Thầy thuốc Đông y có thể biết trước tuổi thọ con người và vận mệnh quốc gia

Giúp NTDVN sửa lỗi

Y Hòa là thầy thuốc chữa bệnh cho quốc quân, nhưng lại bàn về việc quốc gia đại sự, còn biết trước đại thần sẽ chết, quốc gia sẽ loạn, và cuối cùng thì những tiên tri của ông đều ứng nghiệm.

Y Hòa là đại y học gia nổi tiếng của nước Tần thời Xuân Thu, tên là Hòa, còn họ thì vẫn chưa khảo cứu được, người ta thường gọi ông là Y Hòa. Ông dùng lý luận Đông y "Thiên - nhân hợp nhất, từ thời âm dương tương khắc" để giảng về đạo lý "Thượng y trị quốc, trung y trị nhân, hạ y trị bệnh" (Thầy thuốc bậc cao là trị sửa quốc gia, thầy thuốc bậc trung là trị sửa con người, thầy thuốc bậc thấp là chữa trị bệnh tật).

Tấn Bình Công là quốc quân nước Tấn thời Xuân Thu, tên gọi Cơ Bưu. Năm 541 TCN, Tấn Bình Công sinh bệnh, xin nước Tần giúp thầy thuốc chữa trị. Tần Cảnh Công phái Y Hòa đi chữa bệnh cho Tấn Bình Công.

Sau khi khám bệnh, Y Hòa nói với Tấn Bình Công rằng: "Bệnh của ngài không thể chữa được. Đây là vì gần gũi nữ sắc, đây là chứng bệnh do mê hoặc, không phải quỷ Thần tác quái, cũng không phải ăn uống không điều hòa, mà là mê mẩn nữ sắc nên mất ý chí. Lương thần phò tá ngài sắp chết, ông Trời cũng không bảo hộ nước Tấn nữa rồi. Ngài dẫu không chết thì cũng mất đi sự ủng hộ của các chư hầu".

Tấn Bình Công nói: "Lời của tiên sinh nghiêm trọng thế sao? Lẽ nào không được gần gũi phụ nữ?"

Y Hòa trả lời rằng: "Cần có tiết chế. Âm nhạc mà tiên vương chế định là dùng để tiết chế mọi việc, do đó có tiết tấu ngũ thanh, nhanh chậm, gốc ngọn đều được điều tiết lẫn nhau, âm thanh hài hòa tự nhiên phát ra, sau khi chính âm phát ra là không nên đàn nữa. Nếu vẫn tiếp tục đàn thì sẽ có các thủ pháp lặp lại và âm thanh ủy mị, khiến nhân tâm phiền não và rối loạn, quên mất sự bình lặng, chính trực và hài hòa, vì vậy người quân tử sẽ không nghe loại âm nhạc này. Mọi việc cũng giống như âm nhạc, khi quá mức thì phải dừng lại, nếu không thì âm dương mất cân bằng, sẽ gây ra bệnh tật. Người quân tử khi tiếp cận thê tử thì dùng lễ để tiết chế".

Mọi việc cũng giống như âm nhạc, khi quá mức thì phải dừng lại, nếu không thì âm dương mất cân bằng, sẽ gây ra bệnh tật.
Mọi việc cũng giống như âm nhạc, khi quá mức thì phải dừng lại, nếu không thì âm dương mất cân bằng, sẽ gây ra bệnh tật. (Ảnh chụp màn hình Tam Tự Kinh)

"Trời có 6 loại khí hậu, phái sinh thành 5 loại khẩu vị, biểu hiện là 5 loại màu sắc, ứng nghiệm với 5 loại âm thanh. Hễ quá mức thì sẽ sinh ra 6 loại bệnh tật. 6 loại khí hậu đó gọi là: Râm, nắng, gió, mưa, đêm, ngày, chia làm 4 khoảng thời gian, thuận theo thứ tự làm tiết tấu của ngũ âm, quá mức thì sẽ có tai họa. Con người có ngũ tạng, ngũ tạng hóa ngũ khí, phát ra là: Hỉ, nộ, bi, ưu, khủng (vui mừng, giận dữ, buồn đau, lo nghĩ, sợ hãi). Những tình chí này nếu không tiết chế thì sẽ tổn hại đến khí. Vui mừng quá sẽ hại dương khí, giận dữ quá sẽ hại âm khí. Âm không có tiết chế thì gây bệnh hàn, dương không có tiết chế thì gây bệnh nhiệt, gió (phong) không có tiết chế thì gây bệnh tứ chi, ban ngày không có tiết chế thì gây bệnh tâm. Phụ nữ thuộc về dương sự mà thời gian lại ban đêm, đối với phụ nữ mà không có tiết chế thì sẽ sinh ra bệnh mê hoặc nhiệt bên trong. Nay ngài không tiết chế đối với phụ nữ, không kể đêm này, do đó đã đến bước nghiêm trọng này rồi".

Triệu Văn Tử nghe Y Hòa nói xong liền nói: "Tôi và mấy vị công khanh đại phu nước Tấn phò tá quốc quân trở thành minh chủ chư hầu, đến nay đã là 8 năm rồi. Trong nước thái bình vô sự, bên ngoài các chư hầu không có hai lòng. Sao ngài lại nói 'Lương thần chết, mệnh Trời không bảo hộ'?"

Y Hòa nói: "Tôi nói là những việc sắp xảy ra. Tôi nghe nói: đại thần của quốc gia, vinh dự nhận được tín nhiệm và tước lộc, gánh vác đại sự quốc gia. Có tai họa xảy ra cũng không được thay đổi, tất nhiên sẽ phải chịu tai họa. Ngài không trực ngôn can gián quân chủ, khiến quốc quân mê mẩn nữ sắc rồi sinh bệnh, ngài không phản tỉnh xem xét bản thân, lại còn lấy thành tích làm vinh dự. Nếu cho rằng 8 năm là thời gian rất dài, vậy thì sao có thể đảm bảo quốc gia thịnh trị yên ổn lâu dài được?"

Triệu Văn Tử chất vấn Y Hòa: "Thầy thuốc trị bệnh, vẫn còn quản đến việc quốc gia đại sự sao?"

Y Hòa trả lời rằng: "Thầy thuốc bậc cao có thể trị sửa quốc gia đại sự, bậc trung có thể trị sửa phẩm hạnh con người, bậc thấp mới điều trị bệnh tật thân thể người. Đây vốn là chức phận của thầy thuốc, như thế mới xứng làm 'Y quan' chứ".

Thầy thuốc bậc cao có thể trị sửa quốc gia đại sự, bậc trung có thể trị sửa phẩm hạnh con người, bậc thấp mới điều trị bệnh tật thân thể người.
"Thầy thuốc bậc cao có thể trị sửa quốc gia đại sự, bậc trung có thể trị sửa phẩm hạnh con người, bậc thấp mới điều trị bệnh tật thân thể người..." (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Triệu Văn Tử lại hỏi: "Thế nào gọi là là "cổ" (mê hoặc)?"

Y Hòa trả lời: "Cổ tổn hại ngũ cốc, nó sinh ra từ trong bụi ngũ cốc, nhưng trong vật thể thì không ẩn tàng cổ, và cũng không có thứ tốt hơn ngũ cốc. Khí ngũ cốc dâng lên, cổ liền ẩn tàng. Con người ăn ngũ cốc không bị mốc, mọt, thì có lợi cho thông minh. Do đó người ăn ngũ cốc thì ban ngày lựa chọn nam nhân có đức để gần gũi giống như ăn ngũ cốc mà thông minh sáng suốt, ban đêm nghỉ ngơi cùng phụ nữ có đức mà có tiết chế, thì mới tránh được "cổ" mê hoặc. Ngày nay quân vương gần gũi nữ sắc không phân biệt ngày đêm, giống như không ăn ngũ cốc mà lại ăn mốc mọt, trở thành đồ chứa đựng 'cổ', thì sẽ không thông minh sáng suốt. Trong văn tự, chữ 'đồ chứa' và 'sâu mọt' hợp thành chữ 'cổ' (vật độc hại - mê hoặc). Trong Chu Dịch, phụ nữ mê hoặc đàn ông, gió lớn thổi đổ cổ thụ gọi là 'cổ', đó đều là sự vật đồng loại. Do đó tôi mới nói như vậy".

Triệu Văn Tử nói: "Vậy quốc quân còn có thể sống được bao lâu?"

Y Hòa nói: "Nếu chư hầu tiếp tục ủng hộ ông làm minh chủ thì ông có thể sống được 3 năm nữa. Nếu chư hầu không ủng hộ ông làm minh chủ nữa thì ông có thể sống được không quá 10 năm. Sau 10 năm thì nước Tấn ắt có đại họa".

Trong năm đó, Triệu Văn Tử chết, chư hầu cũng bắt đầu chống lại nước Tấn, lập nước Sở làm minh chủ. Năm 532 TCN, Tấn Bình Công qua đời. Những dự ngôn của Y Hòa đều ứng nghiệm chính xác.

Y Hòa cho rằng, Đạo Trời vô biên, hoàn toàn là ở âm dương. Dương là nhân đức, âm là hình pháp. Trời khiến dương thường ở mùa hạ, dùng để dưỡng dục vạn vật sinh trưởng, khiến âm thường ở mùa đông, tích tụ ở nơi trống không sử dụng. Dương khí bốc lên chủ đạo trật tự thời gian trong năm, âm khí đi xuống dưới đất ẩn tàng, mọi lúc xuất ra trợ giúp khí dương. Khí dương mà không có khí âm trợ giúp thì cũng không thể một mình hình thành trật tự thời gian trong năm được. Đế vương tiếp nhận ý chí của Thượng Thiên mà hành sự, thì mới có thể mưa thuận gió hòa, vạn vật không chết yểu, trời đất hòa thuận, phúc lộc an khang giáng lâm.

Y Hòa cho rằng, Đạo Trời vô biên, hoàn toàn là ở âm dương. Dương là nhân đức, âm là hình pháp.
Y Hòa cho rằng, Đạo Trời vô biên, hoàn toàn là ở âm dương. Dương là nhân đức, âm là hình pháp.

Lý luận "Thầy thuốc bậc cao trị sửa quốc gia" của Y Hòa đã có ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế. Những văn nhân nghĩ sỹ hiền tài có khả năng kinh bang tế thế thường được mọi người gọi là "hoạt quốc y" (thầy thuốc cứu sống quốc gia), sách lược họ đưa ra gọi là "y quốc sách" (sách lược cứu sống quốc gia).

Hoàng Đình Kiên đời Tống viết: "Thành tâm thỉnh cầu hoạt quốc y, sao lại nhẫn tâm vứt bỏ hòa hoãn".

Lục Du đời Tống than rằng: "Trong lòng sao chẳng có 'y quốc sách', may mà trong túi còn có phương thuốc cứu sống người".

Tân Khí Tật cũng có lý tưởng: "Vạn lượng vàng chẳng đổi thuật trong túi, thầy thuốc bậc cao vốn có thể trị sửa quốc gia".

Do đó "Thượng y" (thầy thuốc bậc cao) còn dùng để chỉ tể tướng hiền minh tài năng, cũng dùng để ca ngợi thầy thuốc có y thuật cao siêu.

Trung Hòa

Theo Epoch Times

Tham khảo:
- Xuân Thu Tả Truyện - quyển 10, Chiêu Công
- Quốc Ngữ - Tấn Ngữ 8
- Tố Vấn - Âm Dương Đại Tượng Luận đệ 5
- Hán Thư - quyển 22, Lễ Nhạc Chí đệ 2



BÀI CHỌN LỌC

Thầy thuốc Đông y có thể biết trước tuổi thọ con người và vận mệnh quốc gia