Thời đại đen tối nhất trong lịch sử loài người - Sự trừng phạt của Thượng Đế tái diễn?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo giáo sư Lịch sử Trung cổ của Đại học Harvard, ông Michael McCormick, năm tồi tệ nhất trong lịch sử là năm 536. Nó đã mở ra thập kỷ lạnh giá nhất trong hàng nghìn năm, và một thế kỷ với hàng loạt những thảm họa.

Tai họa tự nhiên nào có thể khiến cho hầu hết các nền văn minh trên trái đất bị huỷ diệt, hơn nữa còn mở ra thời đại tăm tối kéo dài tới trăm năm? Ngày nay khi đối mặt với đại dịch, chiến tranh và các thảm họa thiên nhiên, khiến chúng ta không thể không nhìn lại những năm tháng tăm tối của thế kỷ thứ 6, có thể nó sẽ giúp chúng ta có được chỉ dẫn nào đó.

Đại dịch Justinian

Khoảng 1.500 năm trước, nhân loại đã trải qua sự biến đổi khí hậu đáng sợ nhất trong lịch sử, đây cũng được gọi là ‘thời đại tăm tối’. Những cơn bão bụi và sương mù kinh hãi nhấn chìm Châu Âu, Trung Đông và các khu vực ở một phần của Châu Á trong suốt 18 tháng, tạo ra một thế giới đen tối.

Mỗi ngày mặt trời chỉ xuất hiện 4 tiếng, hơn nữa lại phát ra ánh sáng lờ mờ giống như mặt trăng, nó được gọi là ‘mặt trời đen’. Mặt trăng mất đi ánh sáng rực rỡ trước đây, ngay cả khi trăng tròn nó cũng rất mờ nhạt. Mọi người vô cùng hoảng hốt lo sợ mặt trời sẽ không chiếu sáng trái đất như trước nữa. Mưa máu (mưa màu hạt dẻ) từ trên bầu trời đổ xuống, mùa đông lạnh giá bất tận kéo dài liên miên suốt hai năm. Thậm chí nhiệt độ vào ngày hè chỉ khoảng 2 độ C. Tiếp sau đó là xuất hiện hạn hán, nạn đói, dịch bệnh và chết chóc.

Nông nghiệp thất thu do mất mùa, hàng loạt chuột ở khu vực Ethiopia của Châu Phi bắt đầu di cư tới. Chúng lên tàu từ Đông Phi đến phía Đông Đế quốc La Mã. Bọ chét sống ký sinh trên những con chuột cũng theo chúng mà hút máu, mang dịch bệnh tới các nước trên thế giới. Đầu tiên chúng lây nhiễm tới nước Yemen của vịnh Aden, sau đó, nó kéo dài từ lưu vực sông Nile đến Syria và Libya. Cuối cùng dịch bên đến toàn khắp châu Âu, gây nên đại dịch Justinian nổi tiếng.

Đây là trận đại dịch hạch với quy mô lớn đầu tiên trên thế giới xuất hiện, lần đầu bùng phát trong 4 tháng, mỗi ngày có hơn 10.000 người chết. Từ ⅓ tới một nửa dân số của miền đông đế quốc La Mã đã bị biến mất, làm lung lay nền thống trị hàng thiên niên kỷ của Đế chế Byzantine. Trong hơn 70 năm sau đó, bệnh dịch hạch đã nhiều lần bùng phát, cho đến khi nó thành đòn cuối cùng quật ngã đế chế Byzantine. Toàn thành phố tiêu vong, nền văn minh sụp đổ.

Một bức tranh nổi tiếng mô tả những triệu chứng của bệnh dịch hạch. (Tranh: The Plague at Ashdod, Họa sĩ Nicolas Poussin, 1630, Louvre Museum, Public Domain, Wikipedia) Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

Theo thống kê sau này, trận bệnh dịch này này càn quét khắp châu Âu đã gây ra cái chết của ước chừng 25 triệu người, như cánh cửa lớn của địa ngục mở ra. Tử Thần thành từng đoàn tới nhân gian để lấy đi các sinh mệnh, vậy nên nó được người châu Âu gọi là ‘cơn thịnh nộ của Thượng Đế’. Đại dịch cũng lan tràn tới các nước châu Mỹ, Nga… Mặc dù ở những nơi này không có ghi chép, nhưng các nhà khoa học dựa vào lịch sử, vòng sinh trưởng của cây và các tư liệu khảo cổ, đã phỏng đoán rằng chúng cũng phải hứng chịu khí hậu cực kỳ bất thường.

Thảm kịch người ăn thịt người

Thế kỷ thứ 6 sau công nguyên đúng vào thời kỳ triều Nam Bắc Ngụy Tần ở Trung Quốc. Lương Vũ Đế nắm chính quyền Nam Lương, lập đô Kim Lăng, chính là Nam Kinh ngày nay. Tai hoạ từ trên trời giáng xuống. Vương triều Bắc Ngụy của phương Bắc cũng xuất hiện các dị tượng, chiến tranh suốt quanh năm.

Năm 536, phương Bắc của Trung Quốc xảy ra hạn hán trên diện rộng và ngày càng nghiêm trọng, Hàng ngàn cánh đồng phì nhiêu trở nên cằn cỗi, bão bụi khổng lồ hoành hành.

Theo ‘Nguỵ thư- Thực hóa chí’ ghi chép: “Mùa thu, 9 châu là Tịnh, Tứ, Phần, Kiến, Tấn, Thái, Thiểm, Đông Ung và Nam Phần bị sương giá và hạn hán, người dân đói lưu lạc khắp nơi. Mùa xuân năm thứ 4, (Nguỵ đế) ra chiếu mở kho cứu tế, người chết rất nhiều”.

Theo “Nguỵ thư- Hiếu Tĩnh Đế ký” ghi chép: “Tháng 8, bốn châu Tịnh, Tứ, Phần, Kiến bị sương giá, nạn đói lớn”.

Theo “Bắc sử- Tây Ngụy Văn Đế ký” ghi chép: “Năm đó Quan Trung xảy ra nạn đói lớn, người ăn thịt lẫn nhau, người chết rất nhiều, 10 phần thì chết 7, 8 phần”.

Quan Trung là khu vực Hà Nam ngày nay, do nạn đói lớn đã xảy ra thảm kịch người ăn thịt người. Và trong mỗi 10 người lại có 7-8 người chết, vô cùng bi thảm.

Trong “Nam Sử” ghi chép rằng, kinh thành Nam Triều có rất nhiều bụi vàng từ trên trời rơi xuống, nó như mưa như tuyết, nhiều tới mức có thể xúc từng vốc ở trên mặt đất lên được.

Tháng 9, nhiều vùng phía Bắc Trung Quốc bắt đầu xuất hiện mưa đá.

Tháng 11 đến tháng 12, bão bụi như tấm thảm màu cam bao trùm khắp thành phố Nam Kinh.

Trận sương mù bí ẩn này gây ra thảm họa và suy thoái kinh tế, ảnh hưởng suốt cả một thế kỷ. Tuy nhiên không ai biết rốt cuộc nguyên nhân của nó là gì.

Siêu núi lửa bùng phát

Nguyên nhân gây ra khí hậu bất thường năm 536 vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học, bởi vì một tai họa đáng sợ như thế xảy ra, che khuất bầu trời, dù là nguyên nhân gì, đều cần hàng nghìn dặm khối bụi để ném vào bầu khí quyển. Rất có khả năng là một tiểu hành tinh tương đối lớn hoặc một sao chổi lớn đâm vào trái đất hoặc là núi lửa phun trào.

Núi Lửa, Đại Dương, Biển, Những Đám Mây, Sự Phản Xạ
Rất có khả năng là một tiểu hành tinh tương đối lớn hoặc một sao chổi lớn đâm vào trái đất hoặc là núi lửa phun trào. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Tuy nhiên các nhà khoa học không phát hiện ra chứng cứ về tiểu hành tinh va vào trái đất, nhưng qua vòng sinh trưởng của cây, họ đã nhận ra rằng cho dù ở nơi nào trên thế giới, vào thời kỳ thế kỷ thứ 6, cây đều phát triển rất kém. Các vòng cây thông đuôi chồn thiên niên kỷ ở Sierra Nevada, California cho thấy các năm 535, 536 và 541, là những năm cây phát triển tồi tệ nhất trong hơn hai nghìn năm qua. Ở Siberia, sinh trưởng của cây trong năm 530 và 540 giảm xuống 20 năm, là niên đại tồi tệ nhất trong 1900 năm qua. Nghiên cứu vòng sinh trưởng của cây là một ngành khoa học mới, nó đã được sử dụng ngày càng rộng rãi.

Nói về khí hậu, vòng năm tuổi rộng hơn thường tương ứng với các năm có lượng mưa dồi dào; còn những năm hạn hán ít nước sẽ hình thành các vòng hẹp và thậm chí là thiếu năm. Dựa vào nghiên cứu vòng sinh trưởng cây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra vùng phía Tây thảo nguyên của Mỹ, cứ cách 11 năm lại xảy ra hạn hán một lần, và dùng quy luật này đã dự báo chính xác đợt hạn hán lớn năm 1976. Các vòng sương trên cây có thể ghi lại hoạt động núi lửa lớn. Sau khi núi lửa phun trào quy mô lớn sẽ sinh ra bụi núi lửa che lấp bầu trời, dẫn tới nhiệt độ mùa hè giảm xuống. Sinh trưởng của cây rất mẫn cảm với điều này, thông thường sẽ xuất hiện vách tế bào dày lên có màu sẫm hơn, loại vòng tuổi này được gọi là vòng sương.

Ngoài ra, tại núi Alps các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã khoan vào lõi băng dài 72 m, và đã tìm ra bằng chứng về núi lửa phun trào. Lõi băng là một mẫu đá viên được khoan từ trong sông băng. Các chất trong khí quyển sẽ theo hoàn lưu khí quyển lên đến trên không trung của sông băng, rồi rơi xuống bề mặt băng tuyết, tích lại thành tầng tầng lớp lớp, hình thành ghi chép lõi băng, và dùng nó để phân tích tình hình khí hậu thời cổ đại.

Các nhà nghiên cứu phán đoán rằng, vụ phun trào lớn của núi lửa Iceland vào đầu năm 536 có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai họa khí hậu bất thường này.

Năm 540 và 547, núi lửa Iceland lại một lần nữa phun trào, hàng triệu tấn tro bụi núi lửa đã xâm nhập vào khí quyển, che lấp bầu trời, gây ra sự sụt giảm nhiệt độ, dẫn tới hàng loạt các tai hoạ bùng phát. Nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí Khoa học vào năm 2018, và đây là giải thích của các nhà khoa học về tai họa. Tuy nhiên, đối với những người theo tôn giáo thì tất cả đều đến từ sự trừng phạt của Thượng Đế.

Trừng phạt của Thượng Đế

Theo nhà sử học Byzantine là Procopius, đại dịch Justinian là sự trừng phạt của Thượng Đế, ông cho rằng: “Bởi vì người Roman tàn nhẫn đem chúa Giê-su đóng vào thập tự giá, bức hại đẫm máu những tín đồ Cơ Đốc chính tín, đi ngược với Thiên ý tạo thành đại tội. Vài chục vị quân vương của Đế quốc La Mã đã bức hại các tín đồ Cơ Đốc liên tiếp vài trăm năm và đạo đức của người La Mã bại hoại khiến đế quốc bị diệt vong”.

Từ các ghi chép lịch sử, đại dịch được ghi chép lại đầy đủ của La Mã cổ đại có bốn bệnh dịch nhỏ liên tiếp, và trước khi đại dịch tới, La Mã đã có rất nhiều cảnh báo sớm. Năm 521 núi Vesuvius phun trào, không lâu sau đó là hàng loạt các trận động đất. Năm 526 lại một trận động đất lớn đã cướp đi sinh mệnh của hơn 300 ngàn người. Bắt đầu từ năm 536, mặt trời của bờ biển Địa Trung Hải trở nên tăm tối, không ánh sáng suốt hơn một năm. Sau đó, tai họa liên miên, nhưng không thể khiến cho người La Mã suy nghĩ vì sao, cho tới khi dịch bệnh ập tới, họ mới nhận ra tội ác tích tồn chồng chất, khiến con người khó thoát được kiếp nạn.

Đêm, Mặt Trăng, Núi Non, Alps, Cảnh Quan, Trăng Tròn
Bắt đầu từ năm 536, mặt trời của bờ biển Địa Trung Hải trở nên tăm tối, không ánh sáng suốt hơn một năm. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Có ghi chép cho thấy đại dịch bùng phát có tính định kỳ, cứ 15 năm tuần hoàn một lần, trong một trăm năm đã có ít nhất 5 lần lây lan khắp châu Âu. Nếu theo cách giải thích của bệnh truyền nhiễm học hiện đại, thì đại dịch Justinian có rất nhiều điều khó giải thích. Nó bùng phát vào đầu mùa đông ở một vùng, nhưng ở một khu vực khác lại là mùa xuân, còn có nơi khác lúc đó vào mùa hạ hoặc mùa thu. Ở mỗi nơi nó tới, dường như có chỉ rút đi sau khi khiến một số lượng nhất định người tử vong. Có những thành phố gần như bị huỷ diệt, không có người sống sót; lại có thành phố chỉ có một hai hộ nhà bị nhiễm bệnh, những người khác đều không sao. Những người không bị nhiễm bệnh cho rằng bản thân đã thoát khỏi dịch bệnh, lại bị nhiễm bệnh mà chết trong năm sau.

Điều càng khó giải thích hơn nữa là, một số cư dân thoát khỏi khu vực dịch bệnh đến được thành phố không có dịch bệnh, nhưng khi thành phố đó xảy ra dịch lại là những người này mắc bệnh, có người không có triệu chứng nào, không sốt, không đau, khi đang nói thì đột nhiên ngã lăn xuống và chết. Có người cơm trong miệng chưa nuốt hết cũng đột nhiên chết, một số người như điên, nói năng lung tung, ngã lăn lộn xuống đất sùi bọt trắng, hai mắt trợn trừng, một số điên loạn ăn thịt của chính mình cho tới kiệt sức mà chết bi thảm. Có người mất ngủ, hôn mê, có người gào thét chói tai, có người điên cuồng chạy khắp nơi, có người khát nước khó chịu đến mức nhảy xuống nước.

Bác sĩ không tìm được nguyên nhân gây bệnh và rất khó đoán được bệnh nhân sẽ chết hay khoẻ mạnh lại, bởi vì cùng một phương pháp trị liệu có thể có hiệu quả hoàn toàn ngược lại, có người được dự đoán sẽ không qua khỏi lại sống sót mà không rõ nguyên nhân. Nỗ lực của các bác sĩ dường như vô ích. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều bị nhiễm bệnh, những thanh niên với sức khỏe rất tốt, mặc dù bị bệnh rất nhẹ lại có thể chỉ trong vài ngày nhanh chóng qua đời, những phụ nữ mang thai chỉ cần bị nhiễm bệnh là chết. Khi đó rất nhiều người bị nhiễm bệnh đã nhìn thấy rất nhiều các linh hồn quỷ quái; có người trong mộng thấy các huyễn tượng phải chịu sự tra tấn của ma quỷ; còn có người nghe thấy các âm thanh ở không gian khác nói với họ rằng, đã bị ghi tên vào danh sách tử thần.

Những người như thế không lâu sau quả thực cũng chết. Việc có thể sống sót trong đại dịch hay không, không nằm ở vấn đề khả năng miễn dịch, cũng không phải ở vấn đề cứu trị hay đề phòng chống nhiễm bệnh. Con người không thể không tin bệnh dịch đến nhân gian là theo ý chỉ của Thượng Đế, và nó lựa chọn một số người để đem đi.

Đối diện với cái chết, tất cả đều không có ý nghĩa. Tất cả những học vấn, tiền tài, địa vị, cuộc sống hưởng lạc … mà con người cố sức theo đuổi cả đời đều là hư không. Họ bắt đầu nhìn nhận lại tiêu chuẩn đúng sai, thiện ác. Một số người chỉ mong sống vui với hiện tại, có người càng thêm tin vào Thượng Đế, họ đã nhìn rõ sự hư huyễn vô thường của cuộc sống trần thế, và chân thành mong tìm kiếm ý nghĩa chân chính của cuộc đời. Các văn kiện thời đó ghi chép lại rất nhiều những thần tích về tín đồ giúp người tiêu tai giải nạn, trừ bệnh. Ví dụ một tu viện ở Scotland, có các tín đồ Cơ đốc giáo chân thành, họ không bị nhiễm dịch bệnh hoặc dù có nhiễm thì sau đó cũng hồi phục khỏe mạnh. Một linh mục sở hữu thần thông, chỉ nhờ vào gọi tên Thượng Đế, vẽ một cây thánh giá, có thể phục hồi thị lực cho người mù, xua đuổi quỷ hồn bám trên thân người, trị bệnh cho người bệnh, và những người sống sốt lại càng thêm tin Thượng Đế.

1.500 sau, là ngày hôm sau, liệu lịch sử có lặp lại? Dù là phương Đông hay phương Tây, khi con người ngày nay ngày càng rời xa Thần, liệu nhân loại có một lần nữa mở ra thời đại đen tối nhất? Nếu lấy lịch sử làm tấm gương soi chiếu, chúng ta cần nhớ một điều cho dù là dân tộc nào, quay trở về với tín ngưỡng vào Thần, tuân theo tiêu chuẩn đạo đức Thần ban cho con người lúc ban đầu khi sáng tạo thế giới, quay trở về với giá trị quan truyền thống, mới có thể được Thần bảo hộ. Mỗi dân tộc đều có truyền thuyết về Thần tạo ra con người, cũng có nghĩa là mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng vào Thần, Phật. Khi con người quay lưng rời xa tiêu chuẩn đạo đức Thần đặt định, Thần sẽ thông qua các tai hoạ để thu hồi lại tất cả những gì đã ban cho nhân loại, bao gồm vinh quang của dân tộc, phúc phận của con người.

Minh An
Theo Weiyushiguang



BÀI CHỌN LỌC

Thời đại đen tối nhất trong lịch sử loài người - Sự trừng phạt của Thượng Đế tái diễn?