Tại sao lễ bái Thần linh mà không ứng nghiệm?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thư Kinh viết: “Ân huệ thuận theo điều tốt lành, trái ngược với cái hung ác", điều này càng minh tỏ đạo lý “Thuận theo trời thì cát; ngược với Trời thì hung", rất có đạo lý.

Vua Đường Hiến Tông đã từng hỏi Tể tướng Lý Phan rằng: “Việc cúng thờ Thần linh để giải trừ tai hoạ, mong cầu phúc báo có thể tin được không?” hay nói cách khác, ý vua muốn hỏi rằng, bái Thiên bái Địa lễ bái Thần linh liệu có linh nghiệm chăng?

Tể tướng Lý Phan là một người chính trực, ông tuyệt nhiên không là kẻ nịnh thần lừa gạt hoàng đế, vậy Lý Phan đã hồi đáp câu hỏi của Đường Hiến Tông như thế nào? Ông đã dùng ví dụ thực tế của các vị vua xưa kia để trả lời câu hỏi đó. Trong những ví dụ mà ông đưa ra, một số người có thể thấy được phúc lành đã đến với họ như thế nào, cũng có một số người, chỉ vì ham tư lợi cho bản thân mà cầu cứu Thần linh, kết quả không đắc được gì cả.

Sở Chiêu Vương phân rõ nguyên nhân tội trạng

Vua Sở Chiêu Vương (khoảng 523 TCN- 489 TCN) đã từng bị mắc bệnh, thầy xem quẻ nói rằng việc Người mắc bệnh là do Thần sông Hoàng Hà gây ra. Tuy rằng Sở Chiêu Vương đã mắc bệnh, nhưng trong tâm ông vẫn sáng ngời, ông nói: Đều là do Quả nhân không có đức, không phải do Thần sông, tiên vương các đời của Sở quốc cũng đều cúng bái tứ thủy Giang, Hán, Sư, Chương đó thôi”. Hơn nữa, Sở Chiêu Vương còn nói: Nếu tự bản thân ta không phạm tội lớn, thì ông Trời làm sao có thể giáng họa vào thân? Nhất định là bản thân mắc đại tội, có tội nên cần phải bị trừng phạt”, vậy nên Sở Chiêu Vương đã không cử hành nghi lễ cúng bái giải nạn.

Sở Chiêu Vương còn nói: “Nếu tự bản thân ta không phạm tội lớn, thì ông Trời làm sao có thể giáng họa vào thân? Nhất định là bản thân mắc đại tội, có tội nên cần phải bị trừng phạt”
“Nếu tự bản thân ta không phạm tội lớn, thì ông Trời làm sao có thể giáng họa vào thân? Nhất định là bản thân mắc đại tội, có tội nên cần phải bị trừng phạt”. (Baike.baidu.com)

Trong Tả Truyện có ghi chép lại rằng, khi Sở Chiêu Vương xuất binh cứu nước Trần, ở trong doanh trại mà mắc trọng bệnh. Đêm nọ ông nằm mộng thấy trong mây dường như có một đàn chim xích ô bay hướng về ánh mặt trời. Ba ngày sau, Sở Chiêu Vương phái sứ giả đến gặp Chu Thái sử; tường thuật lại chi tiết cảnh tượng mà ông nhìn thấy để tìm cách đối ứng giải quyết điềm báo.

Chu Thái Sử trả lời rằng, giấc mộng khai thị Sở Vương sắp gặp tai họa rơi vào thân, nhưng có thể lập đàn cúng tế, rời họa sang lệnh quân (tương sư và tể tướng) để giúp tiêu trừ tai ương.

Các vị tương sư và tể tướng của nước Sở sau khi hay tin, liền cầu xin Chiêu Vương chuyển họa sang thân họ. Chiêu Vương không đồng ý, ông nói: Các vị tương sư tể tướng đối với quả nhân mà nói, chính như tay, chân của ta vậy. Nếu như để hoạ của ta rời sang thân của các vị, thì tai ương ấy chẳng phải vẫn ở trên thân Quả nhân sao, không thể trốn tránh được đâu!” Chiêu Vương lại tiếp: Nếu như quả nhân lần này nhất định cần phải mất mạng, thì cũng là do ngày trước quả nhân vui chơi hoan lạc quá độ tổn đức mà tạo thành!” Không lâu sau Sở Chiêu Vương qua đời, quân đội bãi binh về nước. Ông muốn để lại ngôi vị cho ba vị tiểu đệ, nhưng tất cả bọn họ đều từ chối, cuối cùng đã đưa con trai của Sở Vương lên kế tục vương vị.

Khổng Tử khi đó ở nước Trần, đã ngợi ca Sở Chiêu Vương rằng: Sở Chiêu Vương thông đại đạo, đất nước sẽ không mất đâu!”

“Các vị tương sư tể tướng đối với quả nhân mà nói, chính như tay, chân của ta vậy. Nếu như để hoạ của ta rời sang thân của các vị, thì tai ương ấy chẳng phải vẫn ở trên thân Quả nhân sao, không thể trốn tránh được đâu!”
“Nếu như để hoạ của ta rời sang thân của các vị, thì tai ương ấy chẳng phải vẫn ở trên thân Quả nhân sao, không thể trốn tránh được đâu!” (Baike.baidu.com)

Cúng bái Thần linh mà không cầu phúc, kính Thần tự trách tội bản thân

Hán Văn Đế mỗi lần cử hành đại lễ cúng tế quốc gia xã tắc, đều cho triệu quan hành lễ thực hiện “kính lễ chứ không cầu phúc", cũng chính là dùng hình thức nghi lễ lớn thể hiện lòng tôn kính Thần minh, nhưng tuyệt không phải là mong cầu Thần minh ban phúc hoặc bảo hộ, v.v.

Vào những năm Đường Văn Tông đã thành niên, hạn hán kéo dài không dứt, trời không đổ lấy một cơn mưa, khi này ông đã lệnh cho các quan viên đến tập trung tại điện Tử Thần trong cung để thờ cúng Thần linh. Sự lo lắng lấp đầy trên khuôn mặt của Văn Tông, văn võ bá quan ai nấy cũng đều nhận rõ. Khi này, có một vị quan đã bẩm báo với Văn Tông rằng: “Xem xét thiên văn có thể thấy đợt hạn hán kéo dài là phản ứng tự nhiên của thiên tượng thiên thời, thỉnh Thánh Thượng đừng quá lao tâm".

Văn Tông hoàng thượng nghiêm mặt nói: Trẫm là quân vương của thiên hạ, vô đức không bảo hộ được con dân, mới dẫn đến tai họa hạn hán này. Bây giờ phải chịu sự trách phạt của trời xanh, nếu như nội trong vòng ba ngày có thể mưa, trẫm nguyện ý thoái vị, để cho hiền minh quân chủ đến chủ trì thiên hạ". Các quan viên đến cúng bái ai nấy nghe xong đều rơi lệ, tự trách tội bản thân mình. Nhưng không ngờ được rằng, chính vào đêm hôm đó, một trận mưa lớn đổ xuống trên vùng đất hạn hán khô cằn.

“Trẫm là quân vương của thiên hạ, vô đức không bảo hộ được con dân, mới dẫn đến tai họa hạn hán này. Bây giờ phải chịu sự trách phạt của trời xanh, nếu như nội trong vòng ba ngày có thể mưa, trẫm nguyện ý thoái vị
“Trẫm vô đức không bảo hộ được con dân, mới dẫn đến tai họa hạn hán này. Bây giờ phải chịu sự trách phạt của trời xanh, trong vòng ba ngày có thể mưa, trẫm nguyện ý thoái vị. (Pixabay)

Hán Văn Đế minh tỏ đạo lý, có đức lớn dày; Đường Văn Tông kính Thần minh, tự trách tội bản thân. Họ đều thành kính lễ bái Thần minh, chân chính tự cảnh tỉnh bản thân mà tuyệt nhiên không hề cầu xin Thần minh ban phúc hay trợ giúp tiêu nạn, cứ như vậy mà phúc phận tự nhiên mà đến. Tể tướng Lý Phan của Đường Hiến Tông đã khuyên Thánh thượng rằng:

Nếu như nói rằng Thần linh không minh rõ tỏ tường, thì cũng không thể cấp phúc đức cho con người; nếu như Thần linh đều rõ tỏ tường, thì cũng không đem phúc lộc ban cho những kẻ nịnh bợ dẻo mép cầu tư cầu lợi. Vậy đối với những hành vi cầu mong có mục đích mà vô đức, người quân tử đều còn không chấp nhận nổi, huống chi là Thần linh trên thiên thượng!”.

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, con người sống trên thế gian nếu có thể thuận theo sự sắp xếp của ông Trời, hành thiện trừ ác, Thần linh tự sẽ bảo hộ cho họ, còn nếu không phải như vậy, có cầu xin cúng bái cũng không cách nào đắc được phúc báo.

Nếu nói Thần linh không minh tỏ, thì cũng không thể cấp phúc đức cho con người; nếu như Thần linh đều minh tỏ, thì cũng không đem phúc lộc ban cho những kẻ nịnh bợ cầu tư lợi.
Nếu nói Thần linh không minh tỏ, thì cũng không thể cấp phúc đức cho con người; nếu như Thần linh đều minh tỏ, thì cũng không đem phúc lộc ban cho những kẻ nịnh bợ cầu tư lợi. (Pxfuel)

Tàn bạo bất nhân, cầu Thần không linh

Nước Quắc là một tiểu quốc thời Xuân thu Chiến quốc, Quân vương Quắc Công Sửu cuối cùng của triều đại này là một tên hôn quân tàn bạo. Ông ta coi dân chúng bách tính rẻ mạt; là người tham lam, độc tài, thâm hiểm, quân đội của y cũng yếu ớt vô lực.

Đầu thu năm nọ, Quắc Công Sở mộng gặp Thần tiên giáng vào đất Quắc. Quắc Công phái Chúc Ưng, Tông Khu, Sử Ngân chuẩn bị vật phẩm thịnh soạn để cúng tế Thần linh. Quắc Công cúng bái Thần không xuất tự tâm chân thành, mà là vì mong cầu Thần linh ban cho ông một miếng đất. Hôm sau, ông lại nằm mộng gặp Thần linh quả thực đã ban cho ông một mẫu ruộng vườn.

Sử Ngân khi này nói với ông: Triều Quắc sắp diệt rồi! Ta nghe nói: Quốc gia hưng suy, cần thấu tỏ nỗi lòng của muôn dân, thời sắp diệt vong thì lại cầu xin Thần linh. Các vị Thần không gì là không thấu tỏ, công bằng với hết thảy, dựa vào hành vi của con người mà quyết định phúc hoạ của họ. Quắc Công vô đức, làm sao lại được ban một miếng đất?” Nội sử của Chu Thái tử đến đất Quắc kiểm tra câu chuyện, cũng đã nói rằng: Quắc quốc nhất định bị diệt rồi, Quân vương tàn bạo vô đạo lại còn muốn cầu xin Thần linh". Về sau, Tấn Hiến Công diệt Quắc, Quắc Công Sửu trở thành ông vua cuối cùng của triều đại nhà Quắc.

Quốc gia hưng suy, cần thấu tỏ nỗi lòng muôn dân, sắp diệt vong lại cầu xin Thần linh. Thần không gì là không thấu, công bằng với hết thảy, dựa vào hành vi của con người mà quyết định phúc hoạ của họ.
Quốc gia hưng suy, cần thấu tỏ nỗi lòng muôn dân, sắp diệt vong lại cầu xin Thần linh. Thần không gì là không thấu, công bằng với hết thảy, dựa vào hành vi của con người mà quyết định phúc hoạ của họ. (Miền công cộng)

Cũng có câu chuyện về Vương Mãng đoạt Hán đựng miếu thờ Thần linh. Theo Hán Thư - Vương Mãng Truyện Hạ có ghi chép, Vương Mãng là một kẻ ngoài giả nhân nghĩa, nội thực gian tà”, ngụy thần quân tử, giả ân giả nghĩa lừa thiên hạ, thừa lúc nhà Hán suy yếu mà trộm lấy ngôi vị hoàng đế, lại còn tự xưng là dòng dõi đế Ngu Thuấn. Sau khi Vương Mãng soán ngôi, cải cách hành chính không thuận thời, gây ra nạn đói khắp nơi, chính quyền đảo loạn, dân chúng căm phẫn. Tuy nhiên, Vương Mãng lại không hề mảy may để ý, dường như quốc loạn vẫn coi như không hề có chuyện gì xảy ra, còn hạ lệnh xây dựng chín ngôi đền, làm nơi đại tế lễ cúng bái, cầu xin Thần ban phúc cho tổ tông xã tắc, tuy nhiên bản thân lại có dục vọng mạnh mẽ tham lam cực độ.

Vương Mãng đã triệu tập các nghệ nhân giỏi trong nước, hơn nữa còn thu tiền từ các quan, dân địa phương để hỗ trợ xây dựng, đồng thời phá hủy hơn mười cung điện vốn có trong Tây Uyển để lấy vật liệu xây dựng chín ngôi đền.

Trong quá trình thi công, mưa lớn trút xuống hơn 60 ngày liên tiếp, chín ngôi đền sau khi được hoàn thành, đã tốn trăm công ngàn sức tỉ mỉ, hao phí tiền tài bạc vạn, công nhân chết vạn người. Khi này nạn đói lại đang hoành hành ở đất Hán, cường đạo nổi lên liên tiếp, Vương Mãng thản nhiên vẫn không lo nghĩ, lại còn chu cấp hàng nghìn vạn quan tiền cho những người trông coi, quản lý việc xây dựng đền. Vương Mãng vốn dĩ kiêu ngạo lại tàn bạo, hại dân hại chúng, ngay cả đến xương cốt trong các lăng mộ cũng bị động tới, ông ta cho người đập vỡ các miếu thờ của Hán Võ Đế, Hán Chiêu Đế, mục đích dùng để phân đất cho con cháu của mình mai táng sau này.

Trong khi thi công, mưa lớn trút xuống hơn 60 ngày liên tiếp, chín ngôi đền sau khi hoàn thành, đã tốn trăm công ngàn sức, hao phí tiền của, công nhân chết vạn người.
Trong khi thi công, mưa lớn trút xuống hơn 60 ngày liên tiếp, chín ngôi đền sau khi hoàn thành, đã tốn trăm công ngàn sức, hao phí tiền của, công nhân chết vạn người. (Minh họa: Miền công cộng)

Muôn dân bách tính trong thiên hạ đói ăn muôn nơi, những người dân đói kém bất đắc dĩ trở thành cường đạo cướp bóc ở Thanh Châu, Từ Châu lên đến hàng chục vạn người. Cuối cùng triều đại của Vương Mãng cũng dần dần lụi tàn, Vương Mãng bị thương nhân Đỗ Ngô giết chết, Công Tân chặt đầu Vương Mãng mang nộp, còn xác ông cũng bị binh sĩ tranh giành nhau để giao nộp cho quân Lục Lâm (cánh quân chống nhà Tân của Vương Mãng) lĩnh thưởng.

Hoạ hay phúc đều thuận theo tư tưởng và hành vi của con người mà đối ứng đến. Sinh mệnh vĩnh viễn không được quên tu dưỡng đức hạnh, không rời xa thiên đạo, mới có thể vĩnh viễn được hưởng phúc lành. Còn nếu như hành vi rời xa chính đạo, mà có hướng tới Trời xanh hay Thần linh cầu ban phúc đức, liệu sẽ ứng nghiệm chăng? Ông Trời sẽ để cho người vô đức, chuyên hành nghiệp ác cầu xin mà đắc được phúc báo chăng? Trong Thư Kinh cũng viết: “Ân huệ thuận theo điều tốt lành, trái ngược với cái hung ác", điều này càng minh tỏ đạo lý “Thuận theo Trời thì cát; ngược với Trời thì hung". Tại sao có người ngày đêm thờ cúng cầu xin Thần linh nhưng không ứng nghiệm? Bởi lẽ họ tự mình không hiểu chuyện thiện ác, hành thiện tích đức, nếu ác tâm vô đạo thì tất nhiên có cầu xin Thần linh bảo hộ hay ban phước cũng đều không linh nghiệm.

Anh Kỳ
Theo: Secretchina

Tài liệu tham khảo:
- Thái Bình Ngữ Lãm
- Xuân Thu Tác Truyện Chính Nghĩa
- Sử Ký
- Hán Thư - Vương Mãng Truyện
- Liệt Nữ Truyện - Tiết Nghĩa - Sở Cơ Việt Cơ
- Thi Kinh
- Hán Thư



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao lễ bái Thần linh mà không ứng nghiệm?