Thiên đường có hay không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu thế giới Thiên quốc là có thật, và nó ở trong vũ trụ, thì vũ trụ quá rộng lớn đến vậy liệu bên trong đó sẽ có nhiều thế giới Thiên quốc khác không? Xét từ vũ trụ bao la vô hạn này, trái đất này chẳng phải nhỏ như những hạt cát? Một trái đất nhỏ bé như vậy có thể chứa hàng tỷ người, vậy trên vô số hành tinh sẽ có bao nhiêu sinh mệnh không thể tính đếm, không thể tưởng tượng được? Điều thần kỳ hơn nữa là tất cả các tinh thể đều có quỹ đạo vận hành riêng của chúng, và chúng sắp xếp rất có thứ tự. Lẽ nào tất cả đều được hình thành một cách tự nhiên?

Trong bài viết trước về thần đồng hội họa, cô bé Akiane, bắt đầu vẽ từ khi 4-5 tuổi. Dù chưa từng tham gia bất kỳ lớp học vẽ nào, nhưng các tác phẩm của cô bé khiến mọi người phải kinh ngạc. Cô bé tiếp nhận được các tín tức nơi Thiên thượng và người thầy dạy cô bé vẽ là Chúa Jesus. Do vậy, “Thế giới Thiên quốc” hay “Thiên đường”, rất có thể thực sự tồn tại, chỉ là chúng ta không nhìn thấy hoặc là khoa học hiện tại vẫn chưa chứng minh được sự tồn tại của nó. Nhưng sau khi đọc xong bài viết này, hy vọng các đọc giả sẽ có những góc nhìn mới.

Khách sạn Trái đất

Hiện nay khá trên mạng lan truyền một bức ảnh được cho là "Thiên quốc". Trong bức ảnh có thể thấy rõ một thành phố lộng lẫy vô cùng. Đây có phải là ‘Thế giới Thiên quốc’ mà con người đang cố gắng tìm kiếm? Người ta cho rằng bức ảnh này do kính viễn vọng Không gian Hubble đã chụp được. Tuy nhiên cũng có người cho rằng đây là bức ảnh giả tạo. Vậy thật giả thế nào thì có lẽ vẫn phải chờ đến khi các hồ sơ mật của NASA được giải mật

bức ảnh này chỉ là một trong số vài trăm bức được chuyển về, và còn rất nhiều bức không được công bố (Ảnh chụp màn hình video)
Bức ảnh này được cho là hình ảnh Thiên đường mà NASA chụp được. (Ảnh chụp màn hình video)

Thế nên, tạm gác bức ảnh này lại không bàn, mà chúng ta tìm có hay không sự tồn tại của các Thiên quốc qua các bằng chứng và các tư liệu khác.

Thế giới vi quan

Nếu Thiên quốc thật sự tồn tại và nằm trong vũ trụ, vậy thì vũ trụ rộng lớn như thế, bên trong vũ trụ liệu có phải sẽ có rất nhiều Thiên quốc khác nhau? Trong “Vô lượng thọ kinh” có ghi chép rằng: “Phật A Di Đà có quá trình kéo dài 5 kiếp để tư duy, nhiếp thủ Phật quốc trang nghiêm, thanh tịnh”. Điều đó có ý nghĩa gì? Chính là dùng thời gian 5 kiếp tạo ra Thế giới Phật quốc như Thế giới Cực Lạc.

Thần du Thế giới Cực Lạc, chứng kiến hình tượng Phật trang nghiêm
Thế giới Tịnh Thổ Tây Phương (Ảnh qua SOH)

“Kiếp” là từ sử dụng trong Phật giáo, là một đơn vị thời gian. Vậy một kiếp là bao lâu? Tính theo năm trái đất thì bằng 4,32 tỷ năm. Vậy 5 kiếp chính là 21,6 tỷ năm. Con số này quả là đáng kinh ngạc. Vì vậy trong tôn giáo nói rằng Thần Phật có thể độ con người tới thế giới Thiên quốc của các Ngài, ví như các Phật khác nhau có các thế giới Phật quốc khác nhau. Thần của người da trắng cũng có thế giới Thiên đường của mình, đều là thế giới của Thần. Giả thiết rằng trong vũ trụ thực sự có nhiều thế giới Thiên quốc khác nhau, vậy rốt cuộc vũ trụ này to lớn nhường nào, có thể chứa đựng bao nhiêu thế giới như thế?

2.500 năm trước, sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni khai ngộ dưới cội bồ đề, Ngài từng nói một câu rằng “trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới”.

Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói một câu rằng “trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới” (Ảnh chụp màn hình video)
Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói một câu rằng “trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới” (Ảnh chụp màn hình video)

Điều này có nghĩa là gì? Trong Phật giáo nói rằng, một không gian có mặt trời mặt trăng chiếu sáng thì gọi là một ‘tiểu thế giới’, cũng chính là giống như trái đất nơi chúng ta cư ngụ đây, một thế giới có mặt trời, mặt trăng. Thái dương hệ vô cùng to lớn, vậy 1.000 (một thiên) thế giới như thế tổ hợp thành một ‘tiểu thiên thế giới’, 1.000 ‘tiểu thiên thế giới’ lại tổ hợp thành một ‘trung thiên thế giới’, mà 1.000 ‘trung thiên thế giới’ lại tổ hợp thành một ‘đại thiên thế giới’.

Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng rằng “trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới”, vậy cũng chính là luỹ thừa bậc ba của 1.000, là 1 tỷ. Chúng ta thử nghĩ xem vũ trụ thời không này quả thực mênh mông vô cùng. Con người chúng ta ở trong vũ trụ này thật sự rất nhỏ bé. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng “trong một giọt nước có 8 vạn 4 nghìn con trùng sinh sống”. Phật chính là bậc Giác giả, người đã giác ngộ, có thể nhìn thấy chân tướng của vũ trụ, cũng có thể nhìn thấy tất cả các sự vật ở mức vi quan.

Sau này, khoa học công nghệ hiện đại mới dần dần phát hiện ra những thế giới vi quan này. Chúng ta mới thể ngộ được những gì Thần Phật, Giác giả từng giảng trước đây vốn đều là sự thật.

Nói tới thế giới vi quan, trong cuốn kinh Phật mang tên “Duy Ma Kinh Bất Tư Nghị Phẩm” có một câu nói ‘Nạp Tu Di ư giới tử, giới tử nạp Tu Di’ (Dung nạp núi Tu Di trong một hại cải, một hạt cải chứa đựng cả núi Tu Di), khiến nhiều người bối rối không hiểu. Trước hết, về bề mặt chữ có thể giải thích rằng Tu Di là ý chỉ núi Tu Di. Vũ trụ quan của Phật giáo cho rằng núi Tu Di là núi Thần cao nhất trong vũ trụ, tương truyền rằng nó cao tới 108,2 triệu km. Còn giới tử là hạt cải. Cả câu nói đó có ý nghĩa là so sánh dù hạt cải rất nhỏ nhưng vẫn có thể dung nạp được núi Tu Di. Chúng ta giải thích hiện tượng này như thế nào?

NASA-HS201427a-HubbleUltraDeepField2014-20140603.jpg

Trong một hạt cát cũng có tam thiên đại thiên thế giới. (Hình ảnh vũ trụ mà kính thiên văn Huble chụp được - Nguồn wikipedia)

Ngày nay các nhà khoa học đã phát hiện ra một kỹ thuật chụp ảnh gọi là “chụp ảnh toàn tức”, thông qua sử dụng công nghệ laser để chụp ảnh, ghi lại tất cả các thông tin quang học của vật thể trên bản âm. Kỹ thuật này khác với cách chụp ảnh thông thường vốn chỉ ghi lại một mặt hình chiếu của vật thể. Nói cách khác, nếu cắt nhỏ vật thể ra, sau đó lấy một mảnh đó ra và quan sát qua laser, chúng ta sẽ phát hiện ra bức ảnh vẫn là vật thể hoàn chỉnh, không thiếu một chút nào. Giống như con giun đất bị chia thành hai mảnh, nó vẫn có thể phát triển thành hai con giun đất giống nhau. Mặc dù mọi sự vật xem ra là phân tách với nhau, không liên quan tới nhau, nhưng xét từ bản chất, bản thân vũ trụ chính là một chỉnh thể.

Thế giới hồng quan và vi quan

Từ một nơi tận cùng của trái đất, chúng ta sẽ quan sát và tìm hiểu về thế giới hồng quan và vi quan và mở rộng tư duy. Bắt đầu quan sát từ độ cao 1m, sau đó mỗi lần sẽ tăng thêm 10 lần. Ở độ cao 1m chúng ta thấy một thiếu nữ đang tắm nắng mặt trời, khi lên tới 10m sẽ thấy cảnh vật xung quanh, lên cao 100m có thể nhìn bao quát toàn cảnh thị trấn, lại lên 1 km có thể nhìn thấy cả thành phố nhưng nhìn không rõ các toà nhà, rồi lên 100 km chúng ta nhìn thấy San Francisco của Mỹ, tới khoảng cách 10.000 km đã là một chế độ xem vệ tinh điển hình, lại lên cao tiếp tới 1 triệu km có thể nhìn thấy quỹ đạo vận hành của trái đất và mặt trăng.

Đến 10 triệu km, 100 triệu km chúng ta có thể thấy quỹ đạo của sao Mộc, sao Thuỷ, sao Kim và Trái đất. Khoảng cách 1 tỷ km, 10 tỷ km thì chúng ta có thể thấy quỹ đạo vận hành của Hệ Mặt trời, các vì sao, lên tiếp 100 tỷ km Hệ Mặt trời có nhỏ đi một chút; tới 1.000 tỷ km và lên tiếp nhìn thấy Hệ Mặt trời sẽ vô cùng nhỏ bé. Trong vũ trụ to lớn vô cùng vô tận này, lên tới 1 năm ánh sáng (gần 10.000 tỷ km trở lên) chúng ta dường như không nhìn thấy Hệ Mặt trời. Lên tới 10 năm ánh sáng chỉ nhìn thấy những vì sao và tinh vân. Lên tới 1000 năm ánh sáng, khoảng cách này là khoảng cách du hành giữa các vì sao trong hệ Ngân Hà rồi.

Chúng ta tiếp tục du hành trong Hệ Ngân Hà, tới 100.000 năm ánh sáng, hệ ngân hà trông giống như một phù hiệu chữ ‘vạn’ (卍). Tới khoảng cách 1 triệu năm ánh sáng, tất cả thiên hà đều biến thành cực nhỏ. Tới 10 triệu năm ánh sáng, khoảng cách giữa các thiên hà cực kỳ xa xôi. Cùng một quy luật như vậy chi phối mọi bộ phận cấu thành của vũ trụ. Lên đến 100 năm ánh sáng chỉ còn thấy các siêu đám thiên hà. Lên đến 1 tỷ năm ánh sáng, các siêu đám thiên hà như một mạng lưới đan xen. Lên đến 10 tỷ năm ánh sáng thì không còn thấy mạng lưới nữa, các siêu đám thiên hà san sát nhau như những hạt cát trên bãi biển. Vũ trụ quả là to lớn đáng kinh ngạc.

Hệ Ngân Hà của chúng ta nhìn từ khoảng cách 10 triệu năm ánh sáng. (Ảnh chụp màn hình)

Chúng ta quay lại với hình ảnh thiếu nữ ở trái đất để tìm hiểu về cảnh tượng của thế giới vi quan, và sau đó đi theo chiều ngược lại giảm khoảng cách chúng ta hướng xuống 10 lần, cho tới thế giới vi quan thần kỳ. Hiện tại chúng ta ở khoảng cách 10cm có thể thấy khuôn mặt cô gái, xuống tới 1cm sẽ thấy nhãn cầu, xuống 1mm nhìn thấy con ngươi, xuống 100 micromet sẽ thấy mao mạch và võng mạc, tới 10 micromet sẽ thấy bạch cầu, tới 1 micromet sẽ thấy nhiễm sắc thể. Tiếp tục đi xuống 10 nanomet có thể thấy phần đuôi của nhiễm sắc thể. Xuống tiếp nữa đến 1 nanomet, chúng ta sẽ tiến vào lĩnh vực lượng tử. Xuống đến 100 picomet, 10 picomet là nguyên tử; tiếp xuống nữa đến 1 picomet, cuối cùng chúng ta thấy hạt nhân nổi tiếng.

Bên trong hạt nhân có gì? Xuống đến 10 femtomet thấy nơtron và proton, và tiếp xuống nữa đến 1 femtomet thấy hạt quark. Hiện tại khoa học mới chỉ có thể biết tới vi quan đến thế và đây vẫn là giới hạn của khoa học. Tuy nhiên, vật chất thực sự vẫn còn vi quan hơn nữa. Trong thế giới vi quan hơn nữa có gì thì hiện nay chúng ta vẫn chưa biết. Trong vũ trụ bao la vô tận nhìn trái đất chẳng phải nhỏ giống như một hạt cát sao? Một trái đất nhỏ bé như vậy, có thể chứa tới hàng tỷ người, vậy trên vô số hành tinh sẽ có bao nhiêu sinh mệnh không thể tính đếm, không thể tưởng tượng được? Điều thần kỳ hơn nữa là tất cả các tinh thể đều có quỹ đạo vận hành riêng của chúng, và chúng sắp xếp rất có thứ tự. Lẽ nào tất cả đều được hình thành một cách tự nhiên?

Kiến giải của Newton và Einstein

Isaac Newton là một nhà khoa học thiên tài đã phát hiện ra lực hấp dẫn khi bị quả táo rơi trúng đầu. Trong các lĩnh vực thiên văn, địa lý, toán học, Thần học… ông đều có những thành tựu huy hoàng.

Trong các lĩnh vực thiên văn, địa lý, toán học, Thần học… Isaac Newton đều có những thành tựu huy hoàng (Ảnh chụp màn hình video)
Trong các lĩnh vực thiên văn, địa lý, toán học, Thần học… Isaac Newton đều có những thành tựu huy hoàng (Ảnh chụp màn hình video)

Nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh Halley, người tính ra quỹ đạo của sao chổi Halley, là người bạn thân của Newton. Một lần Newton tạo ra một mô hình hệ mặt trời với trung tâm là một mặt trời mạ vàng, các đại hành tinh xung quanh đều sắp xếp trật tự theo vị trí của mình, khi kéo tay quay, các hành tinh lập tức chuyển động theo quy luật quỹ đạo của mình. Đây là một thiết kế vô cùng tinh xảo. Một hôm Halley tới chơi nhà Newton, nhìn thấy mô hình này và vô cùng thích thú. Ông đã hỏi Newton đó là mô hình do ai tạo ra. Newton đã trả lời rằng: “À, mô hình này không ai chế tạo ra, chỉ là các vật liệu ngẫu nhiên xếp lên mà thành thôi”.

Halley nói: “Anh trêu tôi à, mô hình này chắc chắn là có người tạo ra, hơn nữa là một người thiên tài”.

Lúc đó Newton đã vỗ vai Halley nói: “Mô hình này tuy tinh mỹ nhưng so với hệ mặt trời thật thì không đáng gì. Dù anh cho rằng nhất định có người tạo ra nó, vậy hệ mặt trời tinh xảo hơn mô hình này ngàn vạn lần liệu có phải do Đức Chúa Toàn Năng dùng trí huệ siêu phàm tạo nên không?”.

Câu nói của Newton lúc đó chợt khiến Halley bừng tỉnh. Halley vốn trước đây không tin vào Thần, từ đó đã trở nên tin rằng Thần tồn tại. Kỳ thực Newton cũng là một nhà Thần học, cả đời dốc sức nghiên cứu Thần học. Khi nói về các thành tựu khoa học của mình, ông cho biết mình chỉ đi theo tư tưởng của Thần, chỉ theo tư tưởng của Thần để suy xét mà thôi. Ông tổng kết cách nhìn với vạn vật trong vũ trụ rằng: “Vạn vật trong vũ trụ nhất định có Đức Chúa Toàn Năng phụ trách và cai quản, ở cuối kính viễn vọng, tôi nhìn thấy dấu tích của Chúa”.

Nhà bác học Einstein cũng từng nói: “Có người cho rằng tôn giáo không khoa học. Tôi là một người nghiên cứu khoa học. Tôi biết một cách sâu sắc rằng khoa học ngày nay chỉ có thể chứng minh sự tồn tại của vật thể chứ không thể chứng minh sự không tồn tại của vật thể. Vì thế nếu hiện tại chúng ta vẫn không thể chứng minh sự tồn tại của vật thể thì không thể đoán định rằng nó không tồn tại. Tới nay khoa học không chứng minh được sự tồn tại của Thần là bởi vì khoa học chưa phát triển tới trình độ đó, chứ không phải là Thần không tồn tại”.

Chúng ta có thể để ý những nhà khoa học rất có thành tựu thường đều có đặc điểm chung, đó là mặc dù họ đều là những nhà khoa học đẳng cấp thế giới, cả đời đều nghiên cứu khoa học, nhưng tới cuối đời đều cống hiến hết mình cho tôn giáo, bắt đầu tín Thần. Có thể tận cùng của khoa học chính là Thần học?

Minh An
Theo Diqiukezhan



BÀI CHỌN LỌC

Thiên đường có hay không?