Sự Thông Thái Bất Tận: Tốt Hơn Cả Vàng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Liệu trí tuệ chỉ bao gồm kiến thức, hay còn cái gì khác?

Có nhiều thứ mà thế giới chúng ta cần hơn lúc này, hơn cả sự khôn ngoan.

Nhưng nó chính xác là gì?

Hãy để tôi bắt đầu bằng việc quan sát rằng con người chúng ta có thể “biết” sự việc ở ba cấp độ khác nhau.

Cấp đầu tiên và tầng thấp nhất là dữ liệu thuần túy, bao gồm các sự thật biệt lập, dữ kiện, số liệu, ngày, con người, và sự quan sát. Đây là hình thức thấp nhất về sự "hiểu biết".

Cấp độ thứ hai chính là kiến thức, có tổ chức và hệ thống hóa những dữ liệu chúng ta nhận thức được, từ đó mà hiểu nguyên nhân và kết quả của chúng.

Cấp độ thứ ba và tầng cao nhất chính là trí tuệ.

Những tư tưởng vĩ đại trong suốt lịch sử đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau, nhưng tôi xin được tranh luận, những định nghĩa tương thích lẫn nhau về trí tuệ.

Hãy bắt đầu với Socrates. Trong tác phẩm “Lời xin lỗi” của Plato, học trò của Socrate, đã kể rằng: Chaerephon, bạn của Socrates, đã hỏi Nhà tiên tri ở Delphi rằng liệu có người nào khôn ngoan hơn Socrates không. Nhà tiên tri nói rằng không có. Socrates đã phân vân bởi điều này, và sau khi cân nhắc câu trả lời của Nhà tiên tri đã kết luận rằng ý nghĩa của nó là: "Người đàn ông này trong số các bạn, những người phàm, là người khôn ngoan nhất, giống như Socrates, hiểu rằng sự trí tuệ của mình là không có giá trị". Từ Socrates, chúng ta thấy rằng sự khôn ngoan bao hàm ý thức về những giới hạn của bản thân, lòng khiêm tốn.

Trong cuốn “Đạo đức Nicomachean”, học trò của Plato, Aristotle, đã phân biệt giữa hai loại trí tuệ: lý thuyết và thực hành. Trí tuệ lý thuyết về bản chất bao gồm kiến thức sâu rộng và hiểu biết sâu sắc về một chủ đề cụ thể. Mặt khác, trí tuệ thực tiễn chính là kiến thức về làm thế nào để sống tốt, vì theo Aristotle, “Hiển nhiên rằng việc có trí tuệ thông thái thực tiễn mà không thể sống tốt là không thể xảy ra”. Vì vậy, đối với Aristotle, trí tuệ vừa là kiến thức sâu rộng của học vấn vừa là một cuộc sống đức hạnh.

Tuân Tử, một triết học gia người Trung Quốc sống sau thời Aristotle, khẳng định rằng một người thông thái là người đầu tiên ra lệnh cho bản thân mình, và từ đó ra lệnh cho những điều xung quanh người ấy - gia đình, nơi làm việc, hoặc nếu anh ta là người cai trị quốc gia.

“Đối với người tu dưỡng tâm tính”, ông nói, “không gì tốt hơn sự chính trực”. Với sự chính trực này, một người trí tuệ có thể thích nghi với thế giới xung quanh: “Nếu bạn là người có kỷ luật, thì bạn sẽ hiểu ra. Khi bạn đã ngộ ra được, bạn có thể thích ứng với mọi thứ". Biến đổi và thích ứng nối tiếp nhau gọi là “Thiên đức”. Từ đó, chúng ta thấy rằng Tuân Tử tin rằng "Thiên đức" của trí tuệ bao gồm khả năng thích ứng với thế giới xung quanh chúng ta.

Tương tự như vậy, một số sách trong Kinh Thánh hầu như chỉ tập trung vào trí tuệ. Ví dụ, Vua Solomon xác định Thượng Đế là nguồn trí tuệ tối thượng. Theo như lời của Thánh Thomas Aquinas, người đã trích dẫn lời của Aristotle, “Cân nhắc căn nguyên thuộc về sự khôn ngoan”, mà Thánh Thomas đã xác nhận với Chúa, Đấng tối cao an bài cho mọi sự việc.

Và vì sự khôn ngoan cuối cùng được đồng nhất với Thượng Đế, Kinh Thánh có đầy những lời khuyên về việc lắng nghe những người có thẩm quyền trên chúng ta, những người thông thái và kinh nghiệm. Sách về sự khôn ngoan cũng nhấn mạnh rằng để trở nên khôn ngoan, chúng ta cũng phải lắng nghe những lời chỉ trích, và chấp nhận những lời quở trách từ những người thông thái. Tương tự như vậy, Kinh Thánh cũng khẳng định những gì được nói bởi Aristotle, Tuân Tử và nhiều người khác, rằng khôn ngoan có nghĩa là sống có đạo đức phẩm hạnh.

Do đó, trí tuệ vượt xa thông tin dữ liệu và kiến thức theo nhiều cách.

Trước tiên, trong khi thông tin dữ liệu và kiến thức có thể được định hướng bằng nhiều lý do bề mặt (vẻ đẹp trong nghệ thuật, thiết kế trong kỹ thuật, luật trong luật học, v.v.), trí tuệ cuối cùng lại được định hướng đến căn nguyên, mang tên Thượng Đế. Như vậy, nó áp dụng và định hướng cho mọi thứ khác trong cuộc sống, vì cuộc sống bắt nguồn từ Thượng Đế.

Thứ hai, sự khôn ngoan đòi hỏi sự khiêm tốn và sự sẵn lòng chấp nhận lời khuyên và thậm chí cả lời khiển trách — cả hai đều là điều không cần thiết trong thu thập dữ liệu hoặc kiến thức.

Thứ ba, trí tuệ là bản chất được kết nối với phẩm hạnh, và do đó nó không chỉ là những gì chúng ta nghĩ về cuộc sống, mà còn là cách chúng ta sống với nó. Dữ liệu và kiến thức có thể tồn tại như điều trừu tượng trong tâm trí. Nhưng trí tuệ nhất thiết phải trở thành hóa thân trong cuộc sống. Đó là một trạng thái hiện hữu. Nó nhìn xa hơn phía chân trời, và hiểu rằng dữ liệu và kiến thức sẽ không bao giờ có thể lấp đầy sự hiểu biết mà chỉ có thể dùng để mô tả.

Cuối cùng, trí tuệ phải được thúc đẩy bởi tình yêu với học tập, cuộc sống, nhân loại và cuối cùng là Thượng Đế. Nhiều người có được chính xác dữ liệu và kiến thức trong đầu, nhưng nếu họ thiếu đi trí tuệ, họ có thể sử dụng sai vì họ không được neo giữ bởi tình yêu đối với bất kỳ điều gì lớn hơn bản thân họ, như Thánh Phao-lô đã quan sát, “Kiến thức” tăng lên, nhưng tình yêu được bồi đắp”. Sở hữu dữ liệu và kiến thức thường có thể dẫn đến kiêu ngạo. Sở hữu trí tuệ thì ngược lại.

Mặc dù đây không phải là điều đầy đủ toàn diện về trí tuệ, nhưng nó cho chúng ta đủ để xác định được những gì đặc trưng của một người trí tuệ theo nhiều tư tưởng vĩ đại trong suốt lịch sử. Để trở thành một người trí tuệ, người ta phải — tối thiểu — phải là người:

1. Kính sợ và tôn trọng Thượng Đế;
2. Khiêm tốn thừa nhận những khiếm khuyết và hạn chế của mình;
3. Lắng nghe những sửa chữa và lời khuyên của người lớn tuổi và những người có nhiều kinh nghiệm hơn; và
4. Thích nghi tất cả những điều trên vì cuộc sống đức hạnh.

Đây là bốn nguyên tắc nằm trong chuyên mục Sự Thông Thái Bất Tận, mục đích của chúng tôi là mang trí tuệ của những bộ óc vĩ đại trên khắp thế giới và lịch sử nhân loại áp dụng vào cuộc sống hiện đại — ngay cả khi, hoặc có lẽ đặc biệt là khi mâu thuẫn với quan điểm và giả định của chúng ta.

Lý do rất đơn giản, đã được Vua Solomon nói rõ cách đây 3.000 năm: “Hạnh phúc là người tìm thấy trí tuệ, và người có được sự hiểu biết, vì lợi ích có được từ hiểu biết tốt hơn lợi ích có được từ bạc và lợi nhuận của hiểu biết còn tốt hơn cả vàng”.

Thiên Hòa
Theo Joshua Charles - The Epoch Times

Joshua Charles là cựu thành viên viết bài phát biểu tại Nhà Trắng cho Phó Tổng thống Mike Pence, tác giả sách bán chạy số 1 của Thời báo New York, một nhà sử học, nhà văn / người viết truyện ma và diễn giả trước công chúng. Ông từng là cố vấn lịch sử cho một số bộ phim tài liệu và xuất bản sách về các chủ đề khác nhau từ Nhóm Lập Quốc Hoa Kỳ, đến Israel, đến vai trò của đức tin trong lịch sử Hoa Kỳ, đến tác động của Kinh Thánh đối với nền văn minh nhân loại. Ông là biên tập viên cao cấp và nhà phát triển khái niệm của “Global Impact Bible”, được xuất bản bởi Bảo tàng Kinh Thánh có trụ sở tại D.C. vào năm 2017 và là học giả liên kết của “Trung tâm Khám phá Niềm tin và Tự do” ở Philadelphia. Ông là một thành viên của Tikvah và Philos, và đã nói chuyện trên khắp đất nước về các chủ đề như lịch sử, chính trị, đức tin và thế giới quan. Ông là một nghệ sĩ dương cầm hòa nhạc và có bằng thạc sĩ chính phủ và bằng luật. Theo dõi ông ấy trên Twitter @JoshuaTCharles hoặc xem JoshuaTCharles.com



BÀI CHỌN LỌC

Sự Thông Thái Bất Tận: Tốt Hơn Cả Vàng