Thứ cuối cùng khiến Đường Tăng lưu luyến nhất chính là cái này!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngoài tâm sợ hãi, trước khi trở thành Phật, thứ khiến Đường Tăng lưu luyến nhất không buông bỏ xuống được, rốt cuộc là cái gì?

"Tây Du Ký" là câu chuyện về bốn thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh Kinh. Trên con đường thỉnh kinh về phía tây, Đường Tăng phải đối mặt với rất nhiều yêu quái và hiểm cảnh, thường cảm thấy rất sợ hãi. Và tâm sợ hãi này Đường Tăng vẫn luôn không buông bỏ được, mãi cho đến khi ông hoàn thành việc chuyển biến từ người thành Phật.

Vậy Phật Tổ Như Lai và các vị Chư Thần khác, đã thiết kế khó nạn cho Đường Tăng như thế nào để ông cuối cùng có thể bỏ được tâm sợ hãi này? Ngoại trừ tâm sợ hãi, trước khi trở thành Phật, thứ khiến Đường Tăng lưu luyến nhất không buông bỏ xuống được rốt cuộc là cái gì?

Tâm sợ hãi của Đường Tăng

Lại nói, Đường Tăng đi đến dưới chân Linh Sơn, Kim Đính Đại Tiên tại am Ngọc Chân tiếp dẫn thầy trò Đường Tăng vào cửa pháp môn, từ gian giữa trong quán đi xuyên qua lối cửa sau, liền nhìn thấy Linh Sơn - phúc địa của Phật giới.

Đại tiên chỉ Linh Sơn, nói:

"Thưa Thánh tăng, ngài hãy nhìn ở chỗ mây lành ngũ sắc, khí đẹp nghìn tầng đằng kia kìa. Nơi ấy là núi Linh Thứu, thắng địa của Phật tổ đấy".

Đại Thánh dẫn Đường Tăng khoan thai trèo lên núi, được chừng năm sáu dặm, nhìn thấy một dòng nước cuồn cuộn, sóng vỗ tung trời, rộng tới tám chín dặm, bốn phía tịnh không bóng người. Tam Tạng sợ hãi nói:

"Ngộ Không, chúng ta nhầm đường, hay là Đại Tiên chỉ sai chăng? Dòng sông này rộng quá, sóng đánh dữ dội, lại không có thuyền bè, làm sao qua được?"

Hành Giả cười nói:

"Không nhầm đâu! Sư phụ không nhìn thấy đằng kia có một cây cầu đó ư? Phải bước qua cầu mới thành chính quả".

Thầy trò bước tới gần xem xét, thấy một chiếc biển cắm bên cầu, trên biển đề ba chữ “Bến Lăng Vân”. Bến này nguyên chỉ có một cây cầu độc mộc. Tam Tạng hồn vía rụng rời nói:

"Ngộ Không ơi, cầu này người không đi được, chúng ta phải tìm đường khác sang thôi".

Cái tâm sợ hãi này quả là không nhỏ, nhất định phải bỏ đi, quan này phải vượt qua. Lúc này Đường Tăng chợt nhìn thấy phía hạ lưu có một người đang chèo thuyền bơi tới, bèn cất tiếng gọi to: "Lên đò! Lên đò!"

Đường Tăng mừng rỡ. Nhưng khi thuyền kia tới đến gần, Đường Tăng phát hiện hóa ra là một con thuyền không đáy. Đường Tăng lại kinh hãi nói: "Thuyền của ngài là thuyền hỏng không đáy, qua sông làm sao?"

Lúc này, Đường Tăng vẫn mang nhục thân của người thường, nhìn không ra là Phật Như Lai chèo thuyền tới đón ông, cho nên sợ hãi không dám lên thuyền. Tôn Ngộ Không quả thực đã đẩy Đường Tăng lên thuyền. Đường Tăng đứng không vững, rơi đánh ào một cái xuống nước. Phật Tổ nhanh tay đỡ lấy, dắt xuống đò. Đường Tăng vừa phủi quần áo, vừa giậm chân oán trách Ngộ Không. Phật Tổ nhẹ nhàng đẩy con đò ra. Bỗng thấy phía thượng lưu một xác người trôi xuống. Đường Tăng sợ hãi luống cuống. Xác người này chính là nhục thân của Đường Tăng bị bỏ lại, quả là:

"Thoát rồi xương cốt trần gian,
Tương thân tương ái vượt sang Niết Bàn.
Viên mãn thành Phật thỏa lòng,
Từ nay rửa sạch bụi trần lâng lâng".

Tu luyện tới bước cuối cùng muốn trở thành Phật, mỗi từng chấp trước của con người đều phải tu bỏ đi. (Ảnh: miền công cộng)
Tu luyện tới bước cuối cùng muốn trở thành Phật, mỗi từng chấp trước của con người đều phải tu bỏ đi. (Ảnh: miền công cộng)

Đồ vật mà Đường Tăng lưu luyến nhất chính là thứ này!

Đường Tăng dù khi đã có thân Phật, vẫn còn có một chấp trước ẩn tàng cần phải buông bỏ đi. Phụng lệnh của Phật Như Lai, hai vị tôn giả A Nan và Ca Diếp dẫn thầy trò Đường Tăng đi lấy Kinh Phật. A Nan, Ca Diếp dẫn Đường Tăng xem khắp tên các bộ kinh một lượt, đoạn nói với Đường Tăng:

"Thánh Tăng từ phương Đông tới đây, chắc có chút lễ vật gì biếu chúng tôi chăng? Mau đưa ra đây, chúng tôi mới trao kinh cho".

Đường Tăng nghe vậy nói: "Đệ tử là Huyền Trang, vượt đường sá xa xôi, chẳng chuẩn bị được quà cáp gì cả".

Hai vị tôn giả cười nói: "Hà! Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất!"

Vì vậy, tôn giả A Nan và Ca Diếp đã trao Đường Tăng những quyển kinh không có chữ. Nhiên Đăng Cổ Phật đứng trên gác báu, nghe mang máng có chuyện truyền kinh, và biết rõ ràng A Nan, Ca Diếp đưa cho những quyển kinh không có chữ, bèn cười thầm nói: "Các nhà sư bên cõi Đông thổ u mê, chẳng biết đó là kinh không có chữ, thật là uổng phí cả công sức Thánh tăng lặn lội!". Thế là bèn sai Bạch Hùng tôn giả cưỡi trận cuồng phong đuổi theo Đường Tăng, trổ hết thần uy gây thành một trận gió dữ dội, lấy lại những quyển kinh không có chữ ấy.

Thầy trò Đường Tăng đang đi, bỗng nghe thấy một trận gió thơm cuồn cuộn, biết là điềm lành của Phật Tổ, nên chẳng đề phòng. Lại nghe thấy một tiếng vang dội trên không trung, rồi một bàn tay thò xuống, nhẹ nhàng lấy đi tất cả những quyển kinh chất trên mình ngựa. Ngộ Không lập tức đuổi theo vun vút. Bạch Hùng tôn giả thấy Ngộ Không đuổi tới gần, bèn vội vàng xé tung cả gói kinh vứt vung xuống đất. Hành Giả thấy bọc kinh bị đứt tung rơi xuống, lại bị trận gió thơm thổi bay tứ tung, bèn hạ mây bước xuống nhặt kinh, không đuổi theo nữa. Sau đó, bốn thầy trò mới phát hiện đây đều là kinh không có chữ.

Thầy trò Đường Tăng quay trở lại gặp Như Lai, còn thưa tội A Nan và Ca Diếp. Tuy vậy, Phật Tổ không trách cứ A Nan và Ca Diếp, còn cười nói:

"Nhà ngươi cứ bình tĩnh. Việc hai người vòi lễ các ngươi ta đã biết rồi. Có điều kinh cũng không phải trao cho một cách dễ dàng, không thể lấy không được. Trước kia các Tỳ Kheo Thánh tăng xuống núi cũng đem kinh này tụng hết một lượt cho nhà trưởng giả họ Triệu ở nước Xá Vệ, giúp cho nhà ấy người sống yên ổn, kẻ chết siêu thoát, thế mà chỉ lấy có ba đấu ba bơ vàng cốm của họ mang về thôi. Ta còn bảo họ bán kinh rẻ quá, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà tiêu".

Phật Tổ lại căn dặn hai vị tôn giả đem những chân kinh có chữ, mỗi bộ chọn vài quyển trao cho Đường Tăng. Hai vị tôn giả lại đưa thầy trò tới dưới lầu ngọc gác tía, nhưng vẫn muốn Đường Tăng phải có chút lễ vật. Tam Tạng chẳng có vật gì dâng, đành bảo Sa Tăng mang ra chiếc bát vàng, hai tay dâng lên nói:

"Đệ tử xa xôi bần hàn, không chuẩn bị được thứ lễ vật gì. Chỉ có chiếc bát này đích tay vua Đường ban cho, bảo đệ tử giữ lấy dọc đường xin ăn. Nay xin kính dâng tỏ chút lòng thành, muốn xin tôn giả nhận cho. Chừng nào đệ tử về nước, tâu lên nhà vua, chắc chắn có hậu tạ. Chỉ mong tôn giả lấy chân kinh có chữ ban cho, kẻo lỡ mất lệnh vua sai và uổng công lặn lội xa xôi vất vả".

Đường Tăng đã không ý thức được rằng, Tử Kim Bát Vu vốn là chiếc bát vàng Đường Thái Tông ban tặng, nhưng đây là đồ vật của con người, cũng chính là chấp trước ẩn tàng, nhất định phải buông bỏ.

Tu luyện tới bước cuối cùng muốn trở thành Phật, mỗi từng chấp trước của con người đều phải tu bỏ đi. Mà những cái chấp trước cuối cùng này, chính là những chấp trước tồn tại lâu dài, không thể buông bỏ, hoặc là ẩn giấu không rõ ràng. Và thứ cuối cùng mà Đường Tăng lưu luyến nhất, chính là cái bình bát này!

Trung Nguyên
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Thứ cuối cùng khiến Đường Tăng lưu luyến nhất chính là cái này!