Sông máu, châu chấu, dịch bệnh: Các kiếp nạn trong Khải Huyền đang dần ứng nghiệm?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chưa bao giờ trong lịch sử, nhân loại phải đối mặt với quá nhiều thiên tai và dịch bệnh như lúc này, và tất cả những điều này dường như đều đã được dự báo trong “Khải Huyền” 2000 năm trước: Những dòng sông lớn trên thế giới lần lượt chuyển sang màu đỏ như máu. Những đàn châu chấu xuất hiện rợp trời. Cháy rừng, dịch bệnh lần lượt xuất hiện. Vậy phải chăng đại đào thải thật sự đang đến? Và làm thế nào để vượt qua đại nạn?

“Khải Huyền” không chỉ tiên tri về tận thế, về những kiếp nạn chúng ta đang đối mặt, mà còn khải thị cho nhân loại một con đường. Nếu có thể đọc hiểu “Khải Huyền”, thấu tỏ huyền cơ, thì khi đại nạn ập đến, mỗi chúng ta sẽ có một con đường để vượt qua.

Khải Huyền tiết lộ huyền cơ

Khải Huyền (hoặc Khải Thị) là cuốn sách cuối cùng của Tân Ước, được viết theo thể văn Khải Huyền. Từ “Khải Huyền” bắt nguồn từ từ ghép Hy Lạp là apokalupsis. Trong đó, “Apo” nghĩa là lấy đi, cất đi; “kalupsis” nghĩa là tấm màn che. Vậy Khải Huyền có nghĩa là vén màn cho thấy điều bí mật che khuất bên trong.

Bắt đầu từ chương 8 trở đi, cuốn sách mô tả về đại kiếp nạn, hay là cơn thịnh nộ của các vị thần đổ lên khắp địa cầu. Bảy vị thiên sứ sẽ mang đến cho con người những đại kiếp nạn, lần lượt lần lần lượt từng kiếp nạn sẽ đổ lên rừng, biển, bầu trời, các ngôi sao, và cuối cùng là cho con người.

Khi nhân loại bước vào thời suy bại, nghiệp tội lớn vô biên thì cũng là lúc kiếp nạn cũng bắt đầu. Lần lượt bảy vị Thiên sứ thổi kèn báo hiệu các loại tai họa khác nhau trên thế giới. Và dường như những dự báo này đang dần ứng nghiệm.

Khắp nơi nước sông lần lượt biến thành màu đỏ, cháy rừng

Khải Huyền 8:07 mô tả: “Vị thiên sứ thứ nhất thổi kèn thì có mưa đá và lửa trộn với máu ném vào trái đất. Một phần ba trái đất bị thiêu đốt, một phần ba cây cối bị thiêu trụi, và tất cả cỏ xanh bị thiêu hủy”.

Tiểu Hành Tinh, Sao Chổi, Thiên Thạch
“Vị thiên sứ thứ nhất thổi kèn thì có mưa đá và lửa trộn với máu ném vào trái đất. Một phần ba trái đất bị thiêu đốt, một phần ba cây cối bị thiêu trụi, và tất cả cỏ xanh bị thiêu hủy”. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Khải Huyền đã mô tả chính xác một trận hỏa tai khủng khiếp sẽ đến, gây ra sự hủy diệt cho ⅓ hệ thực vật trên toàn trái đất. Đầu năm 2020, vụ cháy rừng ở châu Úc đã lớn đến mức mất kiểm soát, nếu nhìn vào ảnh chụp từ ngoài không gian mà nhìn vào trái đất, sẽ thấy châu Úc như một vết thương hở đang rỉ máu.

Năm 2019, nhân loại phải đối mặt với nhiều vụ cháy lớn khắp châu Mỹ như cháy rừng Amazon và cháy rừng tại nhiều bang nước Mỹ. Điều này khiến con người không khỏi rùng mình, phải chăng giai đoạn này chính là đang ứng nghiệm với lời tiên tri về đại nạn đầu tiên, hỏa thiêu đối với cây cỏ, côn trùng, chim chóc và thú vật trên mặt đất?

Khải Huyền 8:8 mô tả: “Thiên sứ thứ 2 kêu lên, như một ngọn núi lớn đang cháy, lửa của nó được ném xuống biển; và phần thứ 3 của biển biến thành màu máu”

Và Khải Huyền 16: 3-4 mô tả: “Thiên sứ thứ 2 đổ chiếc bát của mình xuống biển, nước biển biến thành màu đỏ như máu, và tất cả sinh vật trong biển đều chết hết. Và thiên sứ thứ 3 đổ chiếc bát của mình lên các con sông và những mạch nước, chúng liền trở thành máu.”

Những năm gần đây, nhiều dòng sông ở các nơi trên khắp thế giới lần lượt chuyển thành màu đỏ một cách kỳ lạ.

Tháng 7/2014, nước ở một con sông thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc bất ngờ chuyển sang màu đỏ như máu mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra người dân sống gần đó còn ngửi thấy một thứ mùi lạ thoảng qua trong không khí.

Ngày 3/3/2016, vệ tinh của Trái Đất chụp được một bức ảnh cho thấy dòng sông Nile của Ai Cập đỏ rực như máu, khiến dư luận xôn xao lo sợ.

Cũng trong năm đó, con sông Daldykan ở Nga cũng đột nhiên chuyển sang màu đỏ như máu, khiến người dân hoang mang.

Tiếp đến, vào ngày 19/12/2018, tại thượng nguồn con sông Linthipe ở Dedza, Malawi, Đông Phi người ta phát hiện thấy nước biến thành có màu đỏ như máu, gây sợ hãi cho cư dân địa phương. 8 ngày sau, một con sông nhỏ ở Jayapura, thủ phủ tỉnh Papua ở Indonesia cũng biến thành màu đỏ mà không rõ lý do.

Ngoài ra tương tự các trường hợp trên, một số con sông và biển khác trên thế giới cũng biến thành màu đỏ một cách bất thường như: sông Patoka ở Ấn Độ, sông Etobicoke Creek ở Canada, sông Huatalco và Hondo ở Mexico, sông Loma Plata ở Paraguay, sông Outram ở Jamaica, sông Northamptonshire ở Anh, sông Lotzwil ở Thụy Sĩ, biển Sydney ở Úc, vịnh Elorn ở Pháp, biển La Jolla ở Mỹ…

Để giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều nguyên nhân liên quan đến từng trường hợp như: máu từ lò mổ, do sơn đỏ, do tảo, do muối, do ô nhiễm, do chất thải, thuốc nhuộm, sắt bị oxi hóa… cũng có những nơi đến nay vẫn chưa xác nhận được nguyên nhân.

Tuy nhiên đối với một số giải thích của các nhà chức trách hay khoa học gia, nhiều cư dân mạng vẫn cảm thấy không hợp lý. Ví như một con sông ở gần làng Ả Rập Qarawat Bani Zaid tại Samaria đột nhiên chuyển thành màu đỏ như máu, khiến người dân xung quanh kinh hãi. Tờ Al-Bayan viết trên Twitter như sau: “Hiện tượng xuất hiện là do ai đó đã đổ vật liệu sơn bị hư hỏng xuống thung lũng, khiến nước sông biến thành màu đỏ.”

Vậy “Phải có bao nhiêu tấn sơn để nhuộm đỏ cả con sông? vì nước trong sông luôn chảy không ngừng, nếu ai đó lỡ đổ sơn đỏ xuống sông, thì chỉ một thời gian ngắn liền bị dòng nước cuốn đi về cuối nguồn chứ không thể đỏ từ đầu đến cuối như vậy?”

Hãy xem Khải Huyền còn dự báo trước những gì.

Châu chấu bay ra, ôn dịch hoành hành

Khải Huyền 9:03 mô tả: “Từ trong luồng khói đó châu chấu bay ra khắp đất, và chúng được ban cho quyền phá hoại như quyền của những con bò cạp trên đất”.

“Từ trong luồng khói đó châu chấu bay ra khắp đất, và chúng được ban cho quyền phá hoại như quyền của những con bò cạp trên đất”. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Dịch viêm phổi do COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán vào tháng 12/2019, và cũng trong khoảng thời gian ấy bão châu chấu quét qua châu Phi. Ngay sau đó, đàn châu chấu hàng trăm tỷ con đã băng qua Biển Đỏ mà tiến vào châu Á, nhằm thẳng hướng Trung Quốc mà lao tới.

Vậy tại sao châu chấu bay ra thì ôn dịch lại hoành hành? Hãy xem tiếp đoạn mô tả sau đây:

9:07 “Hình dạng những châu chấu ấy giống như những ngựa chiến được chuẩn bị sẵn sàng để ra trận. Trên đầu chúng có vật gì giống như cái mão bằng vàng, và mặt chúng giống như mặt người”.

9:08 “Chúng có tóc như tóc phụ nữ, và răng chúng như răng sư tử.”

9:09 “Chúng có giáp che ngực cứng như giáp sắt, và âm thanh của cánh chúng như tiếng của nhiều xe chiến mã đang xông vào trận mạc”.

Miêu tả trên cho chúng ta cảm giác: Loại châu chấu ấy giống như đoàn quân hiếu chiến đang xông vào trận mạc, và mục đích của chúng chính là hủy diệt con người.

Ở đây có một chi tiết đáng chú ý: “Trên đầu chúng có vật gì giống như cái ‘mão’ bằng vàng”. Bản dịch tiếng Việt dùng từ “cái mão”, bản tiếng Trung là “冠冕” (quan miện – nghĩa là ‘vương miện’), bản tiếng Anh là “crowns”, và bản tiếng Latin là… “coronae”. Phải chăng châu chấu ấy là lời ám chỉ loại virus đang từng ngày, từng giờ hủy hoại nhân loại chúng ta?

Sao trời sa xuống đất, vực thẳm cuồn cuồn khói

Khải Huyền 9:1-2 mô tả: “Vị thiên sứ thứ năm thổi kèn, tôi thấy một ngôi sao từ trời rơi xuống đất, và ngôi sao ấy được ban cho chìa khóa của vực thẳm. Ngôi sao ấy mở vực thẳm, khói từ vực thẳm bốc lên cuồn cuộn như khói của một lò lửa lớn; mặt trời và bầu trời bị khói từ vực thẳm che tối.”

Tưởng Tượng, Khoảng Trống, Lửa, Thiên Thạch, Vũ Trụ
"...Ngôi sao ấy mở vực thẳm, khói từ vực thẳm bốc lên cuồn cuộn như khói của một lò lửa lớn; mặt trời và bầu trời bị khói từ vực thẳm che tối." (Ảnh minh họa: Pixabay)

Trong nhiều kinh sách của Thánh Kinh, khi nhân loại gặp đại nạn thường có sao sa xuất hiện. Và điều thú vị là, có một “ngôi sao” thực sự đã sa xuống đất chỉ hơn một tháng trước khi dịch viêm phổi bùng phát. Truyền thông Trung Quốc đưa tin, rạng sáng ngày 11/10/2019, một thiên thạch bất ngờ rơi xuống phía đông bắc tỉnh Cát Lâm, ở vùng giáp ranh với tỉnh Hắc Long Giang. Sự kiện này chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, hay là ám chỉ dự ngôn trong “Khải Huyền”?

Thế còn “Ngôi sao mang chiếc chìa khóa và mở ra cánh cửa vực thẳm”, nó là gì? Hãy xem lời giải thích trong chương 20:

20:1-3 Kế đó tôi thấy một vị thiên sứ từ trời xuống, có chìa khóa của vực thẳm và một dây xiềng rất lớn trong tay. Vị thiên sứ ấy bắt Con Rồng, tức con rắn thời xưa, là Ác Quỷ và Sa-tan, và xiềng nó lại một ngàn năm. Vị thiên sứ ấy quăng nó vào vực thẳm, khóa miệng vực thẳm lại, và đóng ấn lên trên, để nó không thể lừa dối các dân nữa, cho đến khi một ngàn năm đã mãn. Sau đó nó sẽ được thả ra một thời gian.

Đoạn trên kể về câu chuyện xảy ra sau khi trận chiến trên Thiên Đàng kết thúc. Lúc ấy, Con Rồng, hay còn gọi là Ác quỷ và Satan, từng gây họa loạn trên thượng giới nên bị các chính Thần đánh bại, bị ném xuống đất rồi lại bị quăng vào vực thẳm và nhốt suốt 1000 năm. Trải qua lịch sử đằng đẵng, khi thời điểm đến lại có ngôi sao mang theo chiếc chìa khóa mở cánh cửa vực thẳm, để con ác long năm xưa hiện nguyên hình…

Vậy con ác long ấy là gì? Và nhân loại sẽ có thể tìm đâu ra lối thoát khỏi đại kiếp nạn này?

Như Kinh Thánh đã chỉ ra, nó có liên hệ trực tiếp với Con Rồng, tức Ác quỷ và Satan, vậy nên những ai tin theo nó và bị nó mê hoặc cũng sẽ gặp báo ứng khi đại kiếp bắt đầu. Nó cụ thể là gì? Bạn nghĩ xem, rồng là thần thú của một số quốc gia châu Á, tất nhiên, chỉ có thần thú mới có thể làm được những chuyện kinh thiên động địa. Và “con rồng” lớn nhất và tà ác nhất của Châu Á là gì? Hẳn bạn đã đoán ra rồi.

Lối thoát ở đâu?

Có câu: Ông Trời có đức hiếu sinh, trong nguy nan thì vẫn “Võng khai nhất diện”, luôn có con đường lui trong đại nạn. Nếu dịch bệnh hôm nay là an bài, thì Thần vẫn luôn chừa lại một lối thoát. Lối thoát ấy là gì, ắt cần phải ngộ trong “Khải Huyền”. Tiết 4 và tiết 11 có thể cho chúng ta đôi lời khải thị:

9:04 “Chúng được lệnh không được làm hại cỏ xanh, các loài thực vật, hay cây cối trên đất, nhưng chỉ làm hại những người không có ấn của Đức Chúa Trời trên trán”.

Trong “Khải Huyền” có hai cặp đối lập: người mang dấu ấn Con Thú và người mang ấn của Thần. Những người mang ấn của Thần là gì? Cũng cần phải nhắc lại rằng Khải Huyền là cuốn sách “tiên tri thêm về nhiều dân tộc, quốc gia, ngôn ngữ và về các vua chúa” (“Khải Huyền” 10:11), vậy nên không ám chỉ riêng về Thiên Chúa của phương Tây, cũng không giới hạn trong nội hàm của Cơ Đốc giáo. Cũng là nói, “người mang ấn của Đức Chúa Trời” còn là những người chân tu trong Phật, Đạo, và có niềm tin kính ngưỡng vào Thần.

Dịch bệnh không giết người vô cớ, virus không có mắt nhưng lại biết chọn người. Cũng tức là, cho dù không phải bậc chân tu hay hành giả, nhưng chỉ cần tôn kính và hành xử theo lời dạy của Thần, bạn sẽ được bình an.

Ngọc Minh
(T/h)



BÀI CHỌN LỌC

Sông máu, châu chấu, dịch bệnh: Các kiếp nạn trong Khải Huyền đang dần ứng nghiệm?