Thôi Bối Đồ tiên tri vị tổng thống được bầu cử dân chủ đầu tiên của Trung Quốc và đại kiếp của nhân loại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào thời Trung Quốc cổ đại, từ bậc chí cao như Hoàng Đế, Lão Tử cho đến thấp bé như người dân thường, họ đều rất tin rằng trên thế giới có Thần Tiên tồn tại và cũng cho rằng tất cả những cát hung phúc báo đều có thể xem bói, dự đoán trước được.

Dù là việc lớn hay việc nhỏ đều nên hỏi ý của Thiên thượng. Việc tính toán những sự việc nhỏ nhặt của cá nhân gọi là bói toán, còn sự thay đổi của các triều đại và thịnh suy của xã hội thường được gọi là tiên tri. Trên mảnh đất Thần Châu, mỗi triều đại muốn hòa bình, ổn định lâu dài đều không thể thiếu những tiên tri chính xác và có hệ thống, chẳng hạn như “Mã Tiền Khoá” thời Hán, “Thôi Bối Đồ” thời Đường, “Mai Hoa Thi” thời nhà Tống, và "Thiêu Bính Ca" thời nhà Minh. Vở kịch lịch sử lớn này, có vẻ như sử dụng những lời tiên tri này làm kịch bản. Từng màn nối tiếp nhau được trình diễn, thời gian trôi qua, vật đổi sao dời. Trong bài viết này sẽ nói về lời tiên tri rất nổi tiếng “Thôi Bối Đồ" của Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang

Trong triều đại nhà Đường, các nhà tiên tri trong lịch sử nói chung đều là những bậc cao thủ hàng đầu về bói toán, tinh thông thiên văn địa lý, ngũ hành, bát quái, dự đoán chiêm tinh, v.v.

Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang tất nhiên cũng không phải là ngoại lệ. Tương truyền, Lý Thuần Phong là truyền nhân đời thứ 38 của Đạo gia, và là một cao nhân “ẩn mình trong triều đình”. Mặc dù Viên Thiên Cang chỉ là một viên quan chức nhỏ trong triều đại Tùy Đường, nhưng tương truyền ông cũng là một cao nhân ẩn mình. Người ta nói rằng ông còn là sư phụ của Lý Thuần Phong. Mối quan hệ giữa hai người vừa là thầy trò vừa và bạn.

Lý Thuần Phong là người huyện Kỳ Sơn vùng Thiểm Tây ngày nay. Trong “Cựu Đường Thư” bài 79 viết rằng ông từ bé đã thông minh, hiếu học, đọc nhiều, đặc biệt yêu thích thiên văn, địa lý, Đạo giáo và âm dương.

Tương truyền, Lý Thuần Phong là truyền nhân đời thứ 38 của Đạo gia, và là một cao nhân “ẩn mình trong triều đình” (Ảnh chụp màn hình)
Tương truyền, Lý Thuần Phong là truyền nhân đời thứ 38 của Đạo gia, và là một cao nhân “ẩn mình trong triều đình” (Ảnh chụp màn hình)

Lý Thuần Phong 17 tuổi đã được Lý Thế Dân đánh giá cao. Vào đầu thời nhà Đường, ông làm quan xem phong thuỷ ở cục Thái sử, cuối cùng làm tới vị trí Thái Sử lệnh phụ trách những việc lớn như về thiên văn, địa lý, chế lịch, biên soạn sử. Những việc này đối với ông mà nói, như cá gặp nước. Ông đã có những cống hiến rất lớn cho sự phát triển của thiên văn học, lịch và toán học đời sau. “Ất Tỵ Chiêm” của ông được cho là một trong hai tác phẩm được lưu truyền về chiêm tinh học quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Ông cũng là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới định ra mức gió. Trong “Ất Tỵ Chiêm”, ông đã đi trước cả châu Âu ngàn năm khi phân gió ra thành 8 cấp.

Chiêm tinh chuẩn xác thần kỳ

Lý Thuần Phong tinh thông tính toán lịch, đã sửa đổi lịch Mậu Dần vốn thường hay lỗi. Theo “Tuỳ Đường gia thoại” có ghi chép rằng, một lần Lý Thuần Phong đã tính ra một cách chuẩn xác sẽ có nhật thực vào ngày đầu tiên của một tháng nào đó. Căn cứ theo lịch cũ thì ngày đó không có nhật thực. Kết quả của quẻ bói rất xấu, khiến long nhan của Đường Thái Tông không vui, đã nói: “Nếu như nhật thực không xuất hiện, tới lúc đó ta xem ngươi sẽ xử trí với bản thân thế nào”.

Lý Thuần Phong bèn đáp: “Nếu nhật thực không xuất hiện, thì thần chỉ có thể dùng cái chết để tạ tội”.

Tới ngày hôm đó, Đường Thái Tông tới đình viện và chờ xem kết quả. Đến gần giờ đó vân chưa thấy nhật thực, vua nói với Lý Thuần Phong: “Giờ ta để cho ngươi trở về nhà, mau nói lời từ biệt với vợ con”.

Lý Thuần Phong vẽ một ký hiệu lên tường và nói: “Vẫn còn sớm, chúng ta hãy đợi khi mặt trời tới chỗ này, nhật thực sẽ xuất hiện”. Nói rồi ông bước đi nghênh ngang. Sau đó quả nhiên đúng như lời Lý Thuần Phong đã nói, không sai chệch chút nào.

Người sao Bắc Đầu

Theo một ghi chép khác trong “Kỷ Văn” kể rằng, một lần Lý Thuần Phong bẩm báo với Đường Thái Tông: “Bảy ngôi sao Bắc Đầu đã biến thành người rồi. Ngày mai họ sẽ tới Tây thành uống rượu. Hoàng thượng nên phái người bắt họ về”.

Theo một ghi chép khác trong “Kỷ Văn” kể rằng, một lần Lý Thuần Phong bẩm báo với Đường Thái Tông: “Bảy ngôi sao Bắc Đầu đã biến thành người rồi. Ngày mai họ sẽ tới Tây thành uống rượu. Hoàng thượng nên phái người bắt họ về” (Ảnh chụp màn hình)
Theo một ghi chép khác trong “Kỷ Văn” kể rằng, một lần Lý Thuần Phong bẩm báo với Đường Thái Tông: “Bảy ngôi sao Bắc Đầu đã biến thành người rồi. Ngày mai họ sẽ tới Tây thành uống rượu. Hoàng thượng nên phái người bắt họ về” (Ảnh chụp màn hình)

Lý Thế Dân tin lời của Lý Thuần Phong, phái người tới đợi trước. Hôm sau, thấy có 7 tăng nhân Bà La Môn thực sự xuất hiện ở quán rượu Tây thành, họ gọi ra một thạch (100 lít) rượu và nâng bát lên uống, chẳng mấy chốc đã hết sạch chỗ rượu. Họ lại gọi thêm một thạch nữa. Lúc này, người của nhà vua phái đi lên lầu, cung kính mời các tăng nhân đi một chuyến vào hoàng cung.

Các tăng nhân nhìn nhau, một vị cười và nói: “Nhất định là tiểu tử Lý Thuần Phong đã bán đứng chúng ta”. Một vị khác nói: “Đợi uống hết rượu đã rồi nói”.

Sau khi các tăng nhân uống hết rượu, chuẩn bị bước xuống lầu. Sứ giả của Đường Thái Tông vốn muốn dẫn đường nên đi trước, khi quay đầu lại nhìn thì tiền rượu các tăng nhân đã trả, còn người sớm đã không thấy tăm tích.

Nhìn thấu thiên cơ

Theo “Tân Đường Thư”, vào năm Trinh Quán, sao Thái Bạch xuất hiện nhiều lần trong ngày. Quan Thái sử bói toán và nói: “Nữ Chủ Xương”. Khi đó dân gian vẫn còn lưu truyền một cuốn sách tiên tri bí mật, trong đó có viết rằng: Sau ba triều đại Đường, sẽ có triều đại nữ vương Võ.

Sau ba triều đại Đường, Hoàng đế suy yếu, có người con gái họ Võ sẽ thay thế nhà Lý, trở thành tân hoàng đế. Sự việc này truyền đi khắp nơi, tới cả tai của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Thiên hạ vừa mới ổn định chưa lâu, lẽ nào giang sơn lại thực sự sẽ nhanh chóng bị chôn vùi trong tay của một người con gái họ Võ. Lý Thế Dân cảm thấy vô cùng bất an, nhà vua buộc bản thân phải trấn tĩnh lại, bất chợt nghĩ tới Lý Thuần Phong, lập tức bí mật triệu mời ông ta vào cung hỏi rõ ngọn nguồn.

Đường Thái Tông khẽ hỏi Lý Thuần Phong: “Chuyện này có thực chứ?”

Lý Thuần Phong trầm ngâm suy tính một hồi, rồi đáp: “Thần ngước lên nhìn thiên tượng, cúi xuống xem lịch số. Người này đã ở trong hậu cung của bệ hạ rồi. Bốn mươi năm sau cô ấy sẽ xưng vương trong thiên hạ. Con cháu của nhà họ Lý sẽ bị cô ta tru sát không ít”.

Lý Thuần Phong trầm ngâm suy tính một hồi, rồi đáp: “Thần ngước lên nhìn thiên tượng, cúi xuống xem lịch số. Người này đã ở trong hậu cung của bệ hạ rồi. Bốn mươi năm sau cô ấy sẽ xưng vương trong thiên hạ. Con cháu của nhà họ Lý sẽ bị cô ta tru sát không ít” (Ảnh chụp màn hình)
Lý Thuần Phong trầm ngâm suy tính một hồi, rồi đáp: “Thần ngước lên nhìn thiên tượng, cúi xuống xem lịch số. Người này đã ở trong hậu cung của bệ hạ rồi. Bốn mươi năm sau cô ấy sẽ xưng vương trong thiên hạ. Con cháu của nhà họ Lý sẽ bị cô ta tru sát không ít” (Ảnh chụp màn hình)

Nghe xong, trong tâm Đường Thái Tông kinh hãi: “Làm thế nào để giết tất cả những kẻ khả nghi?”

Lý Thuần Phong trả lời 8 chữ: “Thiên chi sở mệnh, nhân bất năng vi” (Mệnh trời đã định, con người không thể làm trái).

Nói rồi, ông khuyên Lý Thế Dân: “Là vua sẽ không chết, chỉ là sẽ làm tổn hại tới người vô tội, đừng nên thảm sát, thì có thể hậu họa sau này sẽ bớt đi vài phần, giết cô ta ngay bây giờ, chỉ khiến xuất hiện thêm những kẻ tàn nhẫn hơn, tới khi đó con cháu của nhà Lý Đường lại càng chẳng còn lại được mấy người. Một họ khác xuất hiện trong vương triều Đại Đường chỉ là tạm thời. Người con gái này không thể hoàn toàn cắt đứt triều Đường. Thiên mệnh của triều Đường cũng không phải chấm dứt ở cô ta”.

Đường Thái Tông lắng nghe lời khuyên nhủ của đại thần, mặc dù đối mặt với tai hoạ thảm khốc diệt vong của tộc Lý Đường, ông vẫn lựa chọn thuận theo thiên ý.

Nói tới Võ Tắc Thiên, không thể không nói tới Viên Thiên Cang. Tác phẩm nổi tiếng của ông chính là dự ngôn về Võ Tắc Thiên. Ông là người Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Ông được coi là đại sư phong thuỷ đầu tiên của lịch sử Trung Quốc. Ông biết được quá khứ, nhìn thấu tương lai, năng lực xem tướng tuyệt đỉnh thiên hạ.

Nói tới Võ Tắc Thiên, không thể không nói tới Viên Thiên Cang. Tác phẩm nổi tiếng của ông chính là dự ngôn về Võ Tắc Thiên (Ảnh chụp màn hình)
Nói tới Võ Tắc Thiên, không thể không nói tới Viên Thiên Cang. Tác phẩm nổi tiếng của ông chính là dự ngôn về Võ Tắc Thiên (Ảnh chụp màn hình)

Trong “Cựu Đường Thư” có ghi chép rằng, thời trẻ Viên Thiên Cang thích chu du thiên hạ. Sau khi Võ Tắc Thiên ra đời không lâu, ông tình cờ đi qua dinh thự của cha bà là Võ Sĩ Hoạch. Lúc đó Võ Tắc Thiên vẫn đang còn nằm trong tã cuốn, mặc y phục của bé trai. Viên Thiên Cang nhìn qua đứa trẻ, mặt đột nhiên biến sắc thất kinh. Ông thốt lên hai câu: “Long tình phượng cảnh, cực quý chi tướng; nhược thị nữ hài đương vi thiên hạ chủ!” (ý nghĩa là mắt rồng cổ phượng là tướng cực quý, nếu là con gái sẽ trở thành chủ của thiên hạ).

Nói xong, Viên đại sư không nhìn ra đứa trẻ là nam hay nữ đã vội rời đi, để lại Viên Sĩ Hoạch đứng đó bối rối.

Đó là hai thầy trò Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong, hai người sau này đã cùng nhau viết nên cuốn thiên cổ kỳ thư “Thôi Bối Đồ”.

Thiên cổ kỳ thư

Toàng bộ cuốn “Thôi Bối Đồ” có tổng cộng 60 tượng, mỗi tượng đều bao gồm một hình ảnh, một bài thơ sấm và một bài thơ tụng, cùng với một quẻ trong Chu Dịch.Toàng bộ cuốn “Thôi Bối Đồ” có tổng cộng 60 tượng, mỗi tượng đều bao gồm một hình ảnh, một bài thơ sấm và một bài thơ tụng, cùng với một quẻ trong Chu Dịch.

Toàng bộ cuốn “Thôi Bối Đồ” có tổng cộng 60 tượng, mỗi tượng đều bao gồm một hình ảnh, một bài thơ sấm và một bài thơ tụng, cùng với một quẻ trong Chu Dịch (Ảnh chụp màn hình)
Toàng bộ cuốn “Thôi Bối Đồ” có tổng cộng 60 tượng, mỗi tượng đều bao gồm một hình ảnh, một bài thơ sấm và một bài thơ tụng, cùng với một quẻ trong Chu Dịch (Ảnh chụp màn hình)

Ban đầu Đường Thái Tông Lý Thế Dân chỉ nghĩ để Lý Thuần Phong bói toán một chút về quốc vận của Đại Đường, không ngờ rằng Lý Thuần Phong một khi đã viết thì không dừng lại được. Một hôm, Lý Thuần Phong đang viết chăm chú, bất chợt Viên Thiên Cang từ phía sau đẩy ông một cái, ý nghĩa là “anh bạn, gần đủ rồi, liệu có phải hai chúng ta đã tiết lộ quá nhiều thiên cơ không?”. Lý Thuần Phong liền ngừng bút và dừng ở đây.

Bởi vì phần lớn các tiên tri trong “Thôi Bối Đồ” đều ứng nghiệm khiến các hoàng đế lên ngôi sau này đều rất bất an. Nhưng cuốn sách này càng bị cấm, dân gian lại càng cất giữ như bảo vật gia truyền.

Tới Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, một vị đại thần sau khi suy ngẫm đã đề xuất một mánh khoé, không cần phải cấm lưu hành cuốn sách mà chỉ cần làm đảo lộn nó thôi. Vậy là các quẻ tượng, can chi và thứ tự quẻ trong “Thôi Bối Đồ" đã bị làm đảo loạn. Cuốn sách mà chúng ta tham khảo là bản được lưu hành rộng rãi nhất - chính là bản chú thích của Kim Thánh Thán - một học giả tài năng vào cuối triều đại nhà Minh và đầu nhà Thanh và “Thôi Bối Đồ quy tự toàn giải” do Đài Loan xuất bản năm 2007.

Tới Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, một vị đại thần sau khi suy ngẫm đã đề xuất một mánh khoé, không cần phải cấm lưu hành cuốn sách mà chỉ cần làm đảo lộn nó thôi. Vậy là các quẻ tượng, can chi và thứ tự quẻ trong “Thôi Bối Đồ" đã bị làm đảo loạn (Ảnh chụp màn hình)
Tới Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, một vị đại thần sau khi suy ngẫm đã đề xuất một mánh khoé, không cần phải cấm lưu hành cuốn sách mà chỉ cần làm đảo lộn nó thôi. Vậy là các quẻ tượng, can chi và thứ tự quẻ trong “Thôi Bối Đồ" đã bị làm đảo loạn (Ảnh chụp màn hình)

Dưới đây chúng ta sẽ giải mã một cách đơn giản ba tượng cuối cùng, để xem kết cục của nhân loại và ngày hôm nay trong dự ngôn sẽ trải qua những gì.

Nguyên thủ tương lai


Tượng 58 của “Thôi Bối Đồ”.

Sấm viết:

Quan Trung Thiên tử
Lễ hiền hạ sĩ
Thuận thiên hưu mệnh
Bán lão hữu tử

Tạm dịch:

Thiên tử đất Quan Trung
Lễ đãi kẻ sĩ hiền
Thuận theo Trời mệnh tốt
Về già có con trai

Tụng viết:

Nhất cá hiếu tử tự Tây lai
Thủ ác Càn cương thiên hạ an
Vực trung lưỡng kiến tinh kỳ mĩ
Tiền nhân bất cập hậu nhân tài

Tạm dịch:

Có một hiếu tử từ phương Tây
Tay nắm giềng Trời thiên hạ yên
Trong nước hai lần cờ phướn đẹp
Tiền nhân tài kém kẻ hậu nhân

Kim Thánh Thán chú thích rằng tượng này có một người họ Tần tên Hiếu, lên ngôi ở Quan Trung, khống chế Nam Bắc, hoặc là lấy tên nước là Tần.

Tượng 58 của “Thôi Bối Đồ” (Ảnh chụp màn hình)
Tượng 58 của “Thôi Bối Đồ” (Ảnh chụp màn hình)

Phần lớn mọi người đều đoán ra tượng này tiên tri về vị tổng thống dân cử đầu tiên của Trung Quốc, nhưng họ cũng cho rằng đây là sự việc còn rất xa xôi. Trong phần sấm và tụng đều nói tới một người con hiếu thảo tới từ vùng phía Tây, biết kính hiền trọng tài, trị quốc an thiên hạ. Sự hiếu thảo này không phải chỉ nói tới hiếu thảo thông thường mà là “đại hiếu” trong Nho gia.

Trong “Mạnh Tử” viết rằng: “lão ngô lão dĩ cập nhân chi lão” (kính trọng người già nhà mình, và mở rộng ra kính trọng người già của người khác), ý nghĩa là người mà đối xử với người lớn tuổi giống như với người già trong nhà của mình, chắc chắn là người rất chú trọng tu thân. Khi có thể làm được tới cảnh giới này là làm được tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Vực trung lưỡng kiến tinh kỳ mĩ; Tiền nhân bất cập hậu nhân tài” là nói về thành tựu lần này của người con hiếu thảo là tài trị thiên hạ mà người đi trước chưa từng làm được.

Thánh nhân phúc âm thiên hạ đại đồng

Tiên tri cuối cùng của tượng 59 trong “Thôi Bối Đồ” nói về nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên mới, thiên hạ địa đồng, thiên địa canh tân.

Tượng 59 trong “Thôi Bối Đồ” nói về nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên mới, thiên hạ địa đồng, thiên địa canh tân (Ảnh chụp màn hình)
Tượng 59 trong “Thôi Bối Đồ” nói về nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên mới, thiên hạ địa đồng, thiên địa canh tân (Ảnh chụp màn hình)

Sấm viết:

Vô thành vô phủ
Vô nhĩ vô ngã
Thiên hạ nhất gia
Trị trăn đại hóa

Tạm dịch:

Không thành không phủ
Không anh không tôi
Thiên hạ một nhà
Thịnh trị giáo hóa

Tụng viết:

Nhất nhân vi đại thế giới phúc
Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc
Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh
Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục

Tạm dịch:

Một người vĩ đại phúc thế giới
Tay cầm ống thẻ rút thẻ tre
Đỏ vàng đen trắng không phân biệt
Đông Tây Nam Bắc đều thuận hòa

Kim Thánh Thán bình chú rằng đây là cảnh tượng về đại đồng, mọi người cùng sống hòa hợp đức độ, chẳng biết tại sao lại được sướng thế, chỉ tiếc rằng số đã hết, hoặc là quay trở về nguồn gốc, trở lại thời hỗn độn, sợ là vậy chăng?

Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã” là chỉ không phân bạn tôi, không phân khu vực, thiên hạ một nhà, trị tới đại hoá. Đây là kết cục của đại viên mãn, thế giới đại đồng.

“Nhất nhân vi đại thế giới phúc” nghĩa là một người sẽ mang tới hạnh phúc cho toàn thế giới.

“Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc” còn nói về việc Thánh nhân sẽ mang tới thiên hạ đại đồng, hoà hợp an lạc. Chữ “筒” (đồng) bỏ đi chữ “竹” (trúc) ở trên đầu là chữ “同” (đồng); chữ 簽 (thiêm) bỏ đi chữ “竹” (trúc) ở trên đầu là chữ “僉” (thiêm) cũng có nghĩa đồng.

Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh; Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục”. Đây là chỉ rằng giới hạn siêu vượt chủng tộc, dân tộc và quốc gia. Người của mỗi từng quốc gia, dân tộc, đều có thể được giáo hóa mà không bị phân biệt đối xử, thế giới đại đồng, hoà hợp, vui vẻ.

Đại kiếp nhân loại, trời đất mới

Tượng thứ 60 của “Thôi Bối Đồ”.

Tượng thứ 60 của “Thôi Bối Đồ” (Ảnh chụp màn hình)
Tượng thứ 60 của “Thôi Bối Đồ” (Ảnh chụp màn hình)

Sấm viết:

Nhất âm nhất dương
Vô chung vô thủy
Chung giả tự chung
Thủy giả tự thủy

Tạm dịch:

Một âm cùng với một dương
Không kết thúc không khởi đầu
Cái kết thúc tự kết thúc
Cái khởi đầu tự khởi đầu

Tụng viết:

Mang mang thiên số thử trung cầu
Thế đạo hưng suy bất tự do
Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận
Bất như thôi bối khứ quy hưu

Tạm dịch:

Số Trời mênh mang kiếm ở đây
Thế Đạo hưng suy chẳng do người
Muôn lời vạn ngữ không nói hết
Chi bằng đẩy lưng về nghỉ thôi

Kim Thánh Thán bình chú rằng một người trước một người sau, chỉ đi mà không trở lại, không riêng một mình mà có đôi, lấy đấy để chứa đựng ý tứ sâu xa, cái không có hình tượng lại hơn cái có hình tượng, ta cũng lấy việc không giải thích để giải thích vậy, người làm ra có biết, hẳn cũng được phép.

Kim Thánh Thán bình chú rằng một người trước một người sau, chỉ đi mà không trở lại, không riêng một mình mà có đôi, lấy đấy để chứa đựng ý tứ sâu xa, cái không có hình tượng lại hơn cái có hình tượng, ta cũng lấy việc không giải thích để giải thích vậy, người làm ra có biết, hẳn cũng được phép (Ảnh chụp màn hình)
Kim Thánh Thán bình chú rằng một người trước một người sau, chỉ đi mà không trở lại, không riêng một mình mà có đôi, lấy đấy để chứa đựng ý tứ sâu xa, cái không có hình tượng lại hơn cái có hình tượng, ta cũng lấy việc không giải thích để giải thích vậy, người làm ra có biết, hẳn cũng được phép (Ảnh chụp màn hình)

“Nhất âm nhất dương; Vô chung vô thủy” cùng nhật nguyệt tuần hoàn của bài tụng đầu tiên trong “Thôi Bối Đồ” cộng hưởng với nhau. "Thôi Bối Đồ" đã thành thành một vòng tròn Giáp Tý, lại vừa bước vào khởi đầu mới. Lịch sử không có bắt đầu và không có kết thúc, và mọi thứ đều tự có quy luật của nó, cũng chính là thiên cơ quan trọng của “mang mang thiên số” (số Trời mênh mang).

Lịch sử đều đã có sự sắp đặt cho thế đạo thịnh suy, phúc hoạ. Nó cũng không phải có được do ý nguyện của con người.

“Chung giả tự chung; Thủy giả tự thủy” là nói rằng cái gì bị lịch sử đào thải, cuối cùng cũng sẽ bị đào thải, những người lưu lại sẽ bắt đầu bước vào trời đất mới, vào văn minh nhân loại mới của một thời kỳ tiếp theo không có mối liên quan với văn minh lần này.

“Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận; Bất như thôi bối khứ quy hưu”. Hình ảnh trong tượng cuối cùng này vẽ dường như Viên Thiên Cang đang đẩy Lý Thuần Phong từ phía sau lưng. Hai vị tiên sư không thể nói thêm, đã tới lúc quay về ở ẩn, tu hành, đẩy lưng mà đi.

Toàn bộ “Thôi Bối Đồ” đã khép lại. Vì con người nơi trần thế, Thần đã từng rơi máu chịu nạn. Thần nói Ngài sẽ quay trở lại. Trăm ngàn năm trôi qua, nhân loại vẫn luôn chờ đợi Thánh nhân quay trở lại, chờ đợi Thánh nhân truyền tới phúc âm và hy vọng.

Theo Wenshidaguanyuan
Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Thôi Bối Đồ tiên tri vị tổng thống được bầu cử dân chủ đầu tiên của Trung Quốc và đại kiếp của nhân loại