Sự khác biệt giữa ba người mẹ trong cùng một nhà trẻ, bạn muốn trở thành người mẹ như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ba người mẹ này đến từ các quốc gia khác nhau, trình độ học vấn đều rất tốt, và hiện tại họ đều sống trên cùng một đất nước Úc. Nhưng cách giáo dục con trẻ của họ lại hoàn toàn khác nhau...

Úc là một trong những quốc gia nhập cư phổ biến nhất trên thế giới, hệ thống giáo dục nhân văn, y tế hoàn hảo, kiến ​​trúc cảnh quan tuyệt đẹp..., tất cả đều thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới và cũng tạo nên nền tảng văn hóa đa dạng của Úc.

Vậy ở Úc, giáo dục kiểu Trung Quốc, giáo dục Ấn Độ, giáo dục Úc có gì khác nhau?

Một giáo viên mẫu giáo ở Sydney, thông qua việc tiếp xúc với ba bà mẹ thuộc các nền văn hóa khác nhau (Trung Quốc, Úc và Ấn Độ), đã tiết lộ sự khác biệt rất lớn về tính cách của trẻ theo các phương pháp nuôi dạy con khác nhau.

Mẹ Trung Quốc

Người mẹ gốc Hoa này là người Trung Quốc nhập cư, cô ấy đã sống ở Sydney bảy, tám năm, là một chuyên viên kế toán cao cấp. Con gái cô ba tuổi rưỡi mới chuyển trường đến đây, nguyên nhân là ở trường cũ bé thường bị bắt nạt, thường xuyên khóc. Chị lo lắng con gái gặp vấn đề về cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần nên đã làm thủ tục chuyển đến trường mầm non mới này.

Người mẹ Trung Quốc thường trao đổi với giáo viên mẫu giáo mới. Mỗi lần sau khi đứa trẻ nín khóc, cô giáo sẽ gửi ngay cho người mẹ một bức ảnh chụp đứa trẻ đang chơi sau khi trẻ bình tĩnh lại. Điều này có thể giúp người mẹ Trung Quốc hiểu được mất bao lâu để đứa trẻ thoát khỏi cảm xúc tiêu cực.

Con gái cô ba tuổi rưỡi mới chuyển trường đến đây, nguyên nhân là ở trường cũ bé thường bị bắt nạt, thường xuyên khóc.
Con gái cô ba tuổi rưỡi mới chuyển trường đến đây, nguyên nhân là ở trường cũ bé thường bị bắt nạt, thường xuyên khóc. (Pixy.org)

Một ngày nọ, vì cô giáo mẫu giáo quên gửi ảnh cho người mẹ Trung Quốc khiến cô rất lo lắng. Cô giáo vội vàng xin lỗi vì bận quá nên quên gửi ảnh cho cô, đồng thời vội vàng đăng lại bức ảnh con gái đang nghe cô giáo kể chuyện với vẻ thích thú.

Sự lo lắng của người mẹ Trung Quốc đối với con gái mình, đã được bộc lộ từ những chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Tuy nhiên, những kiểu lo lắng hơi quá này, không chỉ tạo gánh nặng cho bản thân và giáo viên nhà trẻ mà còn làm tăng thêm gánh nặng trong lòng. Loại lo lắng thái quá này, cũng sẽ khiến trẻ vô tình sinh ra tính ỷ lại, nếu cứ thế mãi, thậm chí sẽ làm trầm trọng thêm cảm xúc tiêu cực của trẻ.

Đó là bởi vì đứa trẻ sẽ coi sự quan tâm này của cha mẹ là bằng chứng của việc được yêu thương, và có thể luôn cần cha mẹ đưa ra bằng chứng ấy. Mà một khi hình thành tâm lý ỷ lại, trái tim của đứa trẻ sẽ trở nên yếu ớt và mẫn cảm. Cha mẹ hơi một chút đã phân tán tinh lực, có thể gây ra một phản ứng dây chuyền. Một khi mong muốn được yêu thương của trẻ không được đáp ứng đầy đủ, những cảm xúc tiêu cực sẽ càng trầm trọng hơn.

Đáng tiếc là không lâu sau, người mẹ Trung Quốc quyết định tìm một nhà trẻ mới cho con, vì cô cảm thấy con mình bị đe dọa bởi những đứa trẻ khác, và cô không yên tâm khi để con gái lớn lên trong môi trường "nguy hiểm" này.

Người mẹ Trung Quốc quyết định tìm một nhà trẻ mới cho con, vì cô cảm thấy con mình bị đe dọa bởi những đứa trẻ khác, và cô không yên tâm khi để con gái lớn lên trong môi trường "nguy hiểm" này. (Piqsels)
Người mẹ Trung Quốc quyết định tìm một nhà trẻ mới cho con, vì cô cảm thấy con mình bị đe dọa bởi những đứa trẻ khác, và cô không yên tâm khi để con gái lớn lên trong môi trường "nguy hiểm" này. (Piqsels)

Đối với việc này, cô giáo nhà trẻ đã cố gắng thuyết phục. Bởi vì không phải đứa trẻ nào cũng dám bắt nạt bạn, chỉ là một số "đứa trẻ gấu", khi thấy mẹ của bạn phản ứng dữ dội thì chúng sẽ càng dữ dằn hơn. Nếu lúc này, đứa trẻ có thể lựa chọn không khóc, kiềm chế cảm xúc và dũng cảm nói lời từ chối, thì những trẻ khác sẽ biết kiềm chế.

Đáng tiếc là những lời thuyết phục này cũng không thay đổi được quyết định của người mẹ. Cuối cùng, cô đã làm thủ tục chuyển trường cho con gái, đến một nơi mới và bắt đầu lại từ đầu.

Thực tế là, ở rất nhiều trường học hầu như đều có “đứa trẻ gấu”, cha mẹ muốn bảo vệ con bằng cách chuyển trường, tuy nhiên chỉ có thể lắng dịu nhất thời, đến khi sau này lớn lên bước vào xã hội, đứa trẻ sẽ luôn có được một không gian sống không chút tì vết? Điều này hiển nhiên là không thực tế.

Mẹ Ấn Độ

Người mẹ Ấn Độ là một người Ấn Độ nhập cư, nói thông thạo tiếng Anh, Ấn Độ, nghề nghiệp là một nhà phân tích dữ liệu. Đứa trẻ hay bắt nạt con gái của người mẹ Trung Quốc đó chính là con của bà mẹ Ấn Độ này.

Những chuyện về con cái, người mẹ Ấn Độ không mấy để bụng, đôi khi giáo viên muốn trao đổi với cô về biểu hiện gần đây của đứa trẻ, cô cũng trả lời ngắn gọn, chưa từng để nó trong bụng. Không chỉ vậy, người mẹ Ấn Độ không mấy quan tâm đến nội quy của nhà trẻ, chẳng hạn nhà trẻ cấm trẻ mang các loại đồ ăn bằng hạt đến nhà trẻ vì lo một số trẻ bị dị ứng với thực phẩm từ hạt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng người mẹ Ấn Độ dường như không quan tâm. Cô vẫn luôn luôn chuẩn bị một số quả hạch làm đồ ăn vặt cho trẻ.

Những chuyện về con cái, người mẹ Ấn Độ không mấy để bụng, đôi khi giáo viên muốn trao đổi với cô về biểu hiện gần đây của đứa trẻ, cô cũng trả lời ngắn gọn, chưa từng để nó trong bụng.
Những chuyện về con cái, người mẹ Ấn Độ không mấy để bụng, đôi khi giáo viên muốn trao đổi với cô về biểu hiện gần đây của đứa trẻ, cô cũng trả lời ngắn gọn, chưa từng để nó trong bụng. (iconscout.com)

Đối với người mẹ Ấn Độ mà nói, chỉ cần cậu con trai ở nhà trẻ không gây ra "đại sự" là được rồi, nhưng vì cậu bé nghịch ngợm gây sự, thường xuyên trở thành "đối tượng" bị phụ huynh của các bạn khác phàn nàn. Sự thiếu quan tâm này không chỉ có tác động xấu đến việc uốn nắn con cái của chính mình mà còn vô tình ảnh hưởng đến những đứa trẻ khác. Nếu giáo viên hoặc mẹ của những đứa trẻ khác không kịp thời phát hiện và nghiêm khắc ngăn chặn, cứ thế mãi, những đứa trẻ khác có thể phát triển những hành vi và thói quen tương tự.

Phía sau mỗi "đứa trẻ gấu" đều có một "người mẹ gấu". Nếu hành vi đó không được ngăn lại kịp thời, trẻ sẽ nghĩ đó là việc có thể làm được và tiếp tục tăng cường mà không cần kiềm chế. Nếu cha mẹ không để ý và quản giáo lúc này, “cái ác” này không cách nào bị bóp chết từ trong trứng nước, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự trưởng thành và hình thành nhân cách của trẻ.

Mẹ Úc

Người mẹ Australia có đứa con mới hai tuổi rưỡi.

Cô luôn hoàn thành nghiêm túc trách nhiệm chăm sóc con cái. Nhà trẻ mở cửa lúc 7h30 hàng ngày, sáng nào cô cũng đưa con đợi ngoài nhà trẻ trước 7h30. Điều đầu tiên đứa trẻ làm sau khi vào lớp là chào cô giáo, bỏ những quả táo mà mẹ đã chuẩn bị vào giỏ trái cây sau đó chia cho các bạn mẫu giáo khác.

Dưới cách giáo dục coi trọng tiểu tiết của người mẹ Úc, đứa trẻ cũng được bồi dưỡng khả năng phán đoán rõ ràng hơn những đứa trẻ khác, luôn có thể bày tỏ ý kiến ​​của mình về mọi việc, cũng sẽ không bởi vì quan điểm của người khác mà bỏ qua chính kiến trong lòng mình. Qua đây, không khó để nhận thấy tính cách mạnh mẽ và có tổ chức của người mẹ Úc, đồng thời cảm nhận được tình yêu thương của cô dành cho con cái. Tình yêu thương này còn được thể hiện qua sự giúp đỡ, dạy dỗ của cô trong việc hình thành hành vi và ý thức của con.

Tình yêu thương của người mẹ Úc được thể hiện qua sự giúp đỡ, dạy dỗ của cô trong việc hình thành hành vi và ý thức của con.
Tình yêu thương của người mẹ Úc được thể hiện qua sự giúp đỡ, dạy dỗ của cô trong việc hình thành hành vi và ý thức của con. (Needpix)

Khi giáo dục con cái, người mẹ Úc đã dùng trái tim mạnh mẽ để đảm đương tốt vai trò của một người mẹ, cho con trai mình sự bảo vệ đầy đủ về vật chất và tinh thần.

Không giống như người mẹ Trung Quốc và người mẹ Ấn Độ, người mẹ Úc sẽ không tập trung toàn bộ sự chú ý vào một mình con trai, mà sẽ dẫn con đến chơi với tất cả những đứa trẻ khác. Cô thường cởi giày cao gót, chạy tung tăng với lũ trẻ, hoặc mang sách truyện đến cho bọn trẻ tụ tập thành vòng tròn nghe cô kể chuyện. Các bé mẫu giáo cũng thích chơi với người mẹ Úc này.

Có một lần đứa trẻ con của bà mẹ Ấn Độ cố ý vén váy của người mẹ Úc, cô không dung túng hoặc chỉ cười xòa một tiếng, mà là nhẹ nhàng chỉ ra lỗi lầm, cũng kiên trì để đứa bé này xin lỗi, muốn để đứa nhỏ này thực sự ý thức được rằng loại hành vi này là không đúng.

Trong việc giáo dục và quản lý con cái, người mẹ Úc thường xuyên trao đổi với giáo viên. Cô cũng cân nhắc từng việc một, tâm sự với giáo viên và tìm cách giải quyết.

Trong giai đoạn quan trọng của cuộc đời khi trí tuệ của trẻ chưa trưởng thành, người mẹ Úc đã cố gắng để vén lên một bầu trời xanh trong lành cho con. Dưới bầu trời ấy, có nắng và mây trắng, cũng như mưa và mây đen, nhưng dù phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực nào, cô vẫn để con tự bồi đắp tố chất tâm lý của mình. Đó chính là học cách mạnh mẽ và đối mặt với mọi thứ trong cuộc sống một cách tích cực và lạc quan.

***

Ba người mẹ ở trên, đến từ các quốc gia khác nhau, trình độ học vấn cũng đều rất tốt, và hiện tại họ đều sống trên cùng một đất nước Úc. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục và quan niệm khác biệt, đã khiến con cái họ bộc lộ những nét tính cách hoàn toàn khác biệt trong những bước đi đầu tiên của cuộc đời này.

Người mẹ Trung Quốc, Ấn Độ và người mẹ Úc, cũng không phải là phản ánh đặc thù của một nhóm dân tộc, mà chỉ là những quan niệm và ưu tiên khác nhau của những cá nhân khác nhau trong suy nghĩ nuôi dạy con cái.

Ba người mẹ phản ánh ba phương pháp giáo dục con cái. Trong cách giáo dục chi tiết hàng ngày, cũng đặt định tính cách, suy nghĩ và thậm chí cả hướng đi nhân sinh trong tương lai của một con người.

Mỗi đứa trẻ đều là tác phẩm của cha mẹ, điểm này cũng đủ để khiến các bậc cha mẹ chúng ta phải suy ngẫm.

Hòa An
Theo secretchina.com

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Sự khác biệt giữa ba người mẹ trong cùng một nhà trẻ, bạn muốn trở thành người mẹ như thế nào?