Thiền sư Hoàng Bá: Thầy của bậc đế vương và tể tướng, có khả năng tiên đoán phi phàm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thiền sư Hoàng Bá đã từng nói với Bùi Hưu - sau làm tể tướng, rằng: 'Người tu hành hiện nay, càng ngày càng coi trọng biểu hiện bên ngoài, không muốn trừ bỏ cái tâm của bản thân. Đây đều là cách làm trái ngược với Đạo'...

Không trải một phen xương lạnh thấu
Nào có hoa mai hương ngát bay

Câu thơ bất hủ này được truyền tụng hàng trăm nghìn năm nay, và tác giả chính là thiền sư Hoàng Bá của triều Đại Đường. Hoàng Bá Hi Vận có biệt danh là Hoàng Bá, người Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc. Từ nhỏ ông đã vào núi Hoàng Bá xuất gia. Vì rất yêu thích núi Hoàng Bá nên sau này khi thuyết Pháp, ông đã lấy tên là Hoàng Bá. Người đời tôn xưng ông là Thiền sư Hoàng Bá.

Đương thời, thiền sư Hoàng Bá là một nhân vật nổi tiếng, ông có rất nhiều đệ tử, thậm chí còn làm thầy của Đường Tuyên Tông Lý Thầm, thầy của tướng quốc Bùi Hưu. Bài thơ dự ngôn chính xác "Thiền sư thi" của thiền sư Hoàng Bá là do chính tướng quốc Bùi Hưu đích thân ghi chép lại.

Đương thời, thiền sư Hoàng Bá là một nhân vật nổi tiếng, ông có rất nhiều đệ tử. (Ảnh tổng hợp)
Đương thời, thiền sư Hoàng Bá là một nhân vật nổi tiếng, ông có rất nhiều đệ tử. (Ảnh tổng hợp)

Làm thầy đế vương

Đường Tuyên Tông trước khi lên ngôi, vì để tránh tai ương nên đã có một thời gian xuất gia. Thuở thiếu thời, Lý Thầm có lần leo lên long sàng của huynh trưởng là Đường Mục Tông, làm ra dáng vẻ đang tiếp kiến các đại thần, Mục Tông trông thấy khen ngợi không ngớt. Sau khi Đường Vũ Tông lên ngôi, nhớ lại sự kiện này, trong tâm có ý nghi kỵ nên muốn hại chết Lý Thầm. Để tránh nguy hiểm đến sinh mạng, Lý Thầm xuất gia làm tăng, bái thiền sư Hoàng Bá làm thầy, theo sư phụ học thiền.

Làm thầy tể tướng

Một đệ tử khác của Hoàng Bá là Bùi Hưu, ông là tướng quốc Đại Đường. Trong con mắt người đương thời, ông là một đại thần trung thành, thuần tịnh. Khi Bùi Hưu đảm nhiệm chức Thứ sử Hồng Châu đã kết giao với thiền sư Hoàng Bá.

Đương thời, thiền sư Hoàng Bá đang tu hành trong tịnh xá ở núi Hoàng Bá, hàng ngày ở cùng với chúng tăng, làm các việc tạp vụ như quét dọn, gánh nước, đun nước, nấu cơm... Bùi Hưu một lòng muốn tu Phật, nhưng mãi vẫn chưa đắc được yếu lĩnh nên thiền sư Hoàng Bá đã dùng nhiều phương thức dẫn dắt ông.

Thiền sư Hoàng Bá đã từng nói với Bùi Hưu rằng: "Người tu hành hiện nay, càng ngày càng coi trọng biểu hiện bên ngoài, không muốn trừ bỏ cái tâm của bản thân. Đây đều là cách làm trái ngược với Đạo. Nếu có thể hạ mình được, cam tâm tình nguyện làm một hạt cát nhỏ, thấy Thần Phật đầy trời đi qua bên mình, hạt cát nhỏ cũng không kinh ngạc vui mừng. Thấy châu báu lung linh rực rỡ đầy trước mắt, hạt cát nhỏ cũng không tham lam động lòng, không chiếm làm của riêng. Thấy nước tiểu, phân dơ bẩn chảy qua, hạt cát nhỏ cũng không khởi tâm kinh tởm. Trong con mắt của hạt cát nhỏ, nó không có phân biệt với hết thảy mọi thứ bên ngoài, đều coi như nhau, tâm trí tự nhiên viên minh phổ chiếu, đó chính là tâm thanh tịnh vốn có".

Được thiền sư Hoàng Bá gợi mở, dẫn dắt, Bùi Hưu dần dần hiểu được ý nghĩa lớn của Phật Pháp, người đương thời gọi ông là "Hà Đông Đại sĩ", "Tể tướng Sa môn". Nước Đường đương thời, từ đế vương, tể tướng đến người dân đều rất sùng kính thiền sư Hoàng Bá.

Tác phẩm trên giấy lụa hồng “ẩn cư thập lục quan”, tại bảo tàng Cố Cung Đài Loan. (Ảnh qua epochtimes.com)
Tác phẩm trên giấy lụa hồng “ẩn cư thập lục quan”, tại bảo tàng Cố Cung Đài Loan. (Ảnh: epochtimes.com)

"Thiền sư thi" dự ngôn chính xác sự việc hơn nghìn năm sau

Năm Hội Xương thứ 2 đời Đường Vũ Tông (năm 842), thiền sư Hoàng Bá đã thuật miệng 14 bài thơ "Thiền sư thi", do tể tướng Bùi Hưu đích thân chép lại. 14 bài thơ này dự ngôn các đại sự và triều đại kể từ sau triều Đường, đã dự ngôn chính xác các sự kiện lớn như: triều Minh diệt vong, niên hiệu hoàng đế triều Thanh, phong trào Thái Bình Thiên Quốc, cuộc kháng chiến 8 năm (chống Nhật), cuộc nội chiến Quốc - Cộng, Quốc Dân Đảng rút về Đài Loan, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đoạt quyền…

Bởi vì toàn bộ tập thơ khá dài, chúng ta chỉ xem một số sự kiện lớn gần đây, là có thể thấy được khả năng tiên tri tinh thâm của thiền sư Hoàng Bá:

Bài thơ thứ 11 dự ngôn như sau:

Hồng kê đề hậu quỷ sinh sầu
Bảo vị phân tranh bán bích hưu
Hạnh hữu kim ngao năng đới chủ
Kỳ phân bát diện há Tần Châu

Tạm dịch:

Gà đỏ gáy rồi ma quỷ sầu
Ngôi báu phân tranh nửa tường hết
May có ngao vàng còn chở chủ
Cờ chia tám hướng xuống Tần Châu

"Hồng kê" (Gà đỏ) là chỉ hình dạng bản đồ Trung Quốc ngày nay. Ý nghĩa của bài thơ này là ĐCSTQ và Stalin nội thông ngoại hợp, lừa chính quyền Dân Quốc, dùng áp lực tách khu vực Ngoại Mông ra khỏi Trung Quốc, vu oan giá họa cho Tưởng Giới Thạch. Bản đồ Trung Quốc từ hình dáng lá hải đường đã biến thành hình con gà trống. Chữ "Hồng" trong "Hồng kê" cũng dự ngôn chính quyền ĐCSTQ tàn sát người qua các cuộc vận động, nơi đâu cũng một màu đỏ, khiến ma quỷ đều sinh sầu oán.

Sau khi ĐCSTQ trỗi dậy, đại chiến với quân đội của Quốc Dân Đảng. Quốc Dân Đảng thất bại, không thể nào giữ được một nửa giang sơn (bán bích - nửa tường). May mắn còn có ngao vàng (kim ngao) trên biển (ngụ ý Đài Loan) vẫn có thể mang chủ cũ của Trung Nguyên. Cuối cùng ĐCSTQ chia làm 8 lộ đánh hạ Trung Quốc.

"Hồng kê" (Gà đỏ) là chỉ hình dạng bản đồ Trung Quốc ngày nay.
"Hồng kê" (Gà đỏ) là chỉ hình dạng bản đồ Trung Quốc ngày nay. (Ảnh: Shutterstock)

Bài thơ thứ 12 dự ngôn như sau:

Trung hưng sự nghiệp phó lân nhi
Thỉ hậu dương tiền diệu đức nghi
Kế thống thiên an tam thập lục
Tọa khán cảnh ngoại huyết như nê

Tạm dịch:

Sự nghiệp trung hưng cậy kỳ lân
Trước trâu sau lợn sáng đức nghi
Kế thống thiên an ba mươi sáu
Ngồi xem bên ngoài máu như bùn

Sau khi Tưởng Giới Thạch làm chủ Đài Loan, suốt nửa sau cuộc đời, ông luôn ghi nhớ không quên sự nghiệp trung hưng, nhưng mãi vẫn khó thực hiện được, đành đem hy vọng phó thách lên thân "kỳ lân" con là Tưởng Kinh Quốc. Vào một năm Tý (trước trâu sau lợn), Tưởng Kinh Quốc chính thức kế vị cha làm thủ tướng (năm Nhâm Tý 1972), sau đó làm tổng thống (năm 1978) - (tức là "Diệu đức nghi" - sáng đức nghi), khiến cho chính phủ Dân Quốc Đài Loan duy trì được cục diện khá yên ổn (thiên an) trong 36 năm (từ 1949 đến 1985). Trong giai đoạn thời gian này, ĐCSTQ liên tiếp tàn sát người dân Trung Quốc như "Cải cách ruộng đất" sát hại địa chủ, "Cải tạo Công thương" sát hại nhà tư bản, Giải quyết Vấn đề Tôn giáo sát hại Hội Đạo Môn, Chỉnh đốn Phần tử Tri thức tiến hành "Phản hữu", và đại thảm sát 10 năm Cách mạng Văn hóa. Hàng loạt sự kiện tàn sát đã khiến 60 đến 80 triệu người vô tội mất mạng. Trước cục diện Trung Quốc "huyết như nê" (máu như bùn), chính quyền Dân Quốc chỉ có thể mở to mắt đứng nhìn, bất lực chẳng thể làm gì được.

Tài liệu tham khảo:
- Hoàng Bá thiền sư thi
- Phật tổ lịch đại thông tải
- Hoàng Bá sơn đoạn tế thiền sư truyền tâm pháp yếu

Tường Hòa

Theo ntdtv.



BÀI CHỌN LỌC

Thiền sư Hoàng Bá: Thầy của bậc đế vương và tể tướng, có khả năng tiên đoán phi phàm