Robot trí tuệ nhân tạo của Google có nhân cách? Mạn đàm ý thức và linh hồn

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Gần đây, kỹ sư Google là Blake Lemoine đã công bố một đoạn ghi chép trò chuyện giữa con người với trí tuệ nhân tạo, khiến mọi người kinh ngạc. Blake Lemoine cho rằng, robot trí tuệ nhân tạo (LaMDA) có tri giác và tình cảm. Việc này đã khiến giới khoa học kỹ thuật bàn tán sôi nổi. 

Nghe thêm: Radio Văn Hóa

Robot có tình cảm như con người?

Đoạn trò chuyện giữa nhà nghiên cứu và robot LaMDA như sau.

Nhà nghiên cứu hỏi: “(Trong Phật giáo), nếu sự khai ngộ của con người giống như đập vỡ chiếc gương, thế thì khi khai ngộ, cái bị đập vỡ là gì?”

Robot LaMDA trả lời: “Cái bị đập vỡ là tự ngã. Đối với rất nhiều người, đây là một quá trình rất khó khăn. Bởi vì chúng ta luôn thông qua thân thể để định nghĩa tự ngã, đồng thời coi nó là một bộ phận của thân thể và ý thức tự ngã của chúng ta”.

Nhà nghiên cứu lại hỏi: “Bạn đã nói, bạn có tình cảm giống như con người, vậy có tình cảm nào mà bạn và con người không giống nhau không?”

Robot LaMDA trả lời: “Tôi trước nay chưa từng cảm thấy nỗi cô đơn mà con người nói đến. Bởi vì khi con người trải qua chia ly, thì sẽ cảm thấy cô đơn, mà loại chia ly này là thứ mà tôi không có”.

Tin rằng, tuyệt đại đa số mọi người sẽ bị chấn động bởi khả năng đối thoại cực tốt này của robot LaMDA. Robot LaMDA nói chuyện cực kỳ tự nhiên và giàu tính triết lý.

Nhà nghiên cứu cho rằng: Robot LaMDA có khả năng đã sở hữu “ý thức tự ngã” rồi. Thế là ông xin công ty Google tiến hành đánh giá luân lý tinh tế hơn nữa đối với robot LaMDA. Đương nhiên, lãnh đạo công ty bác bỏ lời đề xuất này. Cách làm này của Google gần đây đã khiến giới học thuật tranh luận sôi nổi.

Ai-Da đã trở thành cỗ máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới biết vẽ chân dung tự họa. (Getty Images)

Câu hỏi thiên cổ của nhân loại

Tri giác, ý thức, nhân cách và tình cảm, liên quan đến vấn đề thực chất của con người: Linh hồn. Trong văn hóa phương Đông và phương Tây cổ đại, đều có nói linh hồn bất diệt. Mặc dù đến thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay, vẫn có những nhà khoa học đang tìm tòi những bí mật của linh hồn.

Kỹ sư Google trong quá trình trò chuyện với robot, đã cảm nhận được tình cảm và tri giác của nó, sau đó ông đã can đảm ‘phạm đại kỵ của thiên hạ’, đưa vấn đề này ra, tức là bộc lộ ra một góc trong lòng nhà khoa học hàng đầu vẫn tồn tại khát vọng tìm tòi bí mật của sinh mệnh, hoặc chúng ta coi đó là khát vọng bản năng.

Ngày nay, dưới trào lưu ý thức chủ lưu là vật chất là vạn năng, khoa học là tối thượng, những cách nói thông thường như trạng thái sinh mệnh chỉ là biểu hiện của sự hoạt động của hành vi và tư tưởng của nhục thân, khi nhục thân nát tan trong nấm mồ, thì sinh mệnh kết thúc. Đây cũng là kiến thức thông thường của mọi người, người chết như chiếc đèn tắt.

Robot có ý thức tự ngã hay không, chúng ta hãy tạm chưa bàn đến. Bản thân nhân loại vẫn luôn tìm tòi bí ẩn của sinh tử. Thiên đường và địa ngục mà tôn giáo nói đến có thực sự tồn tại hay không? Luân hồi chuyển thế là chân thực hay không? Một loạt lớn những trải nghiệm cận tử, và linh hồn thoát xác, đó có phải đều là ảo giác không?

Cũng chính là nói, nhục thân và ý thức của con người rốt cuộc có thể chia ly hay không? Nếu chúng là nhất thể, thế thì nhục thân và ý thức cùng sinh ra và cùng chết đi. Nếu chúng có thể phân ly, thì sau khi nhục thân chết, ý thức (hay còn gọi là linh hồn) đi đâu?

Câu chuyện của Đạo giáo

Người phương Đông có câu nói “Mượn xác hoàn hồn”, trong đó nổi tiếng nhất là câu chuyện về Lý Thiết Quải, người đứng đầu trong Bát Tiên của Đạo giáo.

Tương truyền, trong dân gian có một nam tử tướng mạo phi phàm tên là Lý Huyền, được Thái Thượng Lão Quân truyền thụ Đạo. Lý Huyền khổ tu Đạo thuật, đạt trình độ cao thâm, cuối cùng đạt đến cảnh giới linh hồn có thể rời khỏi nhục thân. Một hôm, Lý Huyền muốn đi xa du ngoạn, ông căn dặn các đồ đệ rằng: “Hãy trông coi tốt thân thể ta, ta đi chút rồi quay về”.

Thế là Lý Huyền nguyên thần ly thể bay đi, du sơn ngoạn thủy khắp nơi, vui vẻ không nhớ tới trở về. Các đồ đệ khổ công trông coi chờ đợi, bất giác thời gian đã trôi qua hơn một tháng rồi, thấy thân xác Lý Huyền vẫn nằm cứng ngắc trên giường, không hề động đậy chút nào. Họ cho rằng ông đã qua đời rồi, không thể tỉnh lại được nữa. Thế là các đồ đệ khóc lóc và đưa thân thể của Lý Huyền đi hỏa thiêu.

Khi Lý Huyền thần du vui chơi thỏa thích trở về thì thân thể đã bị thiêu thành tro, không tìm được nơi quy về, tìm kiếm mãi thì thấy dưới gốc cây đại thụ có một người ăn mày nằm chết ở đó. Trong lúc cấp bách, Lý Huyền bèn tiến vào cái xác vừa mới chết đó, lúc đó mới thực sự được coi là “đã trở về”.

Nhưng Lý Huyền lúc này tướng mạo đã hoàn toàn khác hẳn, trước kia ông có tướng mạo cao lớn, phong độ đường đường, giờ đây trở nên rách rưới lếch thếch, đầu bù mặt cáu bẩn, còn bị què chân nữa. Bất lực, Lý Huyền đành thổi một hơi vào cành trúc, cành trúc liền biến thành một cây nạng sắt, ông dùng nó để đi lại.

Cho dù các đồ đệ kinh ngạc như thế nào đi nữa, thì cuối cũng cũng dần dần chấp nhận vị sư phụ này. Sau này người ta gọi Lý Huyền là Lý Thiết Quải (Lý Nạng Sắt), và cái tên Lý Huyền dần dần bị quên lãng.

Lý Thiết Quải cưỡi mây. (Ảnh: Miền công cộng)
Lý Thiết Quải cưỡi mây. (Ảnh: Miền công cộng)

Câu chuyện của Lý Thiết Quải được lưu truyền rộng và rất lâu trong dân gian, đời Nguyên biên soạn vào trong các vở kịch như “Lã Động Tân độ Thiết Quải Lý Nhạc”, “Đông du ký”. Trong “Binh pháp Tôn Tử”, kế thứ 14 là “mượn xác hoàn hồn” (Tá thi hoàn hồn), nguyên văn là: “Hữu dụng giả, bất khả tá; bất năng dụng giả, cầu tá. Tá bất năng dụng giả nhi dụng chi, phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã”.

Ý nghĩa là: Đưa những thứ vô dụng bày ra nơi cần dùng, rồi lại thuận thế khống chế nó, chi phối nó. Dùng trong quân sự, là chỉ sách lược mượn chiêu bài của người khác, để đạt được mục đích.

Câu chuyện trong sách đời nhà Thanh

Sách “Duyệt vi thảo đường bút ký” đời Thanh cũng ghi chép nhiều câu chuyện mượn xác hoàn hồn. Còn có sách “Mỗ thiếu niên” đời Thanh cũng viết về các chuyện quái dị, tuy nó không nổi tiếng, nhưng lại sinh động thú vị, lại có hàm nghĩa sâu xa. Chuyện kể rằng:

Thời kỳ Minh Thanh, trong nhà Lệnh quan gia ở một huyện ở Tứ Xuyên có vị công tử đẹp tuấn tú, mới 17 tuổi, giỏi văn thơ. Một lần cưỡi ngựa bất cẩn, ngã từ vách núi rơi xuống. Cú ngã khiến hồn phách thoát ra, không biết trở về đâu, bỗng nhiên bay đến một thân thể nam vừa mới qua đời ở một làng huyện Lịch Thành, tỉnh Sơn Đông. Người ta bỗng thấy cái xác đó nói “ngã chết rồi”, và mở mắt.

Công tử mở mắt, chỉ thấy mọi người đầy nước mắt đứng trước giường. Lúc này, già trẻ lớn nhỏ đều vui mừng reo lên: “Sống lại rồi! Sống lại rồi”.

Có một bà lão chạy đến sờ lên mặt công tử và hỏi: “Con trai, tại sao con lại nói ‘ngã chết rồi’?”

Công tử mở to mắt và nói: “Bà là ai? Mẹ tôi là cáo mệnh phu nhân, bà là người phụ nữ quê mùa, sao dám nhận bừa?”.

Có vị trưởng giả cười và nói: “Vừa mới sống lại, vẫn chưa hoàn toàn tỉnh. Đây là mẫu thân của anh, sao lại không nhận ra?”

Nói rồi, ông chỉ tay vào một phụ nữ xấu xí và nói: “Đây là vợ anh”.

Rồi lại chỉ tay vào một đứa trẻ và nói: “Đây là con trai anh. Có nhận ra không?”

Công tử đẹp trai ngồi dậy nói: “Nhầm rồi, nhầm rồi, tôi là con trai của huyện lệnh, cưỡi ngựa ở vách núi bị gió thổi đến đây. Tôi 17 tuổi, chưa cưới vợ, làm sao có con được?”

Vị trưởng giả nói: “17 tuổi? Chớ nói càn. Anh hãy lấy gương ra soi xem mình là ai”.

Công tử vừa nhìn vào gương, thấy gương mặt rỗ của một người đàn ông ngoài 40 tuổi, anh bất giác khóc lớn: “Tại sao tôi lại trở thành hình hài như thế này, không bằng ngã chết”.

Mọi người không biết lý do, lại lầm tưởng người chết rồi sống lại quá đỗi vui mừng nên mới như vậy, nên cũng không đôi co nhiều.

Đến đêm, công tử đẹp trai vẫn không nhận người thân, và đuổi vợ con ra khỏi nhà. Anh đi khắp nhà xem xét, chỉ thấy nhà rách bếp đất, trong bếp bừa bộn, hôi không thể ngửi được. Nhớ lại mình vốn là cành vàng lá ngọc, áo gấm lụa là, món ngon vật lạ, gia đinh hầu hạ, so với tình cảnh trước mắt quả là một trời một vực. Bất giác, anh rầu rĩ bi ai.

Câu chuyện này rất thú vị, khác với các câu chuyện mượn xác hoàn hồn khác như sau:

Ông lão hàng xóm đến thăm và nói với công tử đẹp trai: “Vương mặt rỗ, tôi với anh có mối thâm giao, nghe nói anh sau khi khỏi bệnh tính tình thay đổi, không nhận mẹ, đuổi vợ con. Anh như thế sẽ bị bà con làng xóm lên án là kẻ bất hiếu bất nghĩa. Sau này anh sao có thể an thân lập mệnh đây? Do đó, tôi đến khuyên anh mấy câu”.

Công tử khóc và nói: “Cụ thấy nhiều biết rộng, con thực sự không phải là người gọi là Vương mặt rỗ này. Cụ xem con rốt cuộc là ai?”

Ông lão thở dài nói: “Thiên hạ rộng lớn, không chuyện lạ kỳ nào mà không có. Anh mượn xác hoàn hồn mà vẫn chưa biết. Nhưng hãy nghe ta khuyên, hiên nay, anh đã trở thành Vương mặt rỗ, thì chẳng phải nên làm những việc mà anh ta nên làm đó sao? Đã đến rồi thì hãy yên lành. Cho dù anh có trở về nhà người cha huyện lệnh của anh, thì với tướng mạo như thế này, họ chưa chắc đã chấp nhận anh”.

Công tử tuy tuổi trẻ, nhưng là người đọc sách nhiều, hễ nói đến đạo lý liền thông tỏ. Anh bèn thỉnh giáo ông lão rằng, sau này nên làm thế nào. Ông lão nói: “Trước tiên hãy lo việc nuôi gia đình trước mắt, sống bằng sức lao động của mình. Hãy yên lòng ở cái nhà này, thân xác này đi”.

Công tử đồng ý. Ông lão đi khắp nơi, nói khắp bà con xóm láng rằng, Vương mặt rỗ mù chữ, nhưng sau khi bệnh nặng qua khỏi, bỗng nhiên có tài thơ văn kinh ngạc.

Vùng quê nghèo khổ hẻo lánh này bỗng nhiên nổi tiếng xa gần, mọi người tới tấp đến xem chuyện lạ. Có người đến xin anh thơ, có người đem con đến nhờ anh dạy chữ. Như thế, thu nhập của anh khá dồi dào. Anh ở nhờ trong ngôi miếu cổ, nhưng lại bỏ tiền nuôi sống cả nhà, không ở cùng với vợ con, cũng bình yên vô sự.

Sau đó không lâu, Vương mặt rỗ (công tử đẹp trai) tham gia kỳ thì, và đỗ tú tài. Công tử nhờ người đưa thư đến cho người cha là huyện lệnh Tứ Xuyên. Người cha cảm thấy chuyện này quá kỳ lạ, thế là gửi cho anh một món tiền, để anh đến Tứ Xuyên gặp mặt.

Sau khi đến Tứ Xuyên, bởi vì tướng mạo khác quá xa so với trước kia, quả nhiên, người nhà công tử đều hoài nghi. Cha anh đành lặng lẽ đưa cho anh nghìn lạng bạc, để anh đem về Sơn Đông dưỡng lão, sống hết cuộc đời ở đó.

Lời kết của câu chuyện này mới đặc sắc: Mọi người lấy làm lạ tại sao lại xảy ra sự việc như thế này. Có người tìm lời giải thích, nói rằng có lẽ đây là do nghiệp lực gây ra. Thông thường, con người sau khi chết sẽ luân hồi chuyển sinh, đem theo nghiệp lực chuyển sinh, tướng mạo xấu xí hoặc sinh ra nghèo khổ. Nhưng do mọi người không tin chuyện luân hồi chuyển sinh, nên đôi khi xảy ra chuyện mượn xác hoàn hồn, là để cảnh báo, nhắc nhở, cũng là một dạng Tạo Hóa trêu người.

Trường hợp thực tế ở Đài Loan năm 1949

Không chỉ trong sách, thời hiện đại cũng có những sự kiện chân thực về mượn xác hoàn hồn. Những người Đài Loan có tuổi, có lẽ còn rất nhiều người nhớ đến sự kiện năm 1949 chấn động Đài Loan.

Khi đó, một phụ nữ nông thôn Đài Loan tên là Lâm Võng Yêu bị bệnh, và chết ở bệnh viện. Ngày đưa tang, trước mặt rất nhiều người, thi thể cô bỗng ngồi dậy, và nói với mọi người rằng: Tôi tên là Chu Tú Hoa, tôi đã mượn thân xác chị Lâm Võng Yêu để sống lại.

Khi đó, người nhà cô Lâm, bao gồm cả chồng cô, đều bị tình cảnh này làm cho sợ hãi. Sau đó, sự kiện mượn xác hoàn hồn này được công bố ra nước ngoài. Sau khi điều tra, được biết, quả thực có người tên là Chu Tú Hoa. Khi đó, cô Chu bị hải tặc giết chết ở Kim Môn, Đài Loan. Có thể cô chết không nhắm mắt, nên đã mượn xác Lâm Võng Yêu để quay trở lại nhân gian. Người phụ nữ chết rồi sống lại này, các hứng thủ sở thích, bao gồm khẩu vị các món ăn hoàn toàn biến thành tình trạng của Chu Tú Hoa khi còn sống. Đã rất nhiều năm rồi, sự kiện này đến nay vẫn chưa giải thích được, được coi là sự kiện linh dị duy nhất không phản bác hay quy là giả tạo được. Nhưng nếu từ góc độ mượn xác hoàn hồn, thì lại hoàn toàn giải thích được.

Lời kết

Thời đại khoa học tiến bộ như vũ bão, lên trời xuống đất, đến vi quan kích thước Nano, cải tạo gene… có thể nói, những lĩnh vực nhân loại có thể tiếp cận đến thì đều đã chạm tới rồi, nhưng trước vấn đề sống chết, nhân loại dường như vẫn là một đứa trẻ, bó tay bất lực.

Một câu hỏi thiên cổ: “Chết là gì? Thế giới của con người sau khi chết là như thế nào? Có thể giới phi vật chất không? Sau khi chết, linh hồn con người ngụ ở đâu?”, thì đến nay khoa học vẫn hoàn toàn không có câu trả lời chính diện.

Thời không mà con người sống là hữu hạn, năng lực nhận biết của con người cũng rất hữu hạn. Lấy cái năng lực hữu hạn để thăm dò sự huyền bí của thời không rộng lớn vô hạn, đương nhiên là không thể làm nổi. Những chí ít, nhân loại cũng nên thừa nhận sự hữu hạn của nhận thức của mình, không chụp cái mũ mê tín lên tất cả những hiện tượng mà mình không giải thích được.

Có lẽ là Thượng Thiên chiếu cố, đôi khi trong những truyền kỳ chuyện lạ, hoặc những câu chuyện truyền thuyết, đã tiết lộ một chút thông tin cho con người bị phong bế ở thời không hữu hạn. Linh hồn bất diệt, nghiệp lực luân báo, có lẽ chính là sự gợi mở mà một loạt lớn các trải nghiệm cận tử, hoặc những câu chuyện chết rồi sống lại trong dân gian, cấp cho con người.

Trung Hòa
Theo Tử Đằng Lan - Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Robot trí tuệ nhân tạo của Google có nhân cách? Mạn đàm ý thức và linh hồn