Thiên thời, địa lợi và nhân hòa là chìa khóa để chiến thắng bệnh dịch lần này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc có nói đến: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ai chiếm được ba điều này thì thắng lợi sẽ nghiêng về người ấy.

Trong lịch sử tám năm cuộc kháng chiến chống Nhật của dân tộc Trung Hoa, cuộc chiến bảo vệ Thạch Bài (Shipai) là một trong số ít những trận chiến nổi tiếng lấy yếu đánh mạnh, trong đó kẻ yếu cuối cùng đã giành được chiến thắng. Thạch Bài là cửa ngõ cuối cùng của chính phủ Quốc dân, vì vậy, trận đánh này được các nhà chiến lược quân sự phương Tây ca ngợi là “trận chiến Stalingrad ở phương Đông”.

Ngay khi trận chiến này sắp khai hỏa, Thống soái Tưởng Giới Thạch đã gửi một mệnh lệnh: Thạch Bài là Stalingrad của Trung Quốc, là yết hầu quan trọng thứ hai của thủ đô quyết định an nguy. Ông cũng nghiêm khắc ra lệnh cho Hồ Liễn và các tướng lĩnh khác anh dũng đánh giặc, bám chặt pháo đài Thạch Bài, không bỏ lỡ cơ hội bao vây và tiêu diệt kẻ địch.

Tổng tư lệnh của Chiến khu thứ 6, ông Trần Thành (Chen Cheng) một lần nữa nhấn mạnh: Thạch Bài là yết hầu của thủ đô, nhất định phải bảo đảm an toàn, nguyên tắc "không ỷ lại quân địch không tấn công, ỷ lại quân mình phòng thủ". Vô luận xuất hiện biến hóa gì, sư đoàn 11 đều phải đi đầu cố thủ cứ điểm Thạch Bài, dù cho toàn quân đều bị giết, cũng không hề hối tiếc.

Vậy là, trong lúc nhất thời, Thạch Bài nhỏ bé đổ dồn gần như mọi con mắt của các chỉ huy tối cao Trung Quốc và Nhật Bản, bất kỳ thay đổi nào trong đó đều ảnh hưởng đến thần kinh của tất cả các chiến binh. Với tư cách là chỉ huy của Sư đoàn 11 bảo vệ trận địa nòng cốt của Thạch Bài, Hồ Liễn lúc này cũng đã sẵn sàng “xả thân vì đất nước”.

Trong lúc nhất thời, Thạch Bài nhỏ bé trở thành tâm điểm chú ý của các chỉ huy tối cao Trung Quốc và Nhật Bản, bất kỳ thay đổi nào trong đó đều ảnh hưởng đến thần kinh của tất cả các chiến binh.
Thạch Bài nhỏ bé trở thành tâm điểm chú ý của các chỉ huy tối cao Trung Quốc và Nhật Bản, bất kỳ thay đổi nào trong đó đều ảnh hưởng đến thần kinh của tất cả các chiến binh. (Secretchina)

Sáng sớm ngày 27 tháng 5 năm 1943, Hồ Liễn, tư lệnh của Sư đoàn 11, dự cảm đại chiến sắp xảy ra. Ông dậy từ rất sớm và viết 5 bức thư từ biệt gia đình ở Giang Tây.

12h trưa ngày 27 tháng 5, Hồ Liễn tắm rửa, thay quần áo và mặc bộ quân phục mới tinh, sau đó dẫn toàn bộ binh đoàn lên núi Phượng Hoàng, tế bái Sơn Thần, nhìn trời minh ước:

"Hồ Liễn, Tư lệnh sư đoàn 11, xin hết lòng thành kính chiêu cáo với Thần linh sông núi: Hôm nay tôi đường đường chính chính lãnh đạo một sư đoàn, bảo vệ bờ cõi mà tổ tiên đã dày công để lại, danh chính ngôn thuận, quỷ nằm thần uống, quyết tâm chí kiên, thề sống chết không đổi lòng. Hán - tặc không cùng đường, xưa nay có lời minh huấn, Hoa - di cần nghiêm phân biệt, Xuân Thu tồn nghĩa, sinh vì quân nhân, chết vì quân hồn. Hậu nhân nhìn hôm nay, người thời nay nhìn thời xưa, tôi lo lắng làm sao! Nay tặc xâm phạm, quyết phải bị tiêu diệt, cố hết sức, lấy thân liều chết. Nhưng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, đất trời mênh mang, ắt sẽ phù hộ cho lòng trung thành. Chúng ta trong trận chiến đẫm máu, thắng lợi nắm chắc trong tay.

Xin giữ lời thế này!

Trưa ngày 27 tháng 5, năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 32".

Danh tướng Hồ Liễn, tư lệnh của Sư đoàn 11.
Danh tướng Hồ Liễn, tư lệnh của Sư đoàn 11. (Secretchina)

Vào sáng sớm ngày 30 tháng 5, khi các trận địa bên ngoài cứ điểm Thạch Bài liên tiếp thất thủ, Hồ Liễn nhận được lệnh rút về phía Tây của Dã Tam Quan (Yesanguan), toàn bộ quân đội rút lui, chỉ còn lại duy nhất Sư đoàn 11 bảo vệ cứ điểm Thạch Bài.

Sau khi nhận lệnh, Hồ Liễn liền đem quốc kỳ cắm trên đỉnh núi và tuyên cáo với toàn sư đoàn:

"Quốc kỳ chính là biểu hiện nhân cách tối cao của dân tộc Trung Hoa, Tể tướng và các liệt sĩ của ta, đây là biểu tượng của sự trang nghiêm mỹ lệ, nay chúng ta cố gắng giữ gìn. Kính báo chư quân, lúc khổ chiến không chịu nổi, hãy quay về nhìn lại lá quốc kỳ Thanh thiên, bạch nhật, mãn địa hồng này, chư quân sẽ có được hy vọng vô hạn, lòng tin và an ủi vô cùng".

Trận chiến quyết định thực sự đã đến. Quân Nhật đã mở một cuộc tấn công mạnh mẽ vào vị trí trọng yếu của Thạch Bài dưới sự yểm trợ của không quân và pháo binh. Toàn thể quan binh sư đoàn 11 đã chiến đấu bằng tính mạng của mình, dùng lưỡi lê và lựu đạn để đánh quân Nhật xâm lược.

Quân Nhật đã mở một cuộc tấn công mạnh mẽ vào vị trí trọng yếu của Thạch Bài dưới sự yểm trợ của không quân và pháo binh. (Ảnh chụp màn hình)
Quân Nhật đã mở một cuộc tấn công mạnh mẽ vào vị trí trọng yếu của Thạch Bài dưới sự yểm trợ của không quân và pháo binh. (Ảnh chụp màn hình)

Ngày 31 tháng 5, tất cả các vị trí vòng ngoài của Sư đoàn 11 đều bị đột phá, quân Nhật tràn vào Thạch Bài như thủy triều, mọi hỏa lực đều hướng vào Thạch Bài. Lúc này, viên chỉ huy Yokoyama của Nhật đã ra lệnh nghiêm khắc cho quân xâm lược Nhật Bản bằng mọi giá phải chiếm được Thạch Bài. Sư đoàn 11, từ cấp chỉ huy đến binh lính, đã sớm không màng đến sinh tử.

Đến giữa trưa, không còn nghe thấy một tiếng súng nào. Thì ra địa hình thung lũng nhỏ hẹp, quân lớn không triển khai được nên quân nhỏ chỉ có thể công kích theo từng đợt. Người Trung Quốc xưa có câu “Hiệp lộ tương phùng dũng giả thắng”, nghĩa là hai đối thủ gặp nhau trên con đường độc đạo, người dũng cảm sẽ chiến thắng. Các đại đội trưởng và tiểu đội trưởng của quân Nhật đều xông lên tiền tuyến, các tiểu đoàn trưởng và đại đội trưởng quân Quốc dân đảng cũng cầm lưỡi lê để đánh địch trong phạm vi gần. Thậm chí cả những đầu bếp, lính cần vụ, cáng cứu thương binh, dân phu ở hậu phương cũng cầm vũ khí xông pha. Trong thung lũng, binh sĩ hò hét, thân thể va chạm, hai đạo quân quấn lấy nhau, máu bắn tung tóe, người không ngừng ngã xuống. Những người lính Trung Quốc và Nhật Bản đã chiến đấu một trận đánh tay đôi thô sơ, tàn khốc và đẫm máu nhất. Đến lúc hoàng hôn, giao tranh vẫn tiếp tục.

Những người lính Trung Quốc và Nhật Bản đã chiến đấu một trận đánh tay đôi thô sơ, tàn khốc và đẫm máu nhất. Đến lúc hoàng hôn, giao tranh vẫn tiếp tục.
Những người lính Trung Quốc và Nhật Bản đã chiến đấu một trận đánh tay đôi thô sơ, tàn khốc và đẫm máu nhất. Đến lúc hoàng hôn, giao tranh vẫn tiếp tục. (Ảnh chụp màn hình - Minh họa)

Sau ba giờ chiến đấu đẫm máu, quân xâm lược Nhật Bản chiếm lĩnh ưu thế vượt trội đã bị quân Quốc dân đảng đuổi khỏi thung lũng một cách thần kỳ. Nửa đêm ngày 31 tháng 5, trước ý chí quật cường không gì lay chuyển được của quân Quốc dân Đảng, nhuệ khí của quân Nhật đã hoàn toàn biến mất. Ngày 2 tháng 6, quân Quốc dân đảng mở cuộc phản công toàn diện, quân Nhật bại lui.

Trong trận chiến này, tại sao quân Trung Quốc lại chiến thắng một cách thần kỳ, trong khi quân số ít hơn quân Nhật, trang bị kém hơn, huấn luyện kém hơn, máy bay và pháo binh thua xa quân Nhật?

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc có nói đến: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ai chiếm được ba điều này thì thắng lợi sẽ nghiêng về người ấy.

  1. Thiên thời: Hồ liễn thành kính tắm rửa, mặc áo mới, dẫn theo toàn thể quan binh đi tế Trời, hướng Thần linh nói lời thề, lúc nói đến: Nhưng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, đất trời mênh mang, ắt sẽ phù hộ cho lòng trung thành. Chúng ta trong trận chiến đẫm máu, thắng lợi nắm chắc trong tay. Tế bái Trời và tin vào Thần linh, liền sẽ được Thần linh bảo hộ, Thần linh sẽ tạo ra khí hậu và thời tiết thuận lợi cho họ.
  2. Địa lợi: Đây là Trung Hoa đại địa, người dân Trung Hoa tại vùng đất quốc thổ của mình mà làm việc chính nghĩa là điều chính đáng. Tấm bình phong thiên nhiên và địa hình thuận lợi là một bảo đảm chắc chắn để quân đội Quốc dân đảng giành chiến thắng.
  3. Nhân hòa: Mạnh Tử, một nhà tư tưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc đã từng nói: "Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa". Có thể thấy được nhân hòa trong một trận chiến là trọng yếu như thế nào. Lúc ấy, Trung Hoa dân quốc từ tổng thống đến bách tính, từ thống soái đến tướng sĩ, trên dưới một lòng, tin tưởng bội phần, cùng chung kẻ thù. Khi đem loại sức mạnh tinh thần này chuyển đổi thành sức mạnh vật chất, thật là có thể vượt qua trăm vạn hùng binh, bất khả chiến bại.
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc có nói đến: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ai chiếm được ba điều này thì thắng lợi sẽ nghiêng về người ấy.
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc có nói đến: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ai chiếm được ba điều này thì thắng lợi sẽ nghiêng về người ấy. (Shutterstock)

Chính là bởi vì quân đội Quốc dân đảng đã chiếm trọn Thiên thời Địa lợi Nhân hòa, cho nên mới xuất hiện kỳ tích mà người ta không thể tưởng tượng, đây chính là pháp bảo để quân Trung Quốc chiến thắng trận này.

Vậy mà hôm nay tại mảnh đất Trung Hoa đại lục, lại xuất hiện đại ôn địch, đây có phải là giống như một trận đại chiến? Đúng ra, đây chính là một trận chiến thậm chí tàn khốc hơn, kịch liệt hơn, đáng sợ hơn.

Đối mặt trận chiến không khói lửa này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ứng phó ra sao?

Dưới đây, chúng ta lại từ văn hóa truyền thống Thiên thời Địa lợi Nhân hòa để cùng phân tích:

Thiên thời: Kể từ khi ĐCSTQ đoạt chính quyền đến nay đã một mực truyền bá vô thần luận và thuyết tiến hóa cho người dân Trung Quốc. Mao Trạch Đông, lãnh tụ đầu tiên của ĐCSTQ, đã từng nói: “đấu với trời là niềm vui vô tận, đấu với đất là niềm vui vô tận, và đấu với người là niềm vui vô tận”. ĐCSTQ từ lâu đã đặt mình lên trên trời đất, cho nên căn bản không có gì gọi là thành kính tín Thần và kính Phật. Trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán lần này (còn được gọi COVID-19), nó đã xây dựng hai bệnh viện mới: Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn. Trong tình huống bó tay bất lực, ĐCSTQ muốn mượn danh Hỏa Thần và Lôi Thần, để dập tắt ôn dịch. Mọi người suy nghĩ một chút, điều này có thể xảy ra sao? Một cái tà đảng đối nghịch với Thần, còn muốn được Thần tương trợ, đây chẳng phải là si tâm vọng tưởng, lừa mình dối người sao?

Mao Trạch Đông, lãnh tụ đầu tiên của ĐCSTQ, đã từng nói: “đấu với trời là niềm vui vô tận, đấu với đất là niềm vui vô tận, và đấu với người là niềm vui vô tận”.
Mao Trạch Đông, lãnh tụ đầu tiên của ĐCSTQ, đã từng nói: “đấu với trời là niềm vui vô tận, đấu với đất là niềm vui vô tận, và đấu với người là niềm vui vô tận”. (Getty)

Địa lợi: Như mọi người đã biết, Vũ Hán là đầu mối trung tâm giao thông của 9 tỉnh, muốn ngăn chặn dịch bệnh ở Vũ Hán lây lan là điều nói nghe thì dễ. Mặc dù ĐCSTQ đã áp dụng nhiều biện pháp cách ly bắt buộc cực đoan, nó cũng không thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm phổi Vũ Hán trên khắp đất nước. Vì vậy, ĐCSTQ lại đánh mất "địa lợi" của mình.

Nhân hòa: Chưa kể, ĐCSTQ từ lâu đã mất đi lòng dân, phương pháp để nó duy trì chế độ là đàn áp và lừa dối. Chưa nói đến bách tính đồng tâm đồng đức, ngay trong nội bộ ĐCSTQ cũng có mưu đồ đấu đá lẫn nhau, ngoài hợp mà trong xa. Trong ĐCSTQ có rất nhiều đại quan tham, bọn họ không phải là ngu ngốc, họ đã thấy rõ ĐCSTQ sắp sụp đổ, đã nhao nhao chuẩn bị thẻ xanh cho bản thân và gia đình, để tìm đường rút lui. Mọi người suy nghĩ một chút, ngày nay ĐCSTQ ở bên ngoài thì chúng bạn xa lánh, ở bên trong chúng dân đang nổi dậy, căn bản không có sức mạnh cố kết nào. Cũng căn bản không thể tìm ra một vị tướng soái như Hồ Liễn, tư lệnh của Sư đoàn 11 được đề cập trong câu chuyện ở trên, vì lợi ích của Quốc dân đảng, cam nguyện bỏ cha mẹ của mình, vợ con mình, thậm chí sinh mệnh của chính mình.

ĐCSTQ từ lâu đã mất đi lòng dân, phương pháp để nó duy trì chế độ là đàn áp và lừa dối.
ĐCSTQ từ lâu đã mất đi lòng dân, phương pháp để nó duy trì chế độ là đàn áp và lừa dối. (The Epoch Times)

Bởi vì ĐCSTQ đã mất đi pháp bảo quyết định thắng bại, nên sự thất bại của ĐCSTQ cũng đã trở thành điều tất nhiên, và ngày tàn của ĐCSTQ đã đến.

Có lẽ có người sẽ nói: Ôn dịch là do "Trời muốn diệt Trung cộng" mà đến, vậy tại sao những quan lớn trong ĐCSTQ vẫn đều vô sự, và tai họa lại giáng lên đầu thường dân?

Kỳ thực, không phải là "vô sự", chỉ là chưa đến lúc. Vở tuồng này vẫn còn chưa kết thúc, chúng ta có thể chờ xem đoạn kết.

Về lý do tại sao tai họa lại giáng lên đầu một số thường dân, kỳ thực, chúng ta phải tự hỏi lại chính mình. Mọi người suy nghĩ một chút. ĐCSTQ là từ cái gì tạo thành? Là từ nhóm người gia nhập vào các tổ chức của nó, tin tưởng nó, dựa vào nó mà thành.

ĐCSTQ là từ cái gì tạo thành? Là từ nhóm người gia nhập vào các tổ chức của nó, tin tưởng nó, dựa vào nó mà thành. 
ĐCSTQ là từ cái gì tạo thành? Là từ nhóm người gia nhập vào các tổ chức của nó, tin tưởng nó, dựa vào nó mà thành. (Getty)

Khi bạn giơ nắm tay và thề giao nộp sinh mạng cho ĐCSTQ, khi bạn làm theo lời dối trá của nó, bạn là một phần của nó, vậy làm sao có thể nói rằng nó không liên quan gì đến bạn?

Khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, nó đã biên tạo vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn, một vụ án lừa đảo thế kỷ, có bao nhiêu người không tin theo? Có bao nhiêu người đã không nói rằng hãy tránh xa Pháp Luân Công? Có bao nhiêu người chưa bao giờ cười nhạo hoặc kỳ thị các học viên Pháp Luân Công?

Tuy vậy, Thần Phật là từ bi, cho dù con người vô tri làm rất nhiều sự tình trợ Trụ vi ngược, Thần vẫn là từ bi muốn cứu con người. Chỉ cần sinh mệnh của bạn chưa kết thúc, thì ông trời vẫn sẽ cho bạn một cơ hội. Chỉ cần bạn từ bỏ ĐCSTQ, sẽ có kỳ tích mà bạn không ngờ tới.

Tin tưởng rằng nhân loại có thể bình an vượt qua đại nạn và có một tương lai tươi sáng!

An Nhiên
Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Thiên thời, địa lợi và nhân hòa là chìa khóa để chiến thắng bệnh dịch lần này