Sở hữu tốt nhất trong đời: Cuộc sống đơn giản, tâm hồn thanh cao

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi trong lòng biết đủ bạn sẽ hạnh phúc hơn, những người có tính cách biết hài lòng, biết đủ là những người giàu có thực sự.

Nhà văn Dương Giáng từng nói: “Cuộc sống đơn giản và tâm hồn thanh cao là cảnh giới cao nhất của nhân sinh”.

Khi còn trẻ, chúng ta luôn nghĩ rằng cuộc sống là phải theo đuổi cuộc sống “cao sang”, chúng ta theo đuổi những chiếc xe xa hoa, nhà cao cấp, công việc tốt…

Người thông minh hiểu rằng nếu bạn theo đuổi vật chất quá nhiều, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi và tâm trí bạn sẽ mệt mỏi hơn; nếu bạn giảm bớt ham muốn của mình một cách hợp lý, học cách biết đủ làm vui, cuộc sống mới có thể ung dung, tự tại.

1. Các mối quan hệ đơn giản, sống tốt cuộc sống của bản thân

Có một câu nói kinh điển: “Khi khả năng, địa vị và nguồn lực của bạn không xứng đáng với tham vọng xã hội của bạn, tất cả những gì bạn làm là không hiệu quả”.

Khi đến một độ tuổi nhất định, con người phải biết cách giảm dần những mối quan hệ, bớt tiêu hao năng lượng, dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình.

Nam diễn viên Trần Đại Minh cũng là người đơn giản. Vào những ngày không đi diễn, anh pha một ấm trà, đọc sách, luyện thư pháp ở nhà, ngắm những chiếc lá rơi lặng lẽ ngoài cửa sổ và tận hưởng khoảng thời gian yên tĩnh trong nhà.

Có người từng hỏi anh: "Cuộc sống kiểu này có thú vị không?"

Trần Đạo Minh trả lời: "Thay vì hút thuốc, uống rượu, chơi bài, đi bar và vũ trường, tôi thà ngồi ở nhà với vợ dưới khung cửa sổ, cô ấy thêu thùa, tôi cắt ví cho cô ấy và may quần áo cho con gái”.

Sức người là có hạn. Đặt thời gian ở đâu, thì thành tựu cũng ở đó. Một cuộc sống thực sự chất lượng không phải dựa vào các mối quan hệ xã hội dốc sức tạo ra. Thà sống tốt cuộc đời của chính mình còn hơn lấy lòng các mối quan hệ cao sang.

Khi đến một độ tuổi nhất định, con người phải biết cách giảm dần những mối quan hệ, bớt tiêu hao năng lượng, dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình (Ảnh: pexels)
Khi đến một độ tuổi nhất định, con người phải biết cách giảm dần những mối quan hệ, bớt tiêu hao năng lượng, dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình (Ảnh: pexels)

2. Gia đình hoà thuận vui vẻ là hạnh phúc

Học giả Lâm Ngữ Đường từng nói: Cuộc sống gia đình lý tưởng là có một người vợ nói cười rực rỡ, và một vài đứa con xinh xắn có thể cùng chạy nhảy trong cơn mưa.

Sau này, với tình yêu của đời mình, ông đã biến lý tưởng thành hiện thực.

Kể từ khi kết hôn, ông hầu như dành toàn bộ thời gian cho gia đình bên cạnh việc viết lách. Lâm Ngữ Đường thường sử dụng đất sét và nến để làm những vật dụng xinh xắn làm quà tặng cho con. Khi rảnh rỗi, lại cùng lũ trẻ thổi bong bóng xà phòng.

Khi nghèo khó, vợ chồng cùng nhau chia sẻ. Sau này khi ổn định, họ lại cùng nhau tận hưởng cuộc sống. Hai người cũng xảy ra xung đột, nhưng lần nào Lâm Ngũ Đường cũng chủ động làm cho vợ cười.

Trong lễ kỷ niệm ngày cưới vàng, Lâm Ngũ Đường đã đặc biệt đúc một chiếc trâm cài "Kim ngọc bội" có khắc bài thơ “Người tình già” của James Whitcomb Riley và dành tặng riêng cho vợ.

Khi tuổi càng cao, chúng ta sẽ càng nhận ra rằng gia đình là sự nghiệp quan trọng nhất của chúng ta, và khả năng dụng tâm tạo dựng tốt một gia đình sẽ quyết định sự ấm áp của cuộc sống gia đình.

Không có của cải nào tốt bằng gia đình hòa thuận, và không có danh vọng nào tốt bằng hạnh phúc gia đình.

3. Vật chất đơn giản, biết hài lòng là của cải lớn nhất

Có một câu nói: “Biết đủ là sự giàu có tự nhiên, sự ham muốn là sự nghèo khổ do con người gây ra”.

Nếu bạn bằng lòng với những gì hiện có, thì hạnh phúc có được nhờ biết đủ là báu vật vô giá!

Nếu bạn bằng lòng với những gì hiện có, thì hạnh phúc có được nhờ biết đủ là báu vật vô giá! (Ảnh: pexel)
Nếu bạn bằng lòng với những gì hiện có, thì hạnh phúc có được nhờ biết đủ là báu vật vô giá! (Ảnh: pexels)

Hồ Cửu Thiều, một người ở Kim Khê vào thời nhà Minh, là một thầy đồ dạy học. Một mặt ông vừa dạy học, mặt khác lại chăm chỉ canh tác, và chỉ có thể vừa đủ cơm áo no ấm. Mỗi khi chạng vạng tối, Hồ Cửu Thiều đều ra cửa thắp hương, lạy trời chín lạy, tạ ơn trời đất đã ban cho mình một ngày hạnh phúc.

Vợ ông cười nhạo rằng: “Chúng ta ngày ba bữa cháo rau, sao có thể nói là có phúc”.

Hồ Cửu Thiều nói: “Trước hết, tôi rất may mắn vì tôi được sinh ra trong thời đại thái bình thịnh trị, không có thảm hoạ chiến tranh. Tôi cũng may mắn là cả gia đình chúng ta đều có cơm ăn, áo mặc, để chúng ta không bị chết đói và chết cóng. Điều may mắn thứ ba là trong nhà chúng ta không có ai bị bệnh, đây chẳng phải là phúc sao?”

Người xưa nói: bớt ham muốn thì tâm tĩnh, tâm tĩnh thì sự việc đơn giản. Khi trong lòng biết đủ bạn sẽ hạnh phúc hơn, những người có tính cách biết hài lòng, biết đủ là những người giàu có thực sự.

4. Tâm hồn thanh cao, tự do, tự tại là hạnh phúc nhất

Nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer từng nói: “Một người có yêu cầu càng thấp với những thứ vật chất bên ngoài, thì yêu cầu càng cao đối với những thứ nội tại."

Một người sống trong thế giới vật chất sẽ vất vả cả đời, tâm hồn sẽ trống rỗng. Khi chúng ta không còn theo đuổi vật chất cao sang, mà duy trì trạng thái tâm hồn thanh tĩnh, thì sẽ dễ dàng đạt được tâm hồn thanh tao.

duy trì trạng thái tâm hồn thanh tĩnh, thì sẽ dễ dàng đạt được tâm hồn thanh tao (Ảnh: pexels)
duy trì trạng thái tâm hồn thanh tĩnh, thì sẽ dễ dàng đạt được tâm hồn thanh tao (Ảnh: pexels)

Học giả Quý Tiện Lâm là một người không màng danh lợi. Sau khi thành danh trong giới học thuật, nhiều lời mời và cuộc hẹn liên tiếp đến với ông.

Trước danh lợi, ông chọn cách né tránh, từ chối hết sức có thể, nếu không thể từ chối, ông sẽ cố gắng không để nó ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.

Một số người dựa vào danh tiếng để kiếm nhiều tiền, ông Quý tự nhốt mình trong phòng sách, ông đọc và viết sách.

Ông là một bậc thầy được người đương thời ngưỡng mộ, nhưng ông nhất quyết yêu cầu mọi người bỏ đi ba vòng nguyệt quế cao quý dành cho ông là “quốc học đại sư”, “ngôi sao sáng trong giới học thuật” và “quốc bảo”

Ông Quý Tiện Lâm nói: "Ngay sau khi bỏ đi ba vòng nguyệt quế đó, một sự tự do tự tại đã được trả lại cho tấm thân tôi. Lớp bọt trên người tôi được rửa sạch, và bộ mặt thật của tôi được bộc lộ. Mọi người đều rất vui mừng”.

Ông cả đời này chỉ thuận theo nội tâm, chân chính hạnh phúc, tự do thoải mái, phóng khoáng tự tại.

Gia Cát Lượng nói trong “Giới tử thư” rằng: “Không đạm bạc, không thể minh trí, không có tĩnh lặng, không có sự vươn xa”.

Đạm bạc và tĩnh lặng là một loại thản nhiên trước được mất và cởi mở không khuất nhục, đó là sự chín chắn và ung dung, đồng thời cũng là cảnh giới của tâm hồn thanh cao.

“Đơn giản” không phải là không muốn phát triển, mà là căng trùng có mức độ, không bám víu hay so bì, không nghĩ quá nhiều.

“Thanh cao” không phải là xa xỉ và lộng lẫy, mà là sự biết đủ làm vui, sự đạm bạc và yên tĩnh, mới có thể tự do, tự tại.

Minh An
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Sở hữu tốt nhất trong đời: Cuộc sống đơn giản, tâm hồn thanh cao