Tâm tồn giữ thiện niệm, cứu người lại giúp mình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự lương thiện của một người có thể cứu sống sinh mạng của người khác, cũng chính nhờ tấm lòng thiện lương đó mà phúc báo lại quay về với chính họ, cải thiện vận mệnh của bản thân.

Thời nhà Thanh có một vị thái thú ở Lục An, tỉnh An Huy đã kể lại một câu chuyện như sau:

Thuở xưa ở Thọ Châu có một người tên là Triệu Ông, ông trước giờ đều luôn vui vẻ hành thiện tích đức. Một ngày nọ, Triệu Ông nhìn thấy một vị khách nằm dưới đất bên lề đường, liên tục rên rỉ không dứt, ông liền đến hỏi anh đã xảy ra chuyện gì nhưng người đó không nói nên lời. Triệu Ông đến hỏi thăm quán trọ ngay bên cạnh và được biết rằng người này đã ở quán trọ được hơn một tháng, tuy nhiên tiền phòng, tiền ăn cũng không chịu trả, bây giờ lại bị lâm trọng bệnh, tình trạng rất nguy kịch.

Chủ nhà trọ sợ sau này phải chịu trách nhiệm, liền gọi người làm thuê trong quán khiêng người đàn ông này ra ngoài. Triệu Ông đã nói với chủ nhà trọ rằng: “Vị khách này chỉ có một mình, cô đơn không có nơi nương tựa, quả thực rất đáng thương, làm phiền những người làm thuê ở đây khiêng anh ta vào bên trong quán, tất cả những chi phí cho việc điều trị bệnh, ăn ở... tôi tạm thời sẽ trả hộ cho anh ta".

“Vị khách này chỉ có một mình, cô đơn không có nơi nương tựa, quả thực rất đáng thương, làm phiền những người làm thuê ở đây khiêng anh ta vào bên trong quán
“Vị khách này chỉ có một mình, cô đơn không có nơi nương tựa, quả thực rất đáng thương, làm phiền những người làm thuê ở đây khiêng anh ta vào bên trong quán..." (Shutterstock)

Cứ như vậy 10 ngày trôi qua bệnh tình của vị khách này đã chuyển biến tích cực, anh ta đã có thể vịn vào tường và đi lại. Lúc đó chủ nhà trọ nói với vị khách này lý do mà anh ta có thể sống sót. Vị khách đó vô cùng bất ngờ và cảm ơn ân nhân, anh khẩn cầu những người làm thuê dìu anh đến bái tạ Triệu Ông, muốn gặp mặt trực tiếp để tỏ lòng thành kính. Triệu Ông khi này nhìn thấy sức khỏe của vị khách đã tốt lên rất nhiều, trong lòng mừng thầm cho anh. Triệu Ông nói một câu, vị khách nói một câu, vậy là hai người bắt đầu nói chuyện, Triệu Ông hỏi anh: “Anh bạn từ đâu tới, tại sao lại đến nơi này?".

Vị khách này kể lại câu chuyện của mình, nhà anh ở ngoài cửa khẩu, đến nơi đây là muốn bái lễ Bao Công. Đi qua hồ Vu thì thuyền bị lật, nhưng may mắn thay, anh đã được người tốt cứu lên, nhưng người nhà cùng hành lý đều bị dòng nước cuốn trôi hết cả, anh chỉ có thể một mình đến nơi này. Không ngờ rằng tới nơi đây lại lâm trọng bệnh, nếu như không nhờ Triệu Ông giúp đỡ thì anh đã sớm mất mạng rồi. Triệu Ông nghe xong đồng cảm với hoàn cảnh của anh và giữ anh ở lại nhà, lệnh cho người nhà chăm sóc thật tốt. Vị khách này là một vị thanh niên nên thân thể rất mau khỏi bệnh.

Khi anh đang chuẩn bị hành lý để rời đi, Triệu Ông đã tặng anh mấy chục lượng bạc và một bức chân dung của Bao Công, bởi lẽ bách tính ở ngoài cửa khẩu luôn tôn vinh Bao Công, tôn thờ giống như những quan thần khác trong thị trấn.

Khi anh đang chuẩn bị hành lý để rời đi, Triệu Ông đã tặng anh mấy chục lượng bạc và một bức chân dung của Bao Công
Khi anh đang chuẩn bị hành lý để rời đi, Triệu Ông đã tặng anh mấy chục lượng bạc và một bức chân dung của Bao Công. (Pxhere)

Thời gian thấm thoát trôi, đã qua 10 năm, một lần nạn đói nghiêm trọng hoành hành tại nơi Triệu Ông sinh sống, ông đã nhanh chóng báo cáo lại tình trạng tai hoạ cho quan phủ, thấy ông làm vậy, mọi người đều đua nhau lên phủ quan, làm loạn nơi công đường, chính vì điều này mà Triệu Ông bị liên lụy, chịu phạt tới nơi biên ải xa xôi.

Sau khi Triệu Ông bị áp giải ra khỏi thị trấn, ông nhìn xung quanh không thấy có quán trọ nào để nghỉ ngơi, chỉ thấy một đại viện vừa cao vừa lớn, nha dịch áp tải ông cũng vừa nghĩ định mượn hiên phía bên ngoài đại viện để nghỉ qua đêm. Đúng lúc người gác đột nhiên bước từ trong nhà ra mắng chửi họ và yêu cầu họ rời đi, Triệu Ông nói: “Tôi là người Thọ Châu ở Giang Nam, khi đến đây không tìm được nơi nghỉ chân nên muốn nghỉ nhờ ngoài đại viện này, mong ngài chấp thuận”.

Người gác cửa quay về báo lại sự việc với chủ nhân, vừa nghe tới người Thọ Châu, anh lập tức cử người gác cửa đi hỏi thăm danh tính. Triệu Ông đã kể toàn bộ câu chuyện của mình, một lúc sau gia nô của đại viện mở cửa chính lớn, một vị công tử trẻ tuổi bước ra, cung kính đón tiếp và mời ông vào nhà. Phía sau vị công tử này có một cụ ông người đeo đầy đá quý, đứng đợi phía bên trong và hành lễ với Triệu Ông rồi mời Triệu Ông ngồi vào ghế trong phòng lớn. Khi Triệu Ông vừa ngồi xuống, vị công tử đó lập tức dập đầu cúi lạy, cảm tạ Triệu Ông. Triệu Ông thấy vậy vô cùng bối rối, hai vợ chồng ông không hiểu tại sao anh ta lại làm vậy. Ông dụi dụi mắt nhìn kỹ vị công tử này, hoá ra anh chính là là vị khách đã lâm bệnh trọng mà ông đã cứu hơn 10 năm trước.

một lúc sau gia nô của đại viện mở cửa chính lớn, một vị công tử trẻ tuổi bước ra, cung kính đón tiếp và mời ông vào nhà.
Một lúc sau gia nô của đại viện mở cửa chính lớn, một vị công tử trẻ tuổi bước ra, cung kính đón tiếp và mời ông vào nhà. (Miền công cộng)

Công tử niềm nở thiết đãi Triệu Ông và giữ ông lại trong phủ, sau đó anh còn viết một lá thư gửi cho tướng quân trấn giữ nơi biên ải để điều đình về việc này và sắp xếp tốt tất cả mọi thứ cho Triệu Ông.

Ba năm sau Triệu Ông được ân xá quay trở về quê hương, trước khi rời đi vị công tử đã tặng ông ấy năm ngàn lượng vàng làm tiền đi lại, gia đình của Triệu Ông khi đó kinh tế suy yếu, nhờ sự giúp đỡ của vị công tử mà gia đình nhà họ Triệu đã nhanh chóng hưng thịnh trở lại, con cháu đời sau của ông sống cũng rất sung túc, một số người còn được làm quan lớn trong cung.

Sự lương thiện của một người có thể cứu sống sinh mạng của người khác, cũng chính nhờ tấm lòng thiện lương đó mà phúc báo lại quay về với chính họ, cải thiện vận mệnh của bản thân.

Anh Kỳ
Theo: Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Tâm tồn giữ thiện niệm, cứu người lại giúp mình