Tào Tháo mà bạn chưa từng biết: Thần vũ hùng tài, tiếu ngạo Tam Quốc (2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khí chất vương giả là gì? Khí chất vương giả là phong độ và mẫu mực của bậc đại gia khiến mọi người kính ngưỡng, mà chỉ người có tài năng trác tuyệt, có sức cuốn hút về đạo đức và nhân cách, mới có thể được tôn xưng là bậc vương giả.

Xem lại phần 1

Việc quân tất bật, lừa quân địch để chiến thắng

Tào Tháo không những có phương pháp quản lý tốt quân đội, giỏi lựa chọn tướng tài, mà còn giỏi dụng binh. Sử sách khen ông là “hành quân, dụng binh, đa phần theo binh pháp Tôn Tử, Ngô Khởi, tùy theo việc mà sắp đặt kỳ diệu, lừa quân địch để chiến thắng, biến hóa như Thần. Tự trước tác sách binh pháp gồm hơn 10 vạn chữ, các tướng chinh phạt đều hành sự theo sách này, khi gặp sự việc thì Tào Tháo lại đích thân điều tiết, người làm theo thì chiến thắng, người làm trái lại thì thất bại”.

Tào Tháo cả đời chinh chiến không ngừng, trải qua hơn 30 chiến dịch lớn nhỏ, chủ yếu có cuộc chiến Huỳnh Dương, cuộc chiến Bộc Dương - Vũ Dương, cuộc chiến Duyễn Châu phá quân Khăn vàng, cuộc chiến Phong Khâu đánh Viên Thuật, cuộc chiến Bành Thành, cuộc chiến Định Đào đánh Lã Bố, cuộc chiến Từ Châu phá Lưu Bị, cuộc chiến đêm tập kích Ô Sào, cuộc chiến Thương Đình, cuộc chiến Nghiệp Thành, cuộc chiến Nam Bì, cuộc chiến bình định U Châu, cuộc chiến Hồ Quan, cuộc chiến Bạch Lang Sơn đánh Ô Hoàn, cuộc chiến Tương Dương, cuộc chiến Dương Bình, cuộc chiến Dương Dương v.v.

Có thể nói, Tào Tháo thắng nhiều bại ít, 10 trận thì bại không đến 1, 2, và thất bại đa phần là những nguyên nhân khách quan, ví như khi thảo phạt Đổng Trác, thất bại trước Từ Vinh, thứ nhất là binh lực quá ít, thứ hai là Tào Tháo lúc đó bắt đầu làm chỉ huy quân sự, thiếu kinh nghiệm. Năm Kiến An thứ 2, Tào Tháo thất bại trước Trương Tú, trên thực tế là do mất cảnh giác. Trận Xích Bích thua liên quân Thục Ngô, là do Tào Tháo không giỏi về thủy chiến. Điều mà Tháo Tháo lưu lại cho thế nhân, đa phần là những chiến tích nhờ nắm bắt thời cơ chiến tranh, xuất kỳ chế thắng, và lấy ít địch nhiều. Điều này dễ dàng nhận thấy là do ông tinh thông binh pháp, và có trí tuệ hơn người.

Cùng nhìn lại cuộc chiến Quan Độ nổi tiếng của Tào Tháo, lấy ít địch nhiều. Năm 200, Viên Thiệu thống soái đại quân 10 vạn tấn công Tào Tháo, muốn một lần là tiêu diệt thế lực của Tào Tháo. Khi đó, Tào Tháo tứ bề thọ địch, những tướng sĩ dưới trướng có thể sử dụng đều kém xa Viên Thiệu. Đầu tiên là trận chiến Bạch Mã, Tào Tháo dương đông kích tây, trảm Nhan Lương, Văn Sửu, làm nhụt nhuệ khí của quân Viên Thiệu. Sau đó, tiến hành cuộc chiến giằng co kéo dài hơn 2 tháng với quân Viên Thiệu. Tào Tháo can đảm sử dụng kế đốt lương của mưu sĩ Hứa Du, đích thân dẫn 5000 kỵ binh thâm nhập sâu vào sau quân địch, tập kích lương thực của quân Viên Thiệu. Trong khi quân Viên Thiệu chờ quân cứu viện, Tào Tháo với dũng khí quyết tiến không lùi, dẫn tướng sĩ đánh một trận tử chiến.

Cuối cùng, Viên Thiệu chỉ dẫn hơn 10 kỵ binh chạy trốn về phía bắc Hoàng Hà, còn quân Tào Tháo ít hơn nhiều thì tiêu diệt 7 vạn quân địch, giành toàn thắng. Chiến dịch này đã đặt nền tảng cho việc Tào Tháo thống nhất phương Bắc. Tào Tháo thần vũ hùng tài cũng được thể hiện đầy đủ rõ nét.

Trận Quan Độ, Tào Tháo lấy ít thắng nhiều, đánh bại Viên Thiệu, dẹp yên phương Bắc. (Ảnh: Epoch Times)

Khúc thứ 4 “Khắc Quan Độ” trong “Cổ xuy thập nhị khúc” của văn nhân đời Tấn Mậu Tập chính là miêu tả cuộc đại chiến này:

“Thắng Viên Thiệu ở Quan Độ nhờ Bạch Mã. Xác chết máu chảy khắp đồng hoang. Giặc đông như bầy dê, chó. Quân Ngụy Vương ít, bên cồn cát. Gió nổi cát bụi. Cuộc chiến bất lợi, binh sĩ thương vong. Ngày nay không thắng sau không ky vọng. Địa đạo núi đất không thể cản. Cuối cùng đại thắng chấn động Bắc phương. Công thành phá ấp. Thần vũ oai phong”.

Tịnh tâm ngưng thần, bạn có thể nghe thấy tiếng chiến mã hí vang, tiếng gió ào ào, tiếng gươm đao chan chát, tiếng hò hét của binh sĩ và cả tiếng báo tin thắng trận trong bài thơ này. Bạn cũng có thể nhìn thấy cảnh chiến trường chiến đấu ác liệt, máu chảy thành sông. Bạn cũng có thể cảm nhận thấy hào khí quyết trận thư hùng giữa Tào Tháo và Viên Thiệu, cũng như khí khái thần vũ công thanh phá ấp giành chiến thắng chấn động phương Bắc của Tào Tháo.

Tào Tháo “đa phần dựa theo binh pháp của Tôn Tử và Ngô Khởi, từ đó tùy theo sự việc mà sắp đặt sự kỳ diệu bất ngờ, lừa quân địch giành chiến thắng, biến hóa như Thần”, việc này còn có thể thấy từ 2 trường hợp nữa. Một sự kiện là năm 192, Tào Tháo thảo phạt Lã Bố, bị trúng kế và bị thương. Sĩ khí của quân sĩ Tào Tháo đều sa sút. Thế là, Tào Tháo thi triển kế giả chết, dụ Lã Bố tấn công. Thế là chỉ một trận khiến Lã Bố hao quân tổn tướng, đại bại rút chạy, và không thể nào vãn hồi cục diện được nữa.

Một sự kiện nữa là năm 195, Tào Tháo tấn công thế lực cát cứ là Trương Tú. Để giành được thời cơ, Tào Tháo hành quân đêm ngày, 3 ngày không có nước uống, sĩ khí quân sĩ đều sa sít. Lúc này, Tào Tháo lóe lên mưu kế, ông ngồi trên ngựa, chỉ tay về phía trước nói lớn: “Trước kia ta đã qua nơi này, phía trước có một rừng mai, chúng ta hãy hành quân nhanh, đến đó nếu không tìm thấy nước thì cũng có thể ăn những trái mai giải khát”. Binh sĩ vừa nghe thấy thế thì nước miếng tứa ra, cơn khát tiêu tan, và nhanh chóng hành quân. Chỉ một câu nói của Tào Tháo đã hóa giải được nguy cơ.

Khí chất vương giả

Trước trận Quan Độ, mưu sĩ Quách Gia vì khích lệ Tào Tháo đã viết “Luận 1o thắng 10 bạn”, thông qua việc so sánh 10 phương diện là Đạo, Nghĩa, Trị, Độ, Mưu, Đức, Nhân, Minh, Văn, Vũ, đã luận thuật 10 bại của Viên Thiệu và 10 thắng của Tào Tháo. Nói tóm lại, Tào Tháo thắng nhờ khí chất vương giả biết người, giỏi dùng người, và trí tuệ chính trị mưu sâu nghĩ xa, cùng với tính cách cương nghị quả cảm của ông.

Khí chất vương giả là gì? Khí chất vương giả là phong độ và mẫu mực của bậc đại gia khiến mọi người kính ngưỡng, mà chỉ người có tài năng trác tuyệt, có sức cuốn hút về đạo đức và nhân cách, mới có thể được tôn xưng là bậc vương giả.

Tào Tháo có sức cuốn hút này, giỏi nhận biết người, giỏi dùng người, khoan hồng độ lượng, chân thành đối đãi người, hoằng dương đạo đức, khiến những sự việc tà ác không có đất phát triển. Ngoài ra, Tào Tháo là người không dễ bị đánh bại, mà đây cũng là khí chất mà bậc vương giả ắt phải có. Cho dù đối diện với thất bại lớn Xích Bích, Tào Tháo vẫn giữ được hùng tâm tráng chí như trước.

Khí chất vương giả của Tào Tháo còn thể hiện rõ qua thơ ca, ca vũ, thông quan lựa chọn nhân tài, đối đãi với người, thông quan hành quân bày trận, và thông qua một loạt các hành động về kinh tế, và chính trị khác, đã chiếu sáng thời kỳ Tam Quốc, cũng đã thúc đẩy mạnh mẽ sự truyền thừa văn hóa. Công lao Tào Tháo thật phi phàm.

Nhà thơ Trần Tộ Minh thời Minh Thanh có viết rằng: “Mạnh Đức có thiên phận rất cao, là nhân duyên mà ra, nên đã thành đại nghiệp”. “Là nhân duyên mà ra”, tất cả những gì Tào Tháo làm cả cuộc đời, lẽ nào chẳng phải là Thiên mệnh sai khiến?

Trương Hiến Nghĩa - Epochtimes

Trung Hòa biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Tào Tháo mà bạn chưa từng biết: Thần vũ hùng tài, tiếu ngạo Tam Quốc (2)