Tại sao con người hiện đại bị tiêu mất con mắt thứ ba?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Liên quan tới con mắt thứ ba của con người, dù ở phương Đông, phương Tây, hay trong thần thoại Ai Cập cổ đại đều có những ghi chép về nó.

Ví dụ như Nhị Lang Thần Dương Tiễn trong “Tây Du Ký”. Trong Thần thoại Hy Lạp cổ đại thì có con mắt vĩnh cửu của Thần Mặt trời, con mắt của chân lý Hera, thần nhãn của nữ Thần Athena. Trong thần thoại Ai Cập cổ đại thì có con mắt của thần Horus, v.v. Học thuyết Đạo gia của Trung Quốc cho rằng con mắt thứ ba của con người được gọi là nê hoàn cung.

Nó là Thiên nhãn, thông với Thần, có thể nhìn thấy sắc khí của con người, nhìn thấu cơ thể con người và đoán trước được hoạ phúc, dự đoán tương lai, siêu việt trái đất xa gần, quá khứ và tương lai, nó đều có thể nhìn thấy rõ hết thảy.

Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nhìn nhận rằng, con mắt thứ ba của con người nằm ở trung tâm của bộ não con người, là đường thông đạo để năng lượng vũ trụ tiến vào cơ thể con người.

Các tôn giáo Ấn Độ tin rằng, con mắt thứ ba của con người là cơ quan dự đoán tương lai, nằm ẩn giữa hai lông mày. Khi con mắt thứ ba được mở ra, con người có thể kết nối trực tiếp với vũ trụ. Vì vậy, người Ấn Độ thích vẽ bánh xe tâm linh ở vị trí giữa hai lông mày.

Để nghiệm chứng những phỏng đoán của người xưa, các nhà khoa học Nga đã tiến hành nghiên cứu, xác minh. Hiện tại đã có những phát hiện lớn. Vậy rốt cuộc con mắt thứ ba của con người chỉ là thần thoại hay nó thực sự tồn tại?

Theo ghi chép của người Maya, lịch sử loài người được chia thành 5 Thái dương hệ. Thái dương hệ đầu tiên là Matlactil Art, một nền văn minh siêu năng lực. Con người trong nền văn minh này đều cao khoảng 1m. Họ sở hữu con mắt thứ ba màu ngọc bích, với các công năng khác nhau. Có con mắt thì trang bị khả năng dự đoán, có con mắt lại có khả năng sát thương mạnh.

Trong “Sơn Hải Kinh”, một trong ba cuốn kỳ thư cổ của Trung Quốc, cũng có ghi chép về con mắt thứ ba của con người. Nó được ghi lại trong “Sơn Hải Kinh Hải Ngoại Tây Kinh” rằng, người dân ở đất nước của những cánh tay kỳ lạ, họ có một cánh tay và ba con mắt.

Trong “Lã thị xuân thu” có nói “Thánh nhân thị ư vô hình”. Có nghĩa là, Lão Tử nhìn vật có thể không cần dùng đến mắt.

Trong “Liệt Tử” có ghi lại rằng, đồ đệ của Lão Tử là Kháng Tang Tử đã đắc được chân truyền của Lão Tử, ông cũng có thể nhìn mà không cần mắt. Nếu như có người tới tìm ông, cho dù đang ở nơi xa xôi, cũng như ở ngay sát cạnh.

Trong “Sử ký - Biển Thước liệt truyện” có kể rằng, Thần y Biển Thước có thiên nhãn và có thể nhìn thấu cơ thể con người, có khả năng “nhìn thấy màu sắc của lục phủ ngũ tạng” Vì vậy, dù bệnh chưa có biểu hiện ra, ông đã có thể nhìn thấy nó.

Trong tất cả những di tích của tất cả các nền văn minh và tôn giáo cổ đại của nhân loại, có thể thấy dấu vết của con mắt thứ ba ở khắp mọi nơi. Ví dụ, cho dù đó là Phật giáo, Đạo giáo hay Tạng truyền Phật giáo, con mắt thứ ba thường được thấy trên các bức bích họa đá và hình vẽ.

Đây là bức tượng của Pharaoh Ai Cập Tutankhamun. Phần trước trán của ông có một con rắn hổ mang, dù ở phía trước hay phía bên cạnh của đầu bức tượng đều có thể nhìn thấy. Bộ phận mà con rắn hổ mang này nằm là chính là vị trí của con mắt thứ ba. Rắn hổ mang thực sự là biểu tượng cho nhiễm sắc thể của con người.

Ngoài ra trong một bức tượng được khai quật ở Tứ Xuyên, Trung Quốc cũng có một con mắt thứ ba. Theo truyền thuyết, Nhị Lang Thần Dương Tiễn, là con trai thứ hai của Lý Băng, Thái thú quận Thục, triều nhà Tần. Ông đã mất 8 năm cùng cha hoàn thành công trình đập Đô Giang, tiêu trừ tai họa hồng thuỷ, biến Tứ Xuyên trở thành vùng đất màu mỡ. Nhiều người cho rằng đây chỉ là câu chuyện Thần thoại được ghi lại.

Tượng Nhị Lang Thần. (011 Yang Jian (Erlang Shen)/CC BY 2.0)

Nếu như con mắt thứ ba của con người thực sự tồn tại thì tại sao con người ngày nay lại không có con mắt này?

1. 'Con mắt thứ ba' trong đời thực

Tháng 1 năm 2004, tờ báo Pravda của Nga đưa tin một cô bé tên là Natasha sở hữu công năng nhìn xuyên thấu.

Cô bé có thể nhìn xuyên qua các cơ quan bên trong cơ thể người, thấy được chỗ nào bị bệnh, cũng có thể chẩn đoán bệnh trong tế bào của bệnh nhân. Natasha nói với các phóng viên: “Mỗi bộ phận bị bệnh sẽ phát ra một số xung lực, một loại sóng sinh học. Còn bộ phận khỏe mạnh không thể làm được điều đó”.

Cuối cùng, qua các thử nghiệm tiếp theo, phán đoán của Natasha đã được hoàn toàn chứng thực. Điều này cho thấy, con mắt thứ 3 của loài người không chỉ có trong thần thoại, truyền thuyết mà con người hiện đại cũng có.

Không chỉ con người, động vật cũng có con mắt thứ ba. Các nhà cổ sinh vật học Hy Lạp nghiên cứu hộp sọ của tê tê khổng lồ đã phát hiện một lỗ nhỏ nằm ở giữa trên hai lỗ mắt của nó. Sau nhiều nghiên cứu, người ta đã xác nhận rằng lỗ nhỏ này là hốc mắt bị thoái hóa. Phát hiện này đã gây chấn động toàn giới sinh vật.

Kể từ đó, các nhà sinh vật học từ các quốc gia khác nhau liên tiếp tham gia vào nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng cá, động vật lưỡng cư, bò sát, các loài chim, động vật có vú đều có con mắt thứ ba. Ví dụ như loài thằn lằn, hiện cả ba chủng thằn lằn còn sống sót vẫn có con mắt thứ ba. Với khả năng nhìn xuyên thấu, nó có thể cảm nhận được các thảm hoạ tự nhiên sẽ xảy ra như phun trào núi lửa, động đất, sóng thần…

Với sự phát triển của giải phẫu học, khi giải phẫu cơ thể người, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong đại não người với bộ phận không đối xứng của trán, có một bộ phận có kết cấu giống như mắt. Nó có hình dạng giống quả tùng, vì vậy nó được gọi là thể tùng quả. Thể tùng quả này không phải tồn tại biệt lập.

Trong thần thoại Ai Cập cổ đại có con mắt của Horus, còn được gọi là con mắt tri thức của Ai Cập cổ đại. Nó là một trong những biểu tượng của Ai Cập cổ đại và có thể thấy trên các bức bích họa của Ai Cập cổ đại khắp mọi nơi.

Nếu so sánh thể tùng quả với cơ chế của con mắt Horus, chúng ta có thể thấy kết cấu của con mắt Horus và tổ chức kết cấu xung quanh thể tùng quả trong não người là hoàn toàn giống hệt nhau.

Nhà cổ sinh vật học người Nga Alexander Belov tin rằng con người có 'con mắt thứ ba', nhưng chỉ có điều khi tuổi cao lên, giống như ruột thừa và răng khôn, bộ phận này dần bị thoái hóa.

2. Thể tùng quả

Trên nhiều bức tượng Phật hoặc hình vẽ của Đạo gia, đều có thể nhìn thấy giữa lông mày của các vị Phật tổ, Bồ Tát hay Thần tiên, có một thứ nhỏ, tròn, giống nốt ruồi gọi là “bạch hào”.

Tại sao các vị Phật, Bồ Tát lại có một chấm nhỏ giữa hai lông mày?
Theo kinh Phật, bạch hào là nhúm lông trắng giữa hai lông mày của Đức Phật, mềm mại như tơ tula, trắng như tuyết, tinh khiết thanh tịnh, dài một trượng năm thước, xoay tròn về phía phải. (Pixabay)

Trong Phật giáo, ‘bạch hào” là nhúm lông trắng xoay tròn về phía phải hé mở ánh sáng. Nó tượng trưng cho một người đã ngộ Đạo. Khi một người đạt được giác ngộ, con mắt thứ ba sẽ mở ra. Đây là nơi đặt luân xa thứ sáu.

Con mắt thứ ba nằm giữa lông mày. Tương ứng với chỗ này, nằm sâu trong não, chính là nơi có thể tùng quả. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thể tùng quả không chỉ là bộ phận có phản ứng với ánh sáng, mà vật chất tạo nên thể tùng quả là chất “silicon” tạo nên mắt. Silicon là thành phần chính của tinh thể. Nhãn cầu mắt người - một bộ phận giống như ống kính, được gọi là thủy tinh thể. Có thể nói nhãn cầu được làm bằng thuỷ tinh (silicon).

Thể tùng quả là cơ quan trung tâm của não, nó rất nhạy cảm với ánh sáng, cũng được làm bằng silicon và có cấu tạo giống mắt. Thể tùng quả được các nhà khoa học coi là con mắt thứ ba đã bị thoái hóa của con người. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng thể tùng quả không chỉ rất nhạy cảm với sóng ánh sáng và từ trường, nó còn có thể cảm nhận được sóng siêu âm và sóng hạ âm.

Các nhà sinh vật học ở St.Petersburg, Nga phát hiện ra rằng các tế bào cấu tạo của thể tùng quả là các tế bào sắc tố giống như võng mạc. Nó tiết ra serotonin và melatonin. Melatonin thường được tiết ra vào ban đêm và có tác dụng an thần. Serotonin thường được tiết ra vào ban ngày để kích thích hoạt động của cơ thể. Lượng tiết ra của cả hai là không đổi. Nếu tiết quá nhiều serotonin, phần dư thừa sẽ tự động chuyển hóa thành melatonin.

Thể tùng quả cũng có thể ngăn ngừa lão hóa. Melatonin mà nó tiết ra có thể kìm chế chức năng tình dục ở những người trẻ tuổi, kéo dài thời kỳ sinh sản và kéo dài tuổi thọ.

Kết quả của những nghiên cứu này đã khiến quan điểm của các nhà khoa học về thể tùng quả xoay chuyển 180 độ.

Chuyên gia Nga trên cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về thể tùng quả, đã phát triển một loại thuốc chống lão hóa mới. Vài con khỉ cái già sau khi được tiêm thuốc, cơ thể bắt đầu có những thay đổi kỳ diệu: Melatonin được tiết ra tăng lên và dần trở nên trẻ hơn. Sau khi tiêm thuốc liên tục trong vài ngày, sự bài tiết các hormone khác ở khỉ cũng được điều chỉnh, nó có sức sống mạnh mẽ hơn.

Do đó, các nhà khoa học suy đoán rằng con người thời cổ đại thực sự từng có con mắt thứ ba. Nhưng cùng với quá trình tiến hóa của con người, nó dần bị thoái hóa.

Vậy câu hỏi đặt ra là sự tiến hóa của con người đã dẫn đến sự thoái hóa của con mắt thứ ba.

3. Sự thoái hóa của mắt thứ ba là sự thoái hoá hay tiến hóa của con người?

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong tổ chức kết cấu của thể tùng quả quả của người trưởng thành chứa các hạt tinh thể như canxi, magiê, phốt pho, sắt được gọi là “cát não” (bị vôi hoá).

Mọi người đều có con mắt thứ ba - bí mật gì cất giữ trong con mắt đó?

Nhưng trẻ sơ sinh không có thứ kỳ lạ gọi là “cát não” kia. Nó cũng cực kỳ hiếm ở trẻ em dưới 15 tuổi. Nhưng sau khi trẻ đến tuổi 15, số lượng “cát não” bắt đầu tăng lên qua từng năm.

Thể tùng quả của con người tương đối phát triển trong thời thơ ấu. Nhưng sau 7 tuổi, nó bắt đầu nhỏ dần, và nó bị canxi hóa theo tuổi tác, đó là sự thoái hóa.

Canxi hóa là sự tích tụ của các tinh thể canxi photphat trong các bộ phận khác nhau của cơ thể. Có nghĩa là, con người lớn lên, thể tùng quả dần dần bị lấp đầy bởi "cát não" (salammoniac). Thể tùng quả bị vôi hóa và thoái hóa dần.

Nhưng ở đây có vấn đề rằng làm thế nào salammonic, nguyên nhân gây thoái hóa thể tùng quả, lại được sinh ra?

Một số nhà nghiên cứu tin rằng sau khi con người bước vào giai đoạn sau này, những theo đuổi đối với danh, lợi, vật chất bắt đầu tăng mạnh, tinh thần căng thẳng, thần kinh giao cảm của con người hưng phấn liên tục, sẽ tác dụng ngược lại tới thể tùng quả, khiến tuyến tùng ức chế tiết melatonin.

Cùng sự ức chế này, thể tùng quả bắt đầu bị vôi hóa, co lại và liên tục thoái hóa, trực tiếp khiến tuyến tùng bị đóng. Vì vậy, con mắt thứ ba kỳ diệu của con người không thể sử dụng được nữa.

Các độc tố trong những sản phẩm hàng ngày như: phụ gia hormone florua, đường và chất làm ngọt nhân tạo, và một chế độ ăn uống giàu florua và canxi, gây hại rất lớn đối với thể tùng quả.

Ảnh hưởng bức xạ của điện trường và từ trường khi sử dụng điện thoại di động cũng sẽ làm cho sự thoái hóa của thể tùng quả tiếp tục gia tăng.

4. Thần thông bị biến mất

Tương truyền, vào thời cổ đại, con mắt thứ ba của con người đều được mở. Lúc đó, thể tùng quả không nằm trong não mà ở giữa lông mày. Con mắt này là thiên nhãn, sở hữu các công năng nhìn bên trong, nhìn thấu, nhìn vi quan, nhìn xa. Vì vậy, mọi người có thể nhìn thấy cảnh ở các tầng khác nhau.

Nói cách khác, thiên nhãn thần thông là công năng vốn có của con người, ai cũng đều có. Nhưng với sự luân hồi qua nhiều đời của con người, sinh mệnh bị mắc kẹt trong không thời gian ba chiều, mật độ thấp. Do sự phát triển của thế giới vật chất, năng lượng và khả năng bẩm sinh của con người không nâng cao tiến hóa, mà lại thoái hóa. Năng lượng ngày càng thấp và khả năng ngày càng yếu. Chức năng của thiên nhãn cũng bắt đầu mất đi.

"Con mắt thứ ba" dần dần di chuyển từ bên ngoài hộp sọ vào trong não. Đó là “thể tùng quả” bí mật, là thiên nhãn mà ai cũng từng có, và đã trở thành “thần thông” mà rất ít người có được.

Vậy nếu con người muốn khôi phục lại ‘thần thông” vốn có của chính mình, liệu có thể không?

Minh An
Theo Xinbuxinyouni



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao con người hiện đại bị tiêu mất con mắt thứ ba?