫn. Hãy nghĩ sâu tính kỹ, ít bộc lộ tài năng, và đừng rút hết những điều quý gia trong “gan bụng” mà nói ra. Nếu không hiểu đạo lý này, thì dù trong bụng bạn có bao nhiêu báu vật, cuối cùng chúng cũng sẽ trở thành vật trong túi của người khác!

Minh An
Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Quỷ Cốc Tử: Bí quyết làm người, đối nhân xử thế cần biết 'ẩn mình'