Tại sao nói ‘Truyền thuyết Bạch Xà’ là đảo ngược trắng đen?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngôi chùa Kim Sơn ở Trấn Giang, Giang Tô có hai truyền thuyết dân gian sâu sắc, một là truyền thuyết về nhà sư Pháp Hải trừ xà tinh, có thể xóa tan những tai tiếng mà bộ phim truyền hình hiện đại “Truyền thuyết Bạch Xà” mang lại cho nhà sư Pháp Hải. 

Câu chuyện thứ hai là về thiền sư Đạo Duyệt ở chùa Kim Sơn dự đoán chính xác cái chết của Nhạc Phi. Ở đây chủ yếu nói về câu chuyện nhà sư Pháp Hải trừ xà tinh.

Theo truyền thuyết, ‘Pháp Hải động’ là nơi mà nhà sư Pháp Hải, tổ sư lập chùa Kim Sơn, đã sống khi ông đến núi Kim Sơn. Pháp Hải là con trai của Tể tướng Bùi Hưu triều đại nhà Đường. Bùi Hưu là người tín ngưỡng Phật giáo, nên đã cho con trai xuất gia, lấy hiệu là Pháp Hải, vì vậy hang động có tên là Pháp Hải động, còn gọi là Bùi Công động.

Hang động này nằm trên vách đá phía Tây của tháp Từ Thọ, hiện nay trong động có một bức tượng của nhà sư Pháp Hải, và tấm biển ở lối vào với dòng chữ “Pháp Hải thạch động”.

Tương truyền, sau khi nhà sư Pháp Hải đến núi Kim Sơn, ông đã tu luyện gian khổ tại đây.

Ông trở thành một nhà sư theo di nguyện của cha mình, đầu tiên ông học Đạo tu Thiền tại Lư Sơn, Giang Tây; sau khi đắc Đạo, từ Lư Sơn xuôi theo con sông về phía Đông đến núi Kim Sơn ở Trấn Giang. Lúc bấy giờ, tuy trên núi còn sót lại một số ngôi chùa cổ nhưng lại hoang vắng, gai góc mọc đầy khắp chốn, vì vậy, mãng xà sống lâu năm thành tinh, ẩn trốn trong hang và gây họa cho bách tính.

Dãy núi Lư Sơn ở phía Bắc tỉnh Giang Tây. (Ảnh: wikimedia)

Để trùng tu ngôi chùa và hồng truyền Phật Pháp tại đây, ông đã vận dụng pháp lực thần thông đánh bại một con mãng xà trắng cố thủ trong hang, vứt nó xuống sông. Sau đó, nhà sư Pháp Hải sống trong hang động và chăm chỉ tu luyện, khai phá núi rừng và trồng trọt, đã trải qua muôn vàn khó khăn để dựng nên ngôi chùa Kim Sơn. Ông đã lập nên một kỳ tích lớn. Câu chuyện tu luyện khắc khổ của nhà sư Pháp Hải được chép trong cuốn “Kim Sơn tự chí”.

Tuy nhiên, tại “Kim Sơn tự” trong bộ phim hiện đại “Truyền thuyết Bạch Xà”, nhà sư Pháp Hải được miêu tả là ‘thủ phạm’ cản trở hôn nhân tự do nam nữ, bị lên án sâu sắc. Quả thực là đảo ngược trắng đen!

Vậy, ‘Truyền thuyết Bạch Xà’ rốt cuộc là gì?

Thời nhà Minh, “Truyền thuyết Bạch Xà” được Phùng Mộng Long phát triển thành “Bạch Nương Tử vĩnh trấn Lôi Phong tháp”. Trong một lần Hứa Tiên đến chùa Kim Sơn, vào phòng của nhà sư Pháp Hải. Nhà sư cảm thấy rất kỳ lạ, không hiểu tại sao người này lại toát ra yêu khí. Sau khi tìm hiểu, nhà sư biết được Hứa Tiên đang bị một con rắn xanh thành tinh và một con rắn trắng thành tinh chiếm hữu. Cuối cùng nhà sư Pháp Hải thi triển pháp lực để Hứa Tiên biết được chân tướng rắn tinh hại người, giúp Hứa Tiên dùng bát vàng thu phục Bạch Xà tinh mang đến đặt ở chân tháp Lôi Phong.

Minh họa ‘Truyền thuyết Bạch Xà’ ở Di Hòa Viên, Bắc Kinh. (Ảnh: wikimedia)

Trong thời Thanh, câu chuyện về Bạch Xà và Hứa Tiên cũng không phải là chuyện ca ngợi tình yêu mà là chuyện cao tăng trừ yêu ma cứu người. Câu chuyện cảnh báo con người trên thế gian không nên trọng sắc tham dục. Pháp lý trong trời đất là người và yêu ma không thể sống chung, càng không thể trở thành vợ chồng. Bởi vậy, hình tượng nhà sư Pháp Hải là chính diện, là hiện thân của bậc cao tăng hành Đạo cứu người.

Tuy nhiên, ĐCSTQ ngày nay vì để cổ súy chủ nghĩa vô thần, làm suy yếu tín ngưỡng của mọi người đối với Thần Phật, tẩy não người dân, nên đã sử dụng các câu chuyện dân gian và tiểu thuyết để phóng tác và tùy tiện xuyên tạc, hình tượng hóa yêu ma, biến xấu thành đẹp, biến ác thành thiện.

Phong trào cải cách Ngũ Tứ, cái gọi là xu hướng giải phóng nhân cách, chống phong kiến và chống truyền thống của những người mang tư tưởng cộng sản đã bắt đầu xâm chiếm Trung Quốc. Trong các tác phẩm phê bình của Lỗ Tấn đã thay đổi hình ảnh nhà sư Pháp Hải: Từ một bậc cao tăng đắc Đạo chân chính, trừ yêu diệt họa, nhà sư Pháp Hải trở thành “thế lực lễ giáo phong kiến” ngăn cản Bạch Xà và Hứa Tiên đến với nhau.

Các nhà phê bình nghệ thuật sau này cũng chủ trương rằng con người đẹp nhất là khi từ bỏ những giá trị truyền thống để giải phóng nhân cách, đạt đến tự do cá nhân, tự do yêu đương và hôn nhân… Vì vậy, khi đọc “Truyền thuyết Bạch Xà” và những truyện cổ khác, chúng ta nên suy nghĩ nhiều hơn về sự khác biệt giữa cổ đại và hiện đại.

Cao Nguyên

Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao nói ‘Truyền thuyết Bạch Xà’ là đảo ngược trắng đen?