“Thành phố của chư Thần” vạn năm trước giống Lăng Tần Thủy Hoàng đến kinh ngạc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một trong những khám phá khảo cổ mới lại trùng hợp với khoa học công nghệ của Lăng Tần Thủy Hoàng, nó có thể cung cấp một con đường cho nhân loại bước vào kỷ nguyên du hành các vì sao! Phải chăng ‘Thành phố của chư Thần’ thực sự được các vị Thần từ trên trời xuống xây dựng?

Tàn tích của thành phố cổ đại Mexico, Teotihuacan, với hơn 200 kim tự tháp bậc thang, khiến giới khảo cổ bối rối suốt hàng trăm năm. Không ai biết người chủ của chúng là ai. Tuy nhiên, những phát hiện khảo cổ học đầu thế kỷ 21 càng khiến các nhà khảo cổ học hoang mang hơn, tưởng rằng những khám phá mới có thể giúp giải quyết những nghi vấn, nhưng không ngờ lại nảy sinh thêm những vấn đề mới. Để hiểu được những khám phá mới này, cần có cái nhìn rộng mở.

Vào tháng 10 năm 2003, thủ phủ của Mexico - thành phố Mexico, mưa như trút nước, mưa bão liên tiếp kéo dài vài ngày, và cuối cùng bầu trời trong xanh trở lại. Một thành bang nằm ở thung lũng Mexico, cách thành phố Mexico 40 km về phía đông bắc, đã lan truyền một thông tin rằng, phía trước của một tòa kiến trúc cổ xuất hiện một hố trời sâu 1m. Thông tin này khiến tất cả các nhà khảo cổ học chuyên về các nền văn minh cổ đại châu Mỹ đứng ngồi không yên. Họ vội vàng tới nơi này để tìm hiểu.

Quần thể Kim tự tháp bí ẩn

Thành phố xuất hiện hố trời đó tên là Teotihuacan, được tổ chức Unesco công nhận là một trong những di sản thế giới. Kiến trúc cổ đại này có diện tích khoảng 20 km2, trong đó có hơn 200 kiến trúc hình kim tự tháp lớn nhỏ, còn có một đại đạo trục bắc nam chạy qua thành phố. Đại đạo này tên là Micaohtli (đại đạo vong linh), tuy nhiên nó không hề có liên quan tới vong linh.

Thành phố cổ đại Teotihuacan. (Ảnh: Pixabay)

Vào thế kỷ XVI, sau khi người Tây Ban Nha tiến vào Mexico, họ thấy quá nhiều kim tự tháp và không biết chúng được sử dụng để làm gì, họ coi chúng như những ngôi mộ và coi thành phố Teotihuacan này là nghĩa trang, vì thế họ gọi nơi này bằng một cái tên đáng sợ là ‘đại đạo vong linh’.

Toàn thành có 3 kim tự tháp cực lớn: một ở cuối đại đạo vong linh, gọi là Kim tự tháp Mặt trăng; cái thứ hai nằm ở khoảng ⅓ đại đạo gọi là Kim tự tháp Mặt trời; và cái thứ ba nằm ở lối vào đại đạo gọi là đền Quetzalcoatl. Hố trời xuất hiện ở trước ngôi đền này.

Tại sao các nhà khảo cổ gấp gáp tới khảo sát hố trời này?

Bởi vì toàn thành bang này đều ẩn chứa đầy sự bí ẩn. Đầu tiên, không ai có thể nói rõ được những kim tự tháp này được xây dựng từ khi nào. Từ nền móng của thành bang, người ta suy đoán thời gian tạo dựng của chúng có thể vào 10.000 năm trước. Tuy nhiên nền văn minh Maya nổi tiếng Nam Mỹ được gọi là cổ đại cũng có từ khoảng 5.000 năm trước. Điều này cho thấy Teotihuacan rất có thể còn cổ xưa hơn cả nền văn minh Maya và đương nhiên nó không phải do người Maya tạo ra.

Có nhà khảo cổ cho rằng Teotihuacan là một bộ phận của quần thể thành bang khổng lồ. Từ phía bắc Mexico kéo dài hàng trăm km tới Trung Mỹ. Chỉ từ diện tích 20 km2 mà xét, thì Teotihuacan cũng là thành bang lớn nhất châu Mỹ trước khi người châu Âu đặt chân tới châu Mỹ.

Phía ngoài các kim tự tháp là hàng loạt các khu dân cư. Ngoài ra một thành phố do người châu Mỹ bản xứ tạo dựng là Tenochtitlan đã chiếm diện tích 13 km2.

Teotihuacan - một thành bang phồn vinh như vậy, đột nhiên biến mất sau một đêm, không rõ tung tích cư dân, không tìm thấy bất kỳ ghi chép văn tự nào, thậm chí cũng không thể tìm thấy những chữ tượng hình quen thuộc với các nhà khảo cổ học.

Vậy những kiến trúc nghệ thuật khổng lồ và phức tạp này do bàn tay ai tạo nên? Đây là câu hỏi khiến các nhà khảo cổ học vô cùng đau đầu.

Ban đầu giới khảo cổ suy đoán rằng Teotihuacan do người Aztec bản địa của Mexico xây dựng nên, lý do là sau khi người châu Âu tới châu Mỹ, người Aztec có thành tựu cao nhất về kiến trúc trong những người dân bản địa. Nhưng suy đoán này nhanh chóng đã bị phủ định bởi mốc thời gian cách quá xa.

Đỉnh cao của văn minh Aztec là vào thế kỷ XV sau công nguyên, trong khi Teotihuacan tính gần cũng phải được tạo nên từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Tuổi của phần nền móng thành phố vượt xa thời kỳ ban đầu của nền văn minh Maya, so với nền văn minh Aztec còn cổ xưa hơn gấp bội. Có lẽ là người Aztec khi tới nơi này và phát hiện ra thành bang hoang vu này. Nhưng cái tên Teotihuacan đúng là do người Aztec đặt, mang ý nghĩa là ‘Thành phố của chư Thần’.

Mặt trước của Teotihuacan. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Phát hiện mới khiến mọi người bối rối

Hố trời được phát hiện vào năm 2003 là một manh mối mới, khiến các nhà khảo cổ học có thêm hy vọng tìm ra bí ẩn về người đã kiến tạo ra Teotihuacan. Họ hy vọng từ hố trời này có thể tìm ra câu trả lời. Mexico và Đại học Arizona tổ chức một nhóm các nhà khảo cổ tiến hành khai quật hố trời. Đánh giá sơ bộ của họ, hố trời này là đường hầm nhân tạo. Và sau một thời gian khai quật, họ phát hiện ra một đường hầm từ bên ngoài của ngôi đền đến đường trung tâm bên dưới ngôi đền, nhưng đường hầm bị lấp cứng chắc. Việc khai quật tiến triển khá chậm nhưng không khiến nhóm khảo cổ thất vọng.

Khi tiến độ đạt được một nửa tổng khối lượng công việc, họ đã phát hiện ra 5 căn phòng, bên trong có những bức tượng bằng ngọc thạch, còn có đồ gốm và vật dụng cúng tế. Nhóm khảo cổ vô cùng vui mừng. Họ nhận định rằng các căn phòng được tìm thấy có thể là nơi tế tự của văn minh cổ đại, cũng có thể là lăng mộ vua của vương triều nào đó. Vì thế nhóm khảo cổ lại tiếp tục đào, chẳng bao lâu họ lại đào được những thứ đặc biệt, đó là một số đồ vật hình cầu màu vàng. Họ phỏng đoán đó là những quả cầu bằng kim loại.

Sau khi vệ sinh, họ phát hiện ra chúng đúng là những quả cầu bằng kim loại kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, với đường kính từ 2,5-12 cm. Nhưng kỳ lạ là những quả cầu kim loại lại có ruột nhồi. Vỏ ngoài là pyrit sắt và một số vật chất không phân biệt được; còn bên trong chúng là đất sét. Những vật phẩm kỳ lạ này xem ra không phải để dùng cho cúng tế. Các nhà khảo cổ học băn khoăn không biết chúng dùng để làm gì, và họ lại tiếp tục khai quật.

Vào năm 2015, cũng là 12 năm sau khi phát hiện ra hố trời, một cảnh kinh ngạc hơn nữa xuất hiện trước mắt các thành viên nhóm khảo cổ, họ không nhìn thấy bất kỳ lăng mộ hay vật phẩm nào dùng cho cúng tế, nhưng lại phát hiện một hồ lớn chứa chất lỏng thuỷ ngân. Điều này hoàn toàn gây bất ngờ cho các nhà khảo cổ. Đến nay di chỉ cổ đại duy nhất trên thế giới có chứa chất lỏng thuỷ ngân là ở Trung Quốc.

Trong lăng mộ hơn 2.000 năm của Tần Thuỷ Hoàng có lượng lớn thuỷ ngân. Theo ghi chép ‘Sử ký’, nó được dùng ở trong lăng mộ để mô phỏng núi, sông, mặt trời, mặt trăng và các vì sao, đồng thời có thể dùng bảo vệ thi thể không bị mục nát. Thuỷ ngân bay hơi sản sinh ra chất cực độc, nên nó cũng có tác dụng để chống trộm mộ.

Do trong thành Teotihuacan không phát hiện có lăng mộ, nên thuỷ ngân được sử dụng ở đây hoàn toàn không giống với lăng Tần Thuỷ Hoàng. Tuy nhiên, một không gian lớn như vậy đã được xây dựng để lưu giữ thuỷ ngân, hơn nữa lại được lưu giữ bên trong đền thờ, điều đó cho thấy nguồn tài nguyên này vô cùng quan trọng đối với cư dân nơi đây.

Trong tất cả các nền văn minh cổ, chỉ có những thứ quan trọng nhất mới được lưu giữ trong đền miếu. Nhưng lại không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ giữa thuỷ ngân với việc cúng tế. Lúc này các nhà khảo cổ học đều bối rối, hoàn toàn mất phương hướng, không biết phải lý giải thế nào về những phát hiện bên trong hố trời.

Trong xã hội cổ đại, việc sử dụng thuỷ ngân rất hạn chế, bởi vì con người thời đó không biết gì về tính điện từ của nó. Họ không có kiến thức về phương diện này.

Tính siêu dẫn của thuỷ ngân

Trong cuộc sống của con người hiện đại, do dần dần nhận ra tính điện từ của thuỷ ngân, ngoài việc dùng trong nhiệt kế đo nhiệt độ, nó cũng được ứng dụng trên những phương diện khác, ví dụ như tàu đệm từ (maglev) sử dụng thủy ngân làm mát heli lỏng, dùng thuỷ ngân đưa vào trạng thái siêu dẫn, sau đó sinh ra hiệu ứng trôi.

Trong cuộc sống của con người hiện đại, thủy ngân được sử dụng rộng rãi. (Ảnh: Wikipedia/CC BY 3.0)

Đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học lần đầu phát hiện ra thuỷ ngân là một chất siêu dẫn, nghĩa là vật chất này ở một nhiệt độ thấp nhất định sẽ có điện trở bằng 0. Khi dòng điện đi qua nó hoàn toàn không bị mất. Dưới tác dụng của từ trường, chất siêu dẫn có thể trôi lơ lửng trên không, chỉ đẩy nhẹ là nó có thể vận động mãi mãi. Điều này rất giống với hiệu ứng phản trọng lực mà chúng ta thường nhắc tới.

Tại sao chất siêu dẫn lại có khả năng to lớn như thế? Đó là bởi vì dưới tác dụng của từ trường, chất siêu dẫn có thể sinh ra dòng điện hình tròn, dòng điện sinh ra từ trường lại cùng với từ trường bên ngoài sinh ra lực đẩy, như thế nó bay lơ lửng lên. Đây là đặc tính tiêu chuẩn của tất cả chất siêu dẫn. Tàu điện từ lợi dụng nguyên lý này.

Nhà vật lý học người Mỹ Lincoln đã tiến hành thí nghiệm bay lơ lửng này. Ông đặt thuỷ ngân vào trong một thiết bị có thể sinh ra trường điện từ, chẳng mấy chốc đã nhìn thấy những giọt chất lỏng nhỏ tự do bay ở bên trong. Điều này có ý nghĩa gì? Đó là trong hoàn cảnh này, thuỷ ngân lỏng có thể nâng giữ máy bay tương xứng với nó, và trở thành nguồn năng lượng bay phản trọng lực.

Tuy nhiên cần đáp ứng hai điều kiện. Giáo sư Lincoln cho biết cần phải duy trì nhiệt độ thấp của chất siêu dẫn. Tàu đệm từ sử dụng heli lỏng để bảo đảm nhiệt độ thấp. Điều này yêu cầu các thành phần bổ sung. Điều kiện thứ hai là cần duy trì từ trường bên ngoài. Nếu có thể đáp ứng hai điều kiện này thì trong từ trường này có thể bay bao xa, bao lâu, hay bay như thế nào cũng được.

Nếu như phóng to mô hình này, vậy thì đặc điểm này của chất siêu dẫn hoàn toàn có thể dùng trong thiết bị động lực của các phương tiện mang chở con người. Bởi vì điều này phụ thuộc vào bản thân tính chất siêu dẫn của thuỷ ngân, không bị đốt cháy và tiêu thụ giống như nhiên liệu. Vì vậy, nó đã mở ra một khả năng chưa từng có cho du hành ngoài vũ trụ.

Hiện nay hai chướng ngại lớn của khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ của con người là tốc độ và động lực. Du hành vũ trụ dài thường cách xa hàng năm ánh sáng, bản thân tàu vũ trụ không thể tự chở quá nhiều nhiên liệu. Tính siêu dẫn của thuỷ ngân được phát hiện và ứng dụng có thể giúp nhân loại bước vào thời đại du hành giữa các vì sao. Ý tưởng này không khỏi khiến con người vui mừng. Nhưng xét cho cùng, đó là suy đoán dựa trên kiến ​​thức mà người hiện đại có.

Vậy hồ chứa thuỷ ngân trong thành Teotihuacan rốt cuộc có phải dùng làm vật liệu siêu dẫn không?

Những miếng mica ở Teotihuacan

Teotihuacan còn có một nơi đặc biệt, chính là vài gian phòng ở trên đại đạo vong linh Micaohtli, trên tường đầy những miếng mica.

Không chỉ trong những căn phòng này, mà đầu thế kỷ 20, nhà khảo cổ Leopold Batres, đã phát hiện ra miếng mica rất lớn trên đỉnh của Kim tự tháp mặt trời. Vậy miếng mica được sử dụng làm gì? Nó là các tầng lớp silicat xếp lên, bên trong bao gồm các thành phần kim loại khác nhau, màu sắc mica cũng khác nhau.

Tới khi bước vào thế kỷ 20, người ta mới phát hiện ra mica là một chất cách điện lý tưởng, có thể ngăn dòng điện, bảo ôn, cách nhiệt với nhiệt độ cao lên đến 1000 độ C, không thấm nước và chống axit. Vì vậy mica được ứng dụng trong ngành kiến trúc hiện đại, phòng cháy, điện tử, hàng không vũ trụ, thậm chí là công nghiệp hạt nhân.

Mica trong đá. (Ảnh: Wikipedia/CC BY 3.0)

Tuy nhiên, vài ngàn năm trước, thậm chí hàng chục ngàn năm trước tại sao cần phải xây dựng gian phòng mica cách nhiệt và chịu nhiệt cao. Đây là điều mà tới nay các nhà khoa học vẫn không thể giải thích được.

Những quả cầu kim loại bí ẩn

Nói về những quả cầu kim loại pyrit sắt, tên của nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là lithos và pyr, hai từ ghép lại ý nghĩa là ‘đá đánh lửa’. Thực ra pyrit sắt từ lâu đã được dùng làm đá lửa, tới thế kỷ 20 mới được dùng làm chất xúc tác hóa học, nhưng gần đây người ta lại phát hiện ra một công dụng khác của pyrit sắt, từ đó sản xuất thiết bị lưu trữ dữ liệu từ tính cao cấp và bảng điều khiển năng lượng mặt trời.

Chúng ta cùng tóm tắt lại một chút: Những quả cầu pyrit sắt kỳ lạ, cộng thêm hồ chứa thuỷ ngân khổng lồ, rồi những căn phòng mica cách nhiệt và chịu nhiệt độ cao. Tất cả đều là những vật liệu công nghệ cao thời hiện đại, đều có liên quan tới thiết bị điện từ.

Căn cứ hàng không vũ trụ cổ đại

Chuyên gia văn minh cổ đại - ông David Hatcher Childress, nhận định rằng, quần thể kim tự tháp của thành bang Teotihuacan có khả năng là một thiết bị điện từ hoàn chỉnh, ví dụ như nhà máy phát điện.

Nhưng có người còn suy nghĩ xa hơn. Một chuyên gia về nền văn minh cổ đại khác - ông David Wilcock, lại cho rằng, vị trí địa lý của Teotihuacan khá gần xích đạo, đây là điểm rất giống với cơ sở phóng tên lửa hiện đại. Phóng tên lửa ở nơi gần xích đạo có thể mang tới hiệu quả ‘sự bán công bội’ bởi vì càng gần xích đạo, vận tốc chuyển động thẳng của trái đất tự quay càng lớn, có thể mượn tốc độ tự chuyển của trái đất để phóng tên lửa đi, tiết kiệm được nhiên liệu. Ví dụ từ trung tâm hàng không vũ trụ Guiana phóng một vệ tinh trái đất, cũng giống như bãi phóng thuộc Trung tâm Vũ trụ Kennedy Cape Canaveral, bang Florida phóng vệ tinh tiết kiệm gần 15% nhiên liệu.

Ông Wilcock suy đoán Teotihuacan có thể là một cơ sở hàng không của thời đại cổ xưa. Cơ sở này có thể sản sinh ra trường điện từ đủ mạnh, có thể phát ra thủy ngân ở trạng thái siêu dẫn làm động lực đẩy đầu tiên để cất cánh tàu vũ trụ. Ông cho rằng không gian vũ trụ là môi trường nhiệt độ thấp lý tưởng, và trong môi trường đó thuỷ ngân có thể duy trì trạng thái siêu dẫn thời gian lâu dài, trở thành nguồn năng lượng không hao tổn. Nhưng điều khó là làm thế nào máy bay tự mang theo từ trường thích hợp để chất siêu dẫn thuỷ ngân có thể duy trì đảm bảo lực đẩy và như thế máy bay viễn cổ mới có thể bay được.

Chuyên gia Wilcock cho rằng, có thể cư dân Teotihuacan từ lâu đã giải quyết được vấn đề này. Nhận định này cũng không phải không có cơ sở. Theo truyền thuyết thổ dân châu Mỹ Aztec, tổ tiên của họ tới từ không gian vũ trụ đổ bộ xuống vùng lân cận Teotihuacan, và bắt đầu phát triển nền văn minh. Di chỉ La Venta có một tấm đá khắc mô tả một phi hành gia đang lái máy bay có hình dạng giống con rắn.

Đương nhiên, vẫn cần có thời gian để có thể tìm hiểu rõ toàn bộ sự thật về thành Teotihuacan, bởi hiện tại phần khai quật được chưa tới 10% tổng thể thành bang. Các nhà khảo cổ học vẫn đang tiếp tục nỗ lực khai quật bên dưới kim tự tháp của Teotihuacan. Có thể chìa khóa khai mở bí ẩn về cơ sở hàng không thời viễn cổ này lại nằm ẩn bên dưới kim tự tháp nào đó.

Minh An
Theo Wenzhaostudio



BÀI CHỌN LỌC

“Thành phố của chư Thần” vạn năm trước giống Lăng Tần Thủy Hoàng đến kinh ngạc