Thanh thiếu niên tự sát: Nguyên nhân và giải pháp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vài năm gần đây trên Internet ở Trung Quốc thường đưa tin tức về thanh thiếu niên tự sát, mỗi trường hợp điều khiến người ta đau lòng. Vậy nguyên nhân gốc rễ của những bi kịch và giải pháp rốt ráo là gì?

6 giờ tối ngày mùng 6 tháng 5 năm 2020, một bé gái 9 tuổi ở Tây An, vì không thể hoàn thành bài tập giáo viên giao đúng thời hạn, đã nhảy lầu tự vẫn từ tầng 15.

Hôm đó giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bài văn miêu tả, dài một trang rưỡi, yêu cầu 5 giờ chiều nộp bài. Nhưng khoảng 4 giờ rưỡi, cô bé mới viết được một trang và một dòng. Cô bé đó để lại thư tuyệt mệnh với dòng chữ: “Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ. Tại sao con làm việc gì cũng làm không xong vậy”.

Số liệu thống kê của Tạp chí The Economist của Anh quốc cho thấy, tỷ lệ thanh thiếu niên Trung Quốc tự sát cao nhất thế giới. Số liệu của Trung tâm Phát triển Thiếu nhi Đại học Bắc Kinh cho thấy: Mỗi năm Trung Quốc có khoảng 100 ngàn thanh thiếu niên thiệt mạng do tự sát; Bình quân mỗi phút có 2 người chết do tự sát, và 8 người tự sát không thành.

Đồng thời, khảo sát cũng cho thấy, vài năm gần đây, tình trạng có ý định tự sát, có kế hoạch tự sát, và tự sát không thành của học sinh Trung Quốc đã tăng vài phần trăm so với năm 2002.

Nguyên nhân của những bi kịch

Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên không có nhận thức chính chắn về cái chết. Nếu giáo viên và phụ huynh không giáo dục các em kỹ lưỡng, giúp các em hiểu rõ mục đích của nhân sinh, ý nghĩa chân chính của sinh mệnh, thì bất cứ khó khăn nhỏ bé nào cũng có thể châm ngòi cho ý định tự sát.

Từ Khải Văn, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Giáo dục Sức khỏe Tâm lý Đại học Bắc Kinh, sau khi tiếp xúc với nhiều trường hợp đã đưa ra kết luận rằng:

“Các em không nhất định muốn tự sát, chỉ là chúng không hiểu vì sao phải sống tiếp”.

“40,4 % học sinh nghĩ rằng, cuộc sống không có ý nghĩa, chỉ là sống theo logic của người khác mà thôi. Trong đó, suy nghĩ cực đoan nhất chính là vứt bỏ bản thân”

Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, văn hóa truyền thống của xã hội bị vùi dập. ĐCSTQ nhất loạt diệt Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, nhồi nhét thuyết vô Thần luận và lý luận đấu tranh: “Đấu Trời, đấu Đất, đấu người, thỏa thích vô cùng”.

Trong bầu không khí đó, người ta truy cầu hiện thực, tận hưởng lạc thú, không có tín ngưỡng, tâm linh trống rỗng, chê người nghèo chứ không che kỹ nữ, người già ngã không có ai đỡ dậy. Đây chính là hiện trạng xã hội dưới sự thống trị của ĐCSTQ.

Một cư dân mạng từng viết:

“Học sinh tiểu học gặp phải cô giáo tham tiền với thái độ như lang sói, đã tự sát.
Học sinh trung học bị cha mẹ chửi mắng điên cuồng, đã tự sát.
Nghiên cứu sinh thạc sĩ tuyệt vọng trước hiện thực đen tối, đã tự sát.
Nữ nghiên cứu sinh tiến sĩ bị thầy hướng dẫn cướp thành quả nghiên cứu, khiếu nại không thành, đã tự sát.
Chỉ còn thiếu trẻ mẫu giáo tự sát nữa thôi. Hệ thống giáo dục này có phải đang giết người từ nhỏ đến lớn chăng?”

Trẻ em ở trong hoàn cảnh hiện thực coi trọng công danh lợi lộc, thế giới tinh thần ngày càng cằn cỗi, những tổn thương về tâm lý cuối cùng sẽ phát triển lớn dần, và bóp chết bọn trẻ.

Vào thập niên 50 và 60, rất ít xuất hiện việc học sinh tiểu học và trung học tự sát. Từ trước năm 1949, tình huống này lại càng hiếm thấy. Còn ở Trung Quốc thời cổ xưa, những việc như thế này hoàn toàn không có đất phát triển.

ĐCSTQ phá “tứ cựu” (cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán), Cách mạng Văn hóa đã triệt để cắt đứt huyết mạch văn hóa truyền thống Trung Hoa, khiến những lời dạy “Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín”, hay “bách thiện hiếu vi tiên” của văn hóa truyền thống Trung Hoa không còn dấu vết.

Hiếu Kinh có viết: “Thân thể, tóc da đều nhận từ cha mẹ, không được làm tổn thương, hủy hoại thân thể, đó là khởi đầu của Đạo hiếu”

Nói cách khác, thân thể là cha mẹ ban cho, không thể tùy tiện hủy hoại. Tuy nhiên, những đạo lý làm người căn bản, rõ ràng này, từ lâu đã không còn được giáo dục cho trẻ em nữa.

ĐCSTQ nhồi nhét thuyết vô Thần, khiến con người không tin vào Thần, không tin vào sinh tử luân hồi và thiện ác hữu báo, họ nghĩ rằng chỉ có một đời này, cho rằng tự sát có thể giải thoát thống khổ tức thời, giải quyết mọi chuyện.

Cuộc cách mạng văn hóa trong những năm 1960 và 1970 là một chiến dịch chính trị do nhà lãnh đạo lúc bấy giờ là Mao Trạch Đông khởi xướng nhằm phá “Tứ cựu” (ý tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, thói quen cũ).
Cuộc cách mạng văn hóa trong những năm 1960 và 1970 là một chiến dịch chính trị do nhà lãnh đạo lúc bấy giờ là Mao Trạch Đông khởi xướng nhằm phá “Tứ cựu” (ý tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, thói quen cũ). (Ảnh qua Trithucvn.net)

Một phụ huynh từng nói, thế hệ học sinh bây giờ, bao gồm việc học hành, tất cả đều vì để tương lai tìm được công việc tốt, kiếm nhiều tiền, đều là xuất phát từ lợi ích tự thân, tinh thần vô cùng trống rỗng, dẫn đến khả năng chống chọi với áp lực khó khăn rất kém, gặp khó khăn liền nảy sinh ý nghĩ tự sát.

Khi trong tâm không có sự hun đúc của tín ngưỡng, đời người giống như mò mẫm trong đêm tối. Khi hiện thực tàn khốc ập đến trước mặt, nội tâm yếu đuối sẽ không thể chịu đựng được.

Với xu hướng tự sát của trẻ em Trung Quốc ngày càng gia tăng, những trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn là một góc khuất, bị xã hội phớt lờ. Truyền thông Trung Quốc công bố, vùng nông thôn ước chừng có hơn 60 triệu trẻ em có cha mẹ lên thành phố làm thuê. Các em không được chăm sóc và giáo dục đầy đủ, tạo thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng.

Trên thực tế, sự xa cách giữa cha mẹ và con cái thường hình thành mâu thuẫn gia đình.

Giải pháp

Có bài viết trên trang web Minh Huệ, về sự chuyển biến vận mệnh của một bé gái ở nông thôn, đã kể lại câu chuyện như thế này.

Tiểu Dĩnh, bạn học của Chân Chân, muốn tự sát, và đã viết xong thư tuyệt mệnh. Em đã lên mạng tìm hiểu được biện pháp, và loại thuốc dùng để tự sát.

Cha của Chân Chân là một học viên Pháp Luân Công. Ông bảo Chân Chân rủ Tiểu Dĩnh về nhà chơi. Ông đã phân tích cho em hiểu rõ hậu quả của việc tự sát từ nhiều góc độ khác nhau. Cha của Chân Chân nó với Tiểu Dĩnh:

“Nếu đứng trước một sự việc, cháu có thể tìm ra thiếu sót của mình, rồi tự quy chính bản thân, thì hoàn cảnh xung quanh mới có thể chuyển biến theo hướng tốt. Nếu thậm chí mình sai ở đâu cũng không biết, không có tiêu chuẩn đo lường tốt xấu, thì sửa đổi thế nào?”

“Hôm nay chú tặng cháu cuốn “Chuyển Pháp Luân” của Sư phụ Đại Pháp, để cháu đọc. Mong rằng mỗi ngày cháu có thể đọc ít nhất một bài giảng, chỗ nào không hiểu thì chúng ta có thể chia sẻ với nhau”.

Tiểu Dĩnh đón nhận cuốn “Chuyển Pháp Luân”, và chăm chú đọc. Em đã đọc cuốn sách trong suốt 10 ngày.

Đến buổi tối ngày thứ tư, Tiểu Dĩnh nói:

“Chú ơi, cháu thực sự không ngờ mình vẫn có thể làm người tốt, từ nhỏ đến lớn, chưa có ai, chưa có người nào giống như chú, dạy cháu là một người biết nghĩ cho người khác. Cháu nghĩ, chú chính là ân nhân cứu mạng của cháu”.

“Trước đây, nếu cha mẹ trách oan cháu làm việc xấu, thì cháu nhất định sẽ làm cho họ xem, cháu chưa từng để ý xem họ nghĩ thế nào. Vì lúc họ trách oan cháu, họ cũng không suy xét xem cháu nghĩ gì. Bây giờ, cháu muốn học làm người tốt, thật tốt biết mấy”.

Sau khi học Pháp, em đã đốt bỏ lá thư tuyệt mệnh, quẳng thuốc tự sát đi, triệt để vứt bỏ ý nghĩ tự sát. Em đã chân thành nhận lỗi với cha mình. Thế giới của Tiểu Dĩnh lập tức đã có sự chuyển biến.

Đọc xong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, diện mạo của Tiểu Dĩnh sáng bừng lên. (Tranh: Chân Thiện Nhẫn)

Đọc xong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, diện mạo của Tiểu Dĩnh sáng bừng lên, khác hẳn so với Tiểu Dĩnh trước đây.

Pháp lực bác đại tinh thâm của Pháp Luân Đại Pháp, có thể giúp cho những ai đang ở trong mê mờ hay gian nan, tìm được câu trả lời, thả lỏng thân tâm, quay về con đường chân chính.

(Bài viết từ video của MH news, có chỉnh lý. Bản gốc, xin hãy xem ở video dưới đây)

Thanh Hà
Theo MH News

 



BÀI CHỌN LỌC

Thanh thiếu niên tự sát: Nguyên nhân và giải pháp