Thời khắc bước ngoặt lịch sử: Những vị đế vương nào đã nắm bắt cơ hội để viết lại lịch sử?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa cũng giảng "Thiên thời, địa lợi, nhân hoà", lúc gặp cơ hội Trời trao cho, nếu như không thể hợp thời nắm bắt và tận dụng tốt, cơ duyên chớp mắt là qua đi, liền sẽ vuột khỏi tay, từ đó phải chịu vận mệnh bị trừng phạt.

Cho dù là đời người hay là quốc gia thiên hạ, đều tồn tại một số thời gian then chốt mang tính bước ngoặt, nếu như không nắm chắc, sẽ không thể làm nên chuyện, cơ hội, tình thế liền trôi theo dòng nước, thậm chí xuất hiện kết quả hoàn toàn ngược lại.

Cổ nhân có câu rằng: "Trời trao cho mà không nắm lấy, thì trái lại sẽ bị chịu tội; Thời cơ đến mà không hành động, thì trái lại sẽ gặp tai ương" (thiên dữ bất thủ, phản thụ kỳ cữu; thời chí bất hành, phản thụ kỳ ương).

Câu này là nói cho mọi người rằng, những thứ Trời ban mà không tiếp nhận thì trái lại sẽ nhận trừng phạt; Thời cơ đã đến mà không hành động, liền sẽ bị gây nên tai hoạ.

Người xưa cũng giảng "Thiên thời, địa lợi, nhân hoà", lúc gặp cơ hội Trời trao cho, nếu như không thể hợp thời nắm bắt và tận dụng tốt, cơ duyên chớp mắt là qua đi, liền vuột khỏi tay người, từ đó nhận vận mệnh bị trừng phạt.

Dưới đây chia sẻ một số tình huống khác nhau trong các giai đoạn khác nhau, trong đó các vị hoàng đế đã tuân theo Thiên ý thuận thế hành động, và viết lên câu chuyện của vở kịch lịch sử.

Cá nhảy thuyền rồng, Tử Nha nấu ăn

Trong hồi 88 "Phong Thần Diễn Nghĩa" về "Tử Nha độ binh vượt Hoàng Hà", kể rằng: Khương Tử Nha cùng Chu Võ Vương cưỡi thuyền rồng qua sông Hoàng Hà, lúc ấy nước sông Hoàng Hà mờ mịt như biển cả, ngàn tầng sóng dữ cuộn lăn, ngàn lớp sóng vỗ. Sóng tạt vào trong thuyền rồng càng lúc càng mạnh, rất là hung hiểm. Lúc này, bỗng nhiên xuất hiện vùng nước xoáy, lúc nước tách ra, một con cá trắng nhảy vào khoang thuyền, nhảy trái nhảy phải, dài đến bốn, năm thước.

Cá bạc nhảy thuyền rồng, Khương Tử Nha đã nói gì với Chu Vũ Vương? (Ảnh: Soundofhope)
Cá bạc nhảy thuyền rồng, Khương Tử Nha đã nói gì với Chu Vũ Vương? (Ảnh: Soundofhope)

Võ Vương lấy làm kinh ngạc, hỏi Tử Nha: "Cá bạc nhảy vào thuyền, chẳng biết điềm lành hay dữ?"

Tử Nha nói: "Chúc mừng đại vương, cá nhảy lên vương thuyền của người, Trụ Vương bị diệt, nhà Chu ắt hưng".

Tử Nha lập tức truyền lệnh: "Lệnh cho người đem cá này nấu chín, cùng đại vương thưởng thức".

Vũ Vương nói: "Không được" , và sai người thả con cá xuống sông.

Tử Nha ngăn lại nói: "Cá đã nhập vương thuyền, sao có thể bỏ, chính là 'Trời ban mà không nhận lấy, thì trái lại sẽ chịu tội lỗi'', ăn là hợp lý, không thể coi thường vứt bỏ". Sau đó ông nhanh chóng sai người nấu chín, ban thưởng cho các tướng cùng ăn. Chốc lát sau, gió êm sóng lặng, thuyền rồng thuận lợi vượt qua Hoàng Hà.

Khương Tử Nha từng nói với Vũ Vương: "Người tính trước rồi làm việc thì vượng, người làm việc rồi mới tính thì vong" (Tiên mưu hậu sự giả xương, tiên sự hậu mưu giả vong). Kỳ thực, trong những tình huống đặc biệt, sự tình nhìn như có vẻ ngoài đơn giản, nhưng ở phía sau lại có nhân tố nội tại liên quan.

Chân dung Chu Vũ Vương do Mã Lân đời Nam Tống vẽ, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Quốc gia Cố Cung
Chân dung Chu Vũ Vương do Mã Lân đời Nam Tống vẽ, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Quốc gia Cố Cung

Mối cựu thù Ngô - Việt khi cần quyết đoán mà không quyết đoán, nên hứng chịu hỗn loạn

Thời kỳ Xuân Thu, hai nước Ngô - Việt cùng nhau tồn tại, chinh chiến lâu ngày kết thành mối hận thù dai dẳng. Khi Ngô Vương Hạp Lư khởi binh phạt Việt, Việt Vương Câu Tiễn đã đánh bại Hạp Lư. Lúc Hạp Lư bị thương, trước khi chết nói với con trai mình là Phù Sai rằng: không được quên báo thù. Ba năm sau, Câu Tiễn nghe nói Phù Sai ngày đêm luyện binh muốn tới báo thù, không nghe Phạm Lãi khuyên can, dẫn đầu khởi binh phạt Ngô, kết quả bị Phù Sai đánh bại ở núi Cối Kê. Phạm Lãi kiến nghị xin hòa, Văn Chủng đến nước Ngô để thuyết phục.

Đại thần nước Ngô là Ngũ Tử Tư cực lực phản đối, cho rằng: "Thiên ý là diệt Việt, nếu như không diệt xong nước Việt, sau đó sẽ hối tiếc không kịp". Ngô Vương Phù Sai không nghe lời khuyên can, tiếp nhận Việt Vương Câu Tiễn đến nước Ngô quốc làm con tin để nghị hòa, nước Việt trở thành thuộc quốc của nước Ngô. Việt Vương Câu Tiễn ở nước Ngô làm con tin, chịu nhục, về sau được Ngô Vương đặc xá thả về nước Việt.

Về sau, Câu Tiễn làm cho nước giàu binh mạnh, nhưng che giấu sức mạnh. Trong thời gian đó tấn công nước Ngô một lần, liệu rằng lực lượng còn chưa đủ mạnh, nên đành chấp nhận nghị hòa. Cuối cùng, vào năm 473 TCN, nước Việt lại phạt Ngô, nước Ngô đại bại. Ngô Vương Phù Sai phái Công Tôn Hùng cởi trần quỳ gối tiến lên, thay mặt Ngô Vương cầu hòa Việt Vương, cũng chuyển lời Ngô Vương nói rằng: "Thần tử Phù Sai lúc trước tại Cối Kê đắc tội với ngài, thần không dám vi phạm mệnh lệnh của ngài, cùng ngài giảng hòa, để ngài trở về. Hiện tại ngài nhấc chân liền có thể giết chết thần, thần sẽ theo lệnh của ngài mà làm, có thể hy vọng ngài đặc xá tội trạng của thần giống như thần đối với ngài ở Cối Kê?"

Việt Vương không đành lòng, muốn đáp ứng Ngô Vương. Phạm Lãi bèn nói với Việt Vương: "Sự việc ở Cối Kê, ban đầu là Thượng Thiên đem nước Việt ban cho nước Ngô, nhưng nước Ngô lại không muốn. Hôm nay, Thượng Thiên đem nước Ngô ban cho nước Việt, nước Việt chẳng lẽ có thể làm trái Thiên mệnh sao? Quân vương, Người sớm tối chuyên cần chính sự, không phải là vì để báo thù nước Ngô sao? Mưu đồ hai mươi hai năm, chớp mắt liền từ bỏ, có thể sao? Hơn nữa 'Trời ban cho mà không nhận lấy thì trái lại sẽ chịu tội lỗi' ".

Việt Vương nói: "Ta nghe theo lời ngươi, chỉ là không đành lòng cự tuyệt sứ giả". Phạm Lãi gióng trống tiến quân. Ngô Vương xấu hổ nói: "Ta hối hận vì đã không nghe lời của Ngũ Tử Tư", rồi lập tức che mặt tự sát.

Việt Vương Câu Tiễn chịu nỗi nhục ở Cối Kê, nếm mật nằm gai quyết tâm và nghị lực, cuối cùng trở thành vị bá chủ cuối cùng thời kỳ Xuân Thu.

Không vì ân tình nhỏ mà quên kế lớn của xã tắc

Sau khi thành lập Đại Đường, Lý Uyên lập con trưởng là Lý Kiến Thành làm Hoàng thái tử, thứ tử Lý Thế Dân lập công xuất sắc trong cuộc chiến thống nhất nhà Đường trở thành thống soái tam quân, được phong làm Thượng thư lệnh, tức Tể tướng đứng đầu.

Lý Thế Dân công cao hơn chủ, các vương tôn trong triều lo sợ rằng vị thế của Hoàng Thái tử khó giữ được, mưu đồ bí mật làm suy yếu quyền lực của Lý Thế Dân. Con trai thứ tư của Lý Uyên là Lý Nguyên Cát, trong cuộc chiến tranh thống nhất thì đánh trận nào thu liểng xiểng trận đó, danh tiếng thảm hại. Triều đình trên dưới không ai không biết, hắn là một kẻ lưu manh vô lại, thành sự không có bại sự có thừa. Thế nhưng hắn lại vọng tưởng mượn nhờ tay Thái tử loại trừ Lý Thế Dân, sau đó phế Thái tử, bức bách Lý Uyên thoái vị mà tự lập làm vương. Bởi vậy Lý Nguyên Cát nghĩ ra đủ loại thủ đoạn xảo quyệt vô đạo đức. Hơn nữa còn đố kỵ, từng hạ độc mưu hại Tần Vương Lý Thế Dân.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Họa tác thời Đường, do Bảo tàng Quốc gia Cố Cung lưu giữ.
Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Họa tác thời Đường, do Bảo tàng Quốc gia Cố Cung lưu giữ.

Vào năm Võ Đức thứ 9 (năm 626), Đột Quyết quấy nhiễu biên giới nhà Đường, Thái tử Lý Kiến Thành xin Lý Uyên tiến cử Lý Nguyên Cát xuất chinh tiến đánh Đột Quyết. Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát cho rằng đây là một cơ hội tốt, có thể để Lý Nguyên Cát nắm toàn bộ binh quyền, dựa vào đó để điều động và kiểm soát binh mã của Tần Vương. Thái tử mời Tần Vương cùng đến hồ Côn Minh để tiễn đưa Lý Nguyên Cát, mưu đồ bí mật phục binh sát hại Tần Vương tại đây.

Sau khi Uất Trì Kính Đức biết được, cùng Trưởng Tôn Vô Kỵ (anh rể của Lý Thế Dân) lập tức bẩm báo Lý Thế Dân rằng: "Đại vương nếu như không nhanh trừng trị hết bọn họ, thì sợ rằng sẽ bị bọn họ làm hại, quốc gia xã tắc sẽ nguy hiểm".

Lý Thế Dân thở dài: "Hiện tại hai người bọn họ đã cách ngăn cốt nhục, vứt bỏ quân thân, cơ hồ nguy vong, mọi người đều biết nguyên nhân. Ta mặc dù bị nghi kỵ sâu dày, họa đến trong sớm tối, nhưng tình huynh đệ, cuối cùng không đành lòng. Muốn đợi bọn họ hành động trước, sau đó lấy cái bất nghĩa của họ mà thảo phạt lại, các ngươi thấy thế nào?".

Kính Đức nói: "Ai cũng đều sợ chết, nhưng mọi người không tiếc lấy cái chết phụng dưỡng ngài, đây là Trời ban cho. Nếu Trời ban cho mà không nhận lấy thì trái lại sẽ chịu tội lỗi. Mặc dù trong lòng ngài còn có cái tình nghĩa nhỏ, nhưng mà quên kế lớn của xã tắc, đại họa sắp tới mà không lo lắng, sắp diệt vong mà vẫn an tâm, đánh mất khí tiết làm nhân thần lâm nạn không tránh né, khuyết thiếu quân pháp của bậc tiên hiền để trị thân nhân, điều này chưa từng nghe qua. Bằng thành tâm của thần, xin hãy tru sát bọn chúng trước. Đại vương nếu không nghe theo, Kính Đức đành phải xin chạy trốn giữ mạng, không thể chắp tay thuận theo để bọn hắn giết chết. Hơn nữa chuyển bại thành công, Thánh minh tiên hiền sớm có cao kiến; Chuyển họa thành phúc, chí sĩ sáng suốt nhất định sẽ trước hết nắm bắt lấy thời cơ có lợi. Kính Đức hiện tại nếu như chạy trốn, Vô Kỵ cũng muốn cùng nhau đào tẩu".

Lý Thế Dân vẫn còn do dự không quyết, Trưởng Tôn Vô Kỵ nói: "Đại vương hiện tại nếu như không nghe theo lời đề nghị của Kính Đức, nhất định biết đám người Kính Đức không thể tiếp tục ở lại phụng sự đại vương. Nếu như sự tình thất bại, ngài phải làm sao bây giờ?"

Lý Thế Dân nói: "Những lời ta nói không thể bỏ qua, các ngươi hãy suy nghĩ lại một chút".

Uất Trì Kính Đức nói: "Đại vương hiện tại xử lý sự tình có lo nghĩ nghi ngại, không thể coi là sáng suốt. Đứng trước nguy nan không quyết đoán, không được coi là dũng cảm. Đại vương nếu là không nghe theo lời Kính Đức, xin ngài tự quyết định, nhưng quốc gia xã tắc sẽ như thế nào đây? Tính mệnh của mọi người và gia đình sẽ như thế nào đây? Hơn nữa bên ngoài bây giờ có hơn tám trăm dũng sĩ, toàn bộ đã đi vào trong vương phủ, mặc giáp đeo cung tên sẵn sàng, thế sự đã thành, đại vương sao có thể chối từ!"

Uất Trì Kính Đức lại cùng Hầu Quân Tập ngày đêm đến khuyên, sau đó định ra kế sách.

Nhưng trước tiên Lý Thế Dân cố gắng hết sức nhân nghĩa. Ông trước tiên đem chuyện Thái tử và Lý Nguyên Cát muốn giết ông và chuyện dâm loạn ở hậu cung của bọn họ báo cáo với Lý Uyên. Lý Uyên gọi ba huynh đệ cùng tiến cung, tự mình tra hỏi.

Vào ngày mùng bốn tháng sáu, Lý Thế Dân gọi Trưởng Tôn Vô Kỵ và Uất Trì Kính Đức mang theo một đội tinh binh, đi đến Huyền Vũ Môn ở phía bắc hoàng cung. Trong cung, Lý Uyên đã triệu tập đám người Bùi Tịch, Tiêu Vũ chuẩn bị kiểm tra thực hư việc này. Kiến Thành cùng Nguyên Cát cưỡi ngựa đi vào điện Lâm Hồ, cảm thấy bầu không khí không ổn liền nghĩ quay ngựa rời đi. Lúc này Lý Thế Dân từ Huyền Vũ Môn cưỡi ngựa ra ngăn hai người bọn họ không được rời đi. Không ngờ rằng Lý Nguyên Cát liền nhắm hướng Lý Thế Dân bắn liên tiếp ba mũi tên. Trong cảnh hỗn loạn Lý Kiến Thành bị một một mũi tên bắn chết. Ngựa của Lý Thế Dân sợ hãi đưa chủ chạy vào rừng cây gần đó, bị nhánh cây trên mặt đất vướng ngã. Lý Nguyên Cát trong cảnh hỗn loạn bị ngã ngựa, chạy tới chộp lấy cung tên của Lý Thế Dân, muốn dùng dây cung siết chết ông. Uất Trì Kính Đức chạy đến hét lớn, Lý Nguyên Cát trong lúc chạy trốn bị Uất Trì Kính Đức bắn chết.

Hai ngày sau đó, dưới sự khuyên nhủ của các vị đại thần như Tiêu Vũ, Trần Thúc Đạt, Lý Uyên sáng suốt lập Lý Thế Dân làm Thái tử. Hai tháng sau, tức ngày 8 tháng 8 năm Võ Đức thứ 9 triều Đường, Lý Uyên thoái vị, xưng là Thái Thượng Hoàng đế. Ngày 9 tháng 8, Thái tử Lý Thế Dân cử hành đại lễ tại điện Đông cung Hiển Đức, đăng cơ kế vị Hoàng đế, đổi thành niên hiệu Trinh Quán.

Từ đó, mới mở ra 23 năm thái bình thịnh thế "Trinh Quán chi trị" Đường Thái Tông, khiến nhà Đường trở thành triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử.

Việc nhân đức không nhường, ngoài ta ra còn ai

Thời thế tạo anh hùng, trái phải rõ ràng trước mặt, khi gặp phải việc chính nghĩa nên làm, cần phải chủ động gánh chịu hoàn thành trách nhiệm, không nên nhượng bộ trốn tránh. Loại tinh thần can đảm dám đảm đương này, là luôn chạy xuyên suốt nhịp đập của văn hóa truyền thống phương Đông.

Khổng Tử giảng: "Đương nhân bất nhượng ư sư" (Làm việc nhân nghĩa thì không nhường thầy). Ý rằng, gặp được thời cơ có thể làm việc nhân nghĩa đạo đức, thì đối với thầy mình cũng không cần khiêm nhượng.

Thượng Thiên trao cho người nào đó, đến một thời gian đặc biệt nào đó cần làm việc gì đó, là giao phó cho người này cơ hội và vinh quang để dựng lập Uy Đức và hoàn thành sứ mệnh. Việc nhân đức không nhường ai, ngoài ta còn ai, chính là Đại Dũng. Thoát khỏi giới hạn của những quan niệm quen thuộc và cái gọi là thông thường, mới là không phụ cơ hội Trời cho, mới có thể thành tựu được điều chúng ta mong muốn.

Trung Nguyên
Theo Sound of Hope

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Thời khắc bước ngoặt lịch sử: Những vị đế vương nào đã nắm bắt cơ hội để viết lại lịch sử?