Tây Du Ký: Vì sao tịnh bình của Bồ Tát lại thần kỳ đến vậy?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong các bức tranh truyền thống, Bồ tát Quán Âm cầm một chiếc bình gọi là tịnh bình có cắm cành dương liễu. Trong Tây Du Ký, Bồ Tát Quán Âm đến Trường An tìm người đi lấy kinh, Ngài thấy Long vương sông Kinh Hà bị trảm gây họa loạn cho Đường Thái Tông, bèn lấy một cành liễu từ tịnh bình huơ, đuổi con Nghiệp Long đi, giải cứu Thái Tông. Ở Ngũ Trang Quán, Ngộ Không đã đánh đổ cây nhân sâm, Bồ Tát đã cứu cây Tiên bằng nước trong tịnh bình và cành dương liễu. Để cứu thầy trò Đường Tăng và hàng phục Hồng Hài Nhi, Bồ Tát đã dập tắt ngọn lửa Tam muội Chân hỏa bằng nước trong tịnh bình. Tịnh bình của Bồ Tát thật thần kỳ!

Nước cam lồ trong tịnh bình có thể khiến cây Tiên cải tử hoàn sinh

Đoàn người đi lấy kinh do Đường Tăng dẫn đầu đã Ngũ Trang Quán ở núi Vạn Thọ, nơi này có một cây nhân sâm, còn gọi là Thảo hoàn đan, là cây báu của Trấn Nguyên Đại Tiên. Cây này 3000 năm ra hoa một lần và 3000 năm kết trái một lần, cứ 3000 năm mới ra hoa kết trái, mỗi lần chỉ có 30 quả. Đối với những vị Thần Tiên bình thường, muốn ăn quả nhân sâm cần đợi một vạn năm, ăn một quả có thể sống tới 47.000 năm. Người bình thường có nhân duyên, được ngửi quả cũng có thể sống 360 năm.

Một cây thần kỳ như vậy đã bị Ngộ Không đánh đổ.

nước cam lồ
Bức tranh "Cam lộ Đại sĩ" của Dương Đại Chương đời Thanh, lưu giữ ở Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc. (Do Bảo tàng Cung điện Quốc gia cung cấp)

Trấn Nguyên Đại Tiên đã trói chặt thầy trò Đường Tăng và không chịu buông tha, trừ khi trả lại cây nhân sâm cho Đại Tiên. Nhìn thấy đoàn lấy kinh bị ngăn cản ở núi Vạn Thọ, không thể tiến lên, Ngộ Không đã đến Tam Đảo Thập Châu để tìm phương thuốc cứu sống cho cây Tiên. Cây nhân sâm này chính là linh căn sinh ra khi khai thiên tịch địa, Trấn Nguyên Đại Tiên cũng là Tổ của Địa Tiên, ngay cả Bồ Tát cũng phải tôn trọng ông. Nhiều vị thần ở Tam Đảo Thập Châu không có Đạo hành cao bằng Trấn Nguyên Đại Tiên, thế nên không ai có thể cứu được linh căn đã bị phá đứt.

Ngộ Không tìm khắp các Thần Tiên nhưng không tìm ra phương cách giải cứu, thế nên Ngộ Không cầu cứu Quán Âm Bồ Tát . Bồ Tát nói rằng nước cam lồ trong tịnh bình có thể chữa lành những mầm linh thiêng của cây Tiên. Ngộ Không hỏi: “Bồ Tát đã từng thử nghiệm chưa?”

Bồ Tát nói: “Đương nhiên là đã từng thử nghiệm”. Một lần Thái Thượng Lão Quân và Bồ Tát đã đánh cuộc, Lão Quân đặt cành dương liễu của Bồ Tát vào lò luyện đan, đốt và sấy khô, sau đó trả lại cho Bồ Tát. Bồ Tát cắm cành dương liễu vào chiếc lọ tịnh bình, sau một đêm, cành dương liễu trở lại cành xanh tươi tốt như ban đầu. Ngộ Không nghe vậy liền cười nói: "Đúng là Thạo hóa, đúng là Tạo hóa. Bị cháy rồi mà còn có thể cứu sống nữa là ta chỉ đánh ngã cây, có gì khó đâu".

Bồ Tát đã dùng nước cam lồ trong tịnh bình để cứu cây báu của Tiên gia.

Tây du ký và bồ tát
Ngộ Không cầu cứu Quán Âm Bồ Tát. (Ảnh miền công cộng)

Dung lượng của tịnh bình lớn thế nào?

Trong những bức tranh bình thường, người ta chỉ thấy tịnh bình rất nhỏ, chỉ cắm được cành liễu. Dung lượng của tịnh bình lớn thế nào thì người ta không biết được. Trong Tây Du Ký, Ngộ Không nhìn thấy dung tích của tịnh bình, nó lớn đến mức kinh ngạc.

Hồng Hài Nhi, con trai của Ngưu Ma Vương, đã bắt được Đường Tăng, Tôn Ngộ Không đã đến cứu nhưng bị lửa Tam muội Chân hỏa làm bị thương, mời Long Vương đến làm mưa nhưng cũng không dập được lửa. Ngộ Không phải cầu xin Bồ Tát trợ giúp.

Bồ Tát ném tịnh bình xuống biển, trong nháy mắt nó được một con rùa già cõng lên khỏi mặt nước, Bồ Tát ra lệnh cho Ngộ Không cầm lấy tịnh bình. Ngộ Không cảm thấy kỳ lạ là dù hết sức cũng không thể cầm một cái chai nhỏ như vậy, giống như chuồn chuồn lắc cột đá, nó không hề động đậy.

Ngày xưa Ngộ Không tìm kiếm vũ khí ở Đông Hải Long Cung, cây kim Định Hải Thần Châm nặng 13.500 cân, Ngộ Không cầm trong tay cũng không cảm thấy nặng. Nhưng chiếc tịnh bình nhỏ như vậy mà Ngộ Không lại không thể nào nhấc lên nổi.

Hóa ra Bồ Tát ném tịnh bình xuống biển, trong thời gian ngắn như vậy, tịnh bình đã được chuyển qua ba sông và năm hồ, tám biển và bốn ngòi, và đã chứa đầy nước biển. Bồ Tát đã dùng nước trong tịnh bình để dập tắt ngọn lửa Tam muội Chân hỏa của Hồng Hài Nhi và cứu được Đường Tăng.

tịnh bình của bồ tát
Bồ Tát ném tịnh bình xuống biển, trong nháy mắt nó được một con rùa già cõng lên khỏi mặt nước, Bồ Tát ra lệnh cho Ngộ Không cầm lấy tịnh bình. (Ảnh miền công cộng)

Tịnh bình có thể làm vũ khí

Ngoài những tác dụng trên, tịnh bình còn có thể dùng làm vũ khí. Khi Ngộ Không đại náo Thiên Cung, Bồ Tát đã tiến cử Nhị Lang Thần để bắt Hầu Vương. Khi Nhị Lang Thần có thần thông vây được Đại Thánh, Bồ Tát đã nhìn thấy và muốn giúp đỡ Nhị Lang Thần.

Thái Thượng Lão Quân hỏi: “Bồ Tát sẽ dùng vũ khí gì?”

Bồ Tát nói: “Tôi sẽ ném cái lọ tịnh bình và cành dương liễu xuống đánh vào đầu con khỉ. Dù không giết được cũng khiến nó gục ngã”.

Lão Quân lo lắng tịnh bình của Bồ Tát chỉ là đồ sứ, đánh chính xác vào đầu khỉ thì tốt, đánh không đúng đầu khỉ hay đánh vào cái gậy kim cô thì chẳng phải bị vỡ sao?

Theo như Lão Quân nói thì tịnh bình của Bồ Tát được làm bằng sứ, nhưng khi Đường Tăng gặp khó khăn, nó thường khởi tác dụng phi thường. Tại sao chiếc bình sứ trong tay của Bồ tát lại có thể đóng vai trò to lớn như vậy?

Một chiếc quạt rách nát, trong tay Tế Công, chỉ cần huơ tay về phía kẻ ác là có thể ngăn chặn được kẻ ác. Cành liễu bình thường, trong tay của Bồ Tát, chỉ cần huơ lên là có thể chữa khỏi bệnh tật và xua đuổi Nghiệp Long. Đằng sau điều kỳ diệu không phải là bản thân những đồ vật này cao minh đến mức nào, mà là Đạo hạnh cao thâm của người sử dụng chúng.

Nó phải như thế này: ở cảnh giới Bồ Tát, bất kể Bồ Tát dùng Pháp khí nào thì nó đều hiển thị Pháp lực ở cảnh giới Bồ tát. Ở cảnh giới La Hán, bất cứ pháp khí nào mà vị La Hán sử dụng thì nó đều khởi tác dụng ở tầng thứ La Hán. Khi ở cảnh giới Phật, dù Đức Phật có sử dụng cái bát xin cơm chẳng có gì đáng để ý kia thì những gì nó thể hiện phải là Pháp lực của cảnh giới Phật. Đây là lý do tại sao các Pháp khí của Tiên gia thực sự khởi tác dụng thần kỳ đến như vậy.

Tường Hòa
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tây Du Ký: Vì sao tịnh bình của Bồ Tát lại thần kỳ đến vậy?