Tại sao Đạo sĩ La Công Viễn muốn Hoàng đế Huyền Tông từ bỏ học thuật ẩn thân

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Rất nhiều hoàng đế trước khi đến nhân gian, thực tế là ở danh sách Tiên tịch, còn những Đạo sĩ, hòa thượng có duyên ở bên hoàng đế, thực tế là đến để gợi mở cho hoàng thượng. Đạo sĩ La Công Viễn triều Đường và Đường Huyền Tông chính là có quan hệ như thế. La Công Viễn dốc sức khuyên Hoàng đế Huyền Tông không nên học thuật ẩn thân (tàng hình) cũng là có ý nghĩa sâu xa trong đó.

Khi Đạo sĩ La Công Viễn vẫn ở trong cung bên cạnh Đường Huyền Tông, Hoàng đế Huyền Tông muốn học thuật ẩn độn. Khi đó, La Công Viễn đáp rằng: “Tâu Bệ hạ, sách Ngọc thư Kim cách đã ghi chép ghi chép trên cả 9 tầng trời, rằng bệ hạ là Chân nhân hạ phàm, Thượng Thiên là muốn bệ hạ xuống để bảo quốc an dân, do đó bệ hạ nên học tập phép vô vi nhi trị của Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, kế thừa phong cách tiết kiệm, chất phác của Văn Đế, Cảnh Đế, không đeo bảo kiếm, không cưỡi danh mã. Thế nên, bệ hạ sao có thể lấy thân tôn quý vạn thặng, phú quý khắp tứ hải, trọng trách giữ tông miếu, vĩ đại trị vì xã tắc mà khinh suất theo học tiểu thuật, chỉ là trò chơi vui đùa sao? Nếu bệ hạ học hết Đạo thuật của thần, ắt sẽ cầm ngọc tỉ mà thành người tầm thường, bị vây hãm trong phục sức của người thường”.

Huyền Tông nghe xong liền nổi giận mắng La Công Viễn. Không ngờ La Công Viễn liền chui vào một cột trụ trong đại điện, và ở trong đó kể ra những lỗi lầm của Huyền Tông. Huyền Tông nghe càng thêm giận giữ, sai người đập nát cột trụ đó, thay bằng cái khác. Thế là La Công Viễn lại chui vào tảng đá đỡ cột trụ. Huyền Tông lại hạ lệnh thay tảng đá khác, và đập tảng đá mà Công Viễn chui vào thành mấy chục mảnh. Không ngờ, những mảnh đá vỡ này đều hiện ra hình ảnh của La Công Viễn. Đến lúc này, Huyền Tông mới xin lỗi La Công Viễn, thì tất cả mới trở về bình thường.

Sau này, Huyền Tông còn kiên trì muốn học thuật ẩn thân. La Công Viễn thấy khuyên ngăn không được, đành dạy cho Hoàng đế thuật ẩn thân. Nhưng khi Huyền Tông ẩn thân thường có chỗ ẩn không hết, không lộ ra cái đai quần thì lộ ra các dấu vết khác. Huyền Tông nổi giận giết chết La Công Viễn.

Mấy năm sau, Tiên Ngọc, người vốn thân quen La Công Viễn, nhậm chức Trung sứ phụ, và đến đất Thục. Trên đường đi, Tiên Ngọc thấy La Công Viễn y phục khâu bằng vân hà, tay chống gậy, chậm rãi bước đi trên đường chỗ có nước đen. Tiên Ngọc thấy vậy liền đánh ngựa đuổi theo, nhưng cách La Công Viễn khoảng trên 10 bước thì mãi vẫn không bắt kịp được. Thế là Tiên Ngọc gọi lớn: “La Thiên sư chu du tứ phương, lòng mãn nguyện, lẽ nào không nhớ bằng hữu quen biết trong cung sao?”

Nhân vật anh hùng thiên cổ - Trương Tam Phong (P-4): Chân cơ Đại Đạo
Trên đường đi, Tiên Ngọc thấy La Công Viễn y phục khâu bằng vân hà, tay chống gậy, chậm rãi bước đi trên đường chỗ có nước đen.(Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Lúc này, La Công Viễn mới dừng lại, quay đầu lại nhìn Tiên Ngọc. Tiên Ngọc lập tức xuống ngựa bái kiến Công Viễn. Hai người cùng đi tiếm mấy dặm đường. Bên đường có một con suối dài, bên suối có một tảng đá lớn. Hai người cùng vượt suối và ngồi trên tảng đá lớn. La Công Viễn nói với Tiên Ngọc những lời sau, và nói rõ mục đích thực sự của những việc ông đã làm trước đây:

“Tôi cư trú trong núi rừng hoang vu, coi việc tu luyện bản tính là quan trọng nhất. Từ năm Hàm Hòa (326-334) triều Tấn, tôi vào đất Thục, tầm sư học Đạo trong các ngọn núi lớn, mai danh ẩn tính trong thời gian dài. Nghe nói Hoàng thượng yêu thích và tôn sùng học Đạo, tôi bèn từ bỏ lạc thú tiêu dao một mình trong núi rừng, mạo hiểm sự tanh hôi của thế gian, ở lẫn với loài phi cầm, xem cảnh sống của các loài côn trùng, không vì thế mà mệt mỏi, chính là muốn dùng Đạo tối cao để dạy Hoàng đế".

"Hoàng thượng sau khi đón tiếp tôi đến biệt điện, liền đòi linh dược. Tôi nói với Hoàng đế rằng, phủ tạng người nhân gian đầy máu tanh, tam điền của con người còn chưa hư tĩnh, lục khí còn chưa tinh khiết, xin hãy đợi đến sau này sẽ truyền thụ Đạo này, và lấy thời hạn là 10 năm. Nhưng Hoàng đế không giữ chữ tín, còn chém đầu tôi. Đây là sự việc đáng sợ làm sao”.

"Nhưng tôi là người đã đắc Đạo thành Tiên, hòa hợp cùng Đạo khí, binh khí, nước lửa thế gian sao có thể làm hại tôi được? Nhưng tôi nghĩ đến Hoàng đế có tên trong Tiên tịch, và là có mối kết giao xa xưa, do đó mới muốn đích thân đến để độ Hoàng đế. Cái tình quyến luyến này, mãi vẫn chưa dứt”.

Nói xong, La Công Viễn lấy từ trong tay áo ra một phong thư, và nói với Tiên Ngọc rằng: “Ngài có thể đem phong thư này về trao cho Hoàng thượng, nói là tôi họ Duy, tên là Tư Viễn, là đệ tử của Tĩnh Chân tiên sinh. Hoàng thượng nhất định sẽ hiểu rõ”.

Nói xong, ông để Tiên Ngọc cầm đương quy đất Thục về cho Hoàng thượng, sau đó, chớp mắt liền biến mất.

Tiên Ngọc về trao thư và đồ cho Hoàng thượng. Huyền Tông nhìn thấy thư thì buồn rầu. Tiên Ngọc trở ra thì đã thấy La Công Viễn đến, bèn dẫn ông vào yết kiến Hoàng thượng. Huyền Tông hỏi: “Tiên sinh sao lại phải thay tên đổi họ?”

La Công Viễn trả lời rằng: “Bệ hạ đã từng chặt đầu thần, do đó mới đổi họ tên. Chữ La chặt đầu đi thì thành chữ Duy, chữ Công chặt đầu đi thì thành chữ Tư, chữ Viễn chặt đầu đi vẫn là chữ Viễn”.

Huyền Tông liền gật đầu nhận sai lầm, hy vọng La Công Viễn tha thứ cho tội lỗi của mình. La Công Viễn vui vẻ nói với Hoàng thượng rằng: “Thần đùa vui thôi. Người đắc Đạo thành Tiên, những tai họa kiếp vận của trời đất còn không làm hại được nữa là binh khí, sao có thể làm hại thần được?”

Mấy ngày sau, Huyền Tông lại thỉnh cầu La Công Viễn dạy đạo trường sinh bất lão. La Công Viễn nói: “Trong kinh thư có dạy thế này, nói là mệnh ta do ta không do người khác. Do đó, nên đầu tiên phải tìm lỗi của bản thân, sau đó mới có sở đắc từ bên ngoài. Cần thanh trừ những nhận thức hậu thiên, mặc áo cỏ, ăn lá cây. Những việc này không phải là người ở địa vị chí tôn có thể làm được”.

Nói rồi, La Công Viên đem 8 bài thơ “Tam phong ca” dâng lên Đường Huyền Tông. Đại ý là những chuyện về Huyền Tố Hoàng Xích cải lão hoàn đồng.

Đường Huyền Tông thực hiện theo yêu cầu được mấy năm, thần thái phiêu dật, tinh khí thịnh vượng. Tuổi tác tăng thêm mà tinh lực không hề giảm. Sau đó hơn một năm, La Công Viễn ra đi, không rõ tung tích. Đến năm cuối niên đại Thiên Bảo, Huyền Tông đến đất Thục tị nạn, La Công Viễn lại nghênh đón xa giá ở Kiếm Môn, hộ tống đến Thành Đô, sau đó giũ áo ra đi. Đến khi Huyền Tông từ đất Thục trở về kinh thành, mới hiểu rõ rằng, La Công Viễn tặng đương quy đất Thục, là có ý đến đất Thục thì là lúc trở về.

Trung Hòa
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao Đạo sĩ La Công Viễn muốn Hoàng đế Huyền Tông từ bỏ học thuật ẩn thân