Giải mã Tây Du: Vị tiều phu bí ẩn trong "Tây Du Ký" là ai?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong tuyệt tác Tây Du Ký, người tiều phu xuất hiện ở tập đầu tiên với bóng người chỉ lóe lên một lần rồi hoàn toàn biến mất. Ông là một phu khách qua đường, hay là một vị Thần nhìn thấy tiền duyên? Trong tâm trí của nhiều người đều lưu lại sự hồi hộp khó hiểu. Mỗi lần đọc lại nguyên tác, có thể cảm giác trong câu chữ hàm chứa những ẩn ý hoàn toàn mới.

Cố nhân âm xa ngút ngàn dặm, Ai sẽ chỉ đường?

Mở đầu Hồi 8 của Tây Du Ký, Ngô Thừa Ân đã lấy một bài từ "Tô Vũ mạn" vừa thâm trầm mà lại thương cảm, nói ra rằng chúng sinh nơi hạ giới đau khổ không biết chân pháp, khó mà trở về nơi tiên thiên.

"Thử hỏi cửa thiền:
Học cầu vô số,

Cuối cùng già yếu luôn luôn

Mài gạch làm gương, Tích băng làm gạo.
Mê lầm đã được bao năm? Biển rộng bị nuốt bởi sợi lông. Tu di bị nạp vào hạt cát.
Mỉm cười ông đầu đà sắc vàng… Ngộ thì siêu tam thừa, thập địa
Ngưng trệ thì lục đạo, tứ sinh
Ai nghe hiểu,

Bên bờ thôi nghĩ viển vông. Dưới cây không bóng râm.
Tiếng cuốc kêu, ai hay xuân nhỉ?

Đường Tào Khê hiểm trở, Mây non Thứu xa xăm.
Nơi ấy tin người thân vắng tanh.
Bờ sông cao nghìn tầng, Nở hoa sen năm lá,
Điện cổ rèm buông hương thoảng nhẹ, Thời thế này,
Biết rõ từ cội nguồn,

Chỉ có Long vương tam bảo".

Hơn 400 năm trước, Ngô Thừa Ân đã nói rõ bằng bài thơ này rằng: Thế gian rất nhiều người hướng đạo, sống quãng đời còn lại, cả đời đều đang khổ cực truy tìm, nơi xa xôi thỉnh cầu vô số, kết quả lại là công dã tràng. Nhiều người đang lạc đường trong cảnh "mài gạch làm gương, tuyết đọng làm lương", làm hao mòn thời gian chí khí. Nếu như một người có thể lĩnh ngộ chân pháp chân đạo, mới có thể "lấy lông nuốt biển cả, giới nạp tu di khí khái", tách mình siêu thoát; Trái lại, sẽ ngưng trệ trong Lục Đạo Luân Hồi không ngừng trầm luân. Thế nhân lạc đường, tựa như bước lên con đường nguy hiểm, mê tại thứu lĩnh xa xôi, tìm không thấy đường về; Tựa như cố nhân đi xa, một đi không trở lại, xa ngút ngàn dặm không có tin tức.

Bởi vậy, một người đang giãy giụa khổ sở vì lạc đường, nếu có thể gặp được người chỉ đường, sẽ cảm thấy vô cùng may mắn.

Như vậy, trong Tây Du Ký, người đầu tiên chỉ đường cho Ngộ Không, giúp Ngộ Không tiến vào cánh cửa tu luyện là ai?

thử giải tây du ký
Bởi vậy, một người đang giãy giụa khổ sở vì lạc đường, nếu có thể gặp được người chỉ đường, sẽ cảm thấy vô cùng may mắn. (Ảnh chụp màn hình phim Tây Du Ký 1986 | Tập 1)

Đạo tâm nảy sinh, tìm Tiên học Đạo

Ngộ Không sau khi sinh ra, tại Hoa Quả Sơn tiêu dao tự tại, khờ dại hưởng lạc trải qua ba trăm đến năm trăm năm. Một ngày, lúc Hầu Vương cùng đàn khỉ vui vẻ yến tiệc, bỗng nhiên trở nên phiền não, nước mắt giàn giụa.

Hầu vương nói:

– Ngày nay tuy không phải theo pháp luật của vua chúa, không sợ oai quyền của thú muông, nhưng một mai tuổi già sức yếu, lão Diêm vương vẫn ngấm ngầm quản lý. Một ngày kia chết đi, chẳng hóa uổng công sinh ở thế gian, không được hưởng mãi phúc trời ư?

Lũ khỉ nghe nói như thế, con nào con nấy cúi đầu che mặt khóc thút thít, lo sợ về nỗi vô thường.

Bỗng trong ban bệ, một con vượn lưng thẳng nhảy ra, lớn tiếng thưa rằng:

– Đại vương biết lo xa như thế, vậy là đạo tâm thực đã khai phát rồi đấy. Hiện nay ngoài năm giống thì có ba bậc danh sắc là không bị Diêm vương cai quản.

Hầu vương nói:

– Nhà ngươi có biết ba bậc ấy không?

Con vượn thưa:

– Đó là ba bậc: Phật, tiên và thần thánh, thoát khỏi luân hồi, không sinh không diệt, thọ ngang cùng trời đất, núi sông.

Hầu vương nói:

– Ba bậc ấy ở đâu?

Con vượn thưa:

– Họ ở ngay trong thế giới Diêm phù này những nơi động cổ, núi tiên.

giải tây du ký 2
Ngày mai ta sẽ từ giã các ngươi xuống núi, đi khắp góc biển chân trời. (Ảnh chụp màn hình phim Tây Du Ký 1986|Tập 1)

Hầu vương nghe nói, trong lòng thỏa mãn vui mừng nói rằng:

– Ngày mai ta sẽ từ giã các ngươi xuống núi, đi khắp góc biển chân trời, quyết tâm tìm cho được ba đấng ấy, học lấy phép sống mãi không già, để tránh nạn Diêm vương.

Hầu Vương lo xa, đạo tâm liền mở rộng. Vậy là, Hầu Vương quyết ý đi khắp trùng dương, tìm kiếm thần phật tiên nhân, học lấy phép trường sinh bất lão. Hôm sau, Mỹ hầu vương dậy sớm, truyền lệnh:

– Các con hãy đi lấy một ít cây thông khô, đóng một cái bè, chặt cây tre làm sào chống, nhặt nhạnh ít hoa quả, để ta làm thức ăn đi đường.

Rồi một mình Hầu vương xuống bè, ra sức chèo chống, lênh đênh thẳng hướng biển cả mà đi. Thuận chiều gió nên chẳng bao lâu bè giạt vào địa giới Nam Thiệm Bộ Châu. Hầu Vương xuyên Trường Thành, qua huyện nhỏ, đi khắp phố xá chợ búa học lễ, học tiếng người, ngày ăn tối ngủ, một lòng dò hỏi đạo Phật tiên thần thánh, tìm phương thuật trẻ mãi không già, nhưng nào đâu có kết quả gì. Trong mắt của Hầu Vương, Nam Thiệm Bộ Châu toàn là hạng người đua tranh danh lợi, không có một ai lo lắng mệnh thân.

Thời gian tám, chín năm trôi qua trong chớp mắt. Một ngày, Hầu Vương bỗng nhiên có linh cảm, nghĩ bụng ngoài biển nhất định có thần tiên. Bèn tự mình đóng bè, vượt qua Tây Hải, thẳng tới địa phận Tây Ngưu Hạ Châu. Thế là lại lần nữa chuẩn bị xuống biển, lần nữa lái bè gỗ đơn sơ vượt qua biển cả, đi vào Tây Ngưu Hạ Châu.

giải tây du ký 3
Hang động Đôn Hoàng lưu lại các bức tranh tường Vua khỉ từ thế kỷ thứ 9. (Ảnh: Wikipedia)

Tiều phu chỉ đường, Ngộ Không nhập môn

Trong mắt Như Lai, Tây Ngưu Hạ Châu không có tham lam giết chóc, là nơi hàm dưỡng linh khí. Người nơi này mặc dù không nhiều, nhưng đều là người rất trường thọ.

Hầu Vương sau khi tới địa phận Tây Ngưu Hạ Châu, nhìn thấy nơi đây cảnh trí núi cao xinh đẹp, rừng lộc tĩnh mịch. Hầu Vương chợt nhìn thấy một tòa núi kia, khắp nơi trên đất là kỳ hoa dị thảo, tu trúc kiều Tùng, linh chi phong lan xinh đẹp sinh trưởng.

Hầu Vương bị cảnh đẹp trước mắt hấp dẫn, chẳng sợ lang sói, hùm beo, trèo lên tận đỉnh núi quan sát. Đang ngồi xem xét, Hầu vương chợt nghe thấy trong rừng sâu có tiếng người, cẩn thận nghe xong, nguyên lai là có người đang hát. Tiếng ca trong trẻo da diết, đi thẳng vào nội tâm.

Hát rằng:

Xem cơ mục cán rìu rồi,
Chặt cây chan chát trên đồi cây xanh.
Cửa hang lững thững mây lành,
Bán củi mua rượu thỏa tình say sưa.
Đêm thu trời biếc sao thưa,
Gối cây nằm khểnh, hững hờ ngắm trăng.
Vô tư đánh một giấc nồng,
Sáng rồi ta lại vào rừng chặt cây.
Chiều về một gánh trên vai,
Nghêu ngao giữa chợ đổi vài thúng ngô.
Thời giá vẫn rẻ như xưa
Lường thưng tráo đầu lọc lừa làm chi.
Mặc vinh nhục, kệ thị phi,
Ung dung điềm đạm ta thì sống lâu
Gặp nhau: Phật đạo phép mầu
Bình tâm tĩnh tọa giảng câu “Hoàng đình”

Hầu vương vừa nghe xong, thấy trong lòng phấn chấn nghĩ: “Hóa ra thần tiên ẩn ở đây” vội vàng đi vào bên trong, nhìn kỹ thấy có một người tiều phu đang giơ rìu chặt củi, ăn mặc khác thường.

Thử giải Tây Du
Hầu vương nói chuyện với người tiều phu. (Ảnh chụp màn hình phim Tây Du Ký 1986|Tập 1)

Hầu vương đến gần nói:

– Xin kính chào lão thần tiên.

Người kiếm củi vội vàng quăng búa, quay người lại đáp lễ:

– Không dám, không dám! Tôi là người vụng về, ăn mặc lôi thôi chẳng dám nhận hai tiếng “thần tiên”.

Người tiều phu nói cho Hầu Vương biết:

– Chẳng giấu gì bác, bài hát đó tên là “Mãn đình phương” của một vị thần tiên dạy cho tôi. Vị ấy là hàng xóm của tôi. Ngài thấy tôi công việc vất vả, lại hay buồn phiền, bèn dạy cho tôi, và dặn rằng: “Khi nào buồn phiền thì hát bài ấy, một là giải trí, hai là hết khổ”. Hôm nay tôi có điều lo lắng, lòng dạ buồn phiền nên mới hát bài ấy, không ngờ bác lại nghe được.

Hơn nữa, người tiều phu còn chỉ cho Hầu Vương nơi ở của thần tiên.

– Gần thôi, gần thôi. Núi này gọi là “Linh Đài Phương Thốn”. Trong núi có động “Tà Nguyệt Tam Tinh”. Trong động có vị thần tiên tên gọi Tu Bồ Đề tổ sư. Vị sư ấy có rất nhiều đồ đệ, nay vẫn còn khoảng ba bốn chục người tu hành. Nhà bác cứ đi theo con đường mòn này, thẳng hướng Nam khoảng bảy, tám dặm là đến nơi.

Cổ nhân Trung Quốc đem "linh đài", "phương thốn" nói thành Tâm, mà Tà Nguyệt Tam Tinh Động cũng là một chữ Tâm, ngụ ý rằng chỉ có hướng tâm mà tu sửa, thì mới có thể tu thành.

Sau khi được tiều phu chỉ dẫn, Hầu Vương tiến vào Tam Tinh Động bái Bồ Đề tổ sư làm sư phụ, từ đó bước trên con đường hành, kéo theo hàng loạt câu chuyện kỳ ​​thú sau này. Ngộ Không có bản lĩnh hàng yêu trừ ma được Bồ Đề tổ sư truyền dạy, về sau trên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh hết sức giúp đỡ Đường Tăng, đại triển thần thông.

thử giải tây du 02
Sau khi được tiều phu chỉ dẫn, Hầu Vương tiến vào Tam Tinh Động bái Bồ Đề tổ sư làm sư phụ, từ đó bước trên con đường hành. (Ảnh chụp màn hình phim Tây Du Ký 1986|Tập 1)

Thế ngoại cao nhân, Cũng phàm cũng Thánh

So với 100 hồi của cuốn tiểu thuyết, đoạn viết về người tiều phu cực kỳ ngắn ngủi, cũng dễ dàng bị độc giả bỏ qua. Nhìn từ mặt chữ mà Ngô Thừa Ân mô tả về người tiều phu, mọi người sẽ cho rằng ông là một người con hiếu dưỡng mẫu thân, không muốn xuất gia hồng trần tục tử. Có thể thấy điều này qua đoạn đối thoại với Hầu Vương:

Hầu vương nói:

– Nhà ông ở cạnh thần tiên, sao ông không chịu theo họ tu hành, để học lấy phép trẻ mãi không già, chẳng tốt lắm ư?

Người kiếm củi nói:

– Tôi cả đời khổ cực, từ nhỏ, nhờ ơn cha mẹ nuôi nấng, đến năm tám, chín tuổi mới hơi biết việc đời. Chẳng may bố chết, mẹ ở góa, lại không có anh em, chỉ có một mình tôi, tôi chẳng biết làm gì, chỉ biết sớm tối trông nom mẹ. Giờ đây mẹ tôi già rồi, tôi chẳng dám đi đâu. Ruộng vườn bỏ hoang, ăn mặc chẳng đủ, hàng ngày chỉ biết kiếm củi đem ra chợ bán lấy mấy đồng, đong vài đấu gạo, mang về thổi cơm nấu nước phụng dưỡng mẹ già. Vì thế, tôi không tu hành được.

Nhưng nếu đọc kỹ, sẽ có nhiều điều bất ngờ khiến người đọc phải đặt ra nghi vấn về thân thế của người tiều phu.

thử giải tây du ký 03
Nhiều điều bất ngờ khiến người đọc phải đặt ra nghi vấn về thân thế của người tiều phu. (Ảnh chụp màn hình phim Tây Du Ký 1986|Tập 1)

Hầu Vương đản sinh tại Hoa Quả Sơn. Theo Tây Du Ký miêu tả, Hoa Quả Sơn chính là mạch tổ của mười châu, là nơi trăm sông giao hội, đứng sừng sững từ lúc đất trời mới chia trong đục, hình thành từ thuở thế giới vẫn hồng hoang.

Tảng đá Tiên trên đỉnh núi ở Hoa Quả Sơn nứt đôi, bởi vậy Ngộ Không được sinh ra. Ngộ Không sinh ra đã mang theo thần thông, hai mắt phóng xạ hào quang chiếu sáng, một mực phóng tới chỗ Linh Tiêu Bảo Điện của Ngọc Đế, kinh động đến chúng thần trong thiên giới. Có thể thấy, Ngộ Không không phải phàm thai nơi phàm giới, và Hoa Quả Sơn cũng đương nhiên không phải là chốn bình thường nơi nhân gian.

Ngộ Không đang trong quá trình khổ cực tìm Đạo thì gặp được tiều phu. Tiều phu tự xưng là hàng xóm của Bồ Đề tổ sư. Bồ Đề tổ sư chính là:

Phương Tây diệu tướng Bồ Đề tổ sư.
Không sinh diệt, đức cao xa,
Thần tròn khí vẹn rất là từ bi.
Chân như bản tính an vi.
Tự nhiên không tịch, tùy nghi biến dời.
Trang nghiêm thọ sánh đất trời,
Pháp sư muôn kiếp sáng ngời là đây.

Có thể nói năng lực và đạo hạnh của Bồ Đề tổ sư không thua gì Phật Đà. Tiều phu có thể là hàng xóm của một vị thần tiên như vậy, thì nhất định là ở nơi thần giới, mà không phải người phàm.

Người bình thường nhìn thấy tướng mạo của Ngộ Không thì hơn phân nửa đều bị dọa đến xương mềm gân tê dại, trốn ở phía sau giường không dám ra. Nhưng tiều phu thì hoàn toàn ngược lại, một chút cũng không sợ, hơn nữa còn cười và nói chuyện cùng Ngộ Không.

Ngộ Không sinh ra ở Hoa Quả Sơn, địa vị vốn không nhỏ, nhưng vì tầm tiên phóng đạo vẫn phải trải qua một phen khó khăn trắc trở. Ngộ Không vất vả tìm kiếm con đường giải thoát, còn tiều phu dễ như trở bàn tay liền nói cho hắn biết về động phủ của Bồ Đề tổ sư. Nếu như một kẻ phàm nhân, làm sao có thể hiểu rõ nơi chốn của thần tiên như thế?

thử giải tây du ký 32
Nếu như một kẻ phàm nhân, làm sao có thể hiểu rõ nơi chốn của thần tiên như thế? (Ảnh chụp màn hình phim Tây Du Ký 1986|Tập 1)

Lúc này Ngộ Không còn chưa bước trên con đường tu hành, vậy mà tiều phu đã không cần tu hành, lại tự tại làm hàng xóm của thần tiên. Một tiều phu như thế lẽ nào là hạng người bình thường? "Mặc vinh nhục, kệ thị phi, Ung dung điềm đạm ta thì sống lâu; Gặp nhau: Phật đạo phép mầu; Bình tâm tĩnh tọa giảng câu 'Hoàng đình'” - Từ những ca từ này cũng mơ hồ để lộ ra cảnh giới của người tiều phu.

Bề ngoài mà nhìn thì thấy tiều phu giống như phàm phu tục tử, làm những công việc bình thường như đốn củi mua gạo, nhóm lửa nấu cơm, hiếu dưỡng mẹ già, nhưng lại là người cực kỳ khiêm tốn kiệm lời, lễ nghĩa chu toàn. Tiều phu dù đã siêu thoát vinh nhục, không màng danh lợi vĩnh sinh, cũng không tự nhận mình là hai chữ "thần tiên". Có thể thấy rằng, từ một góc độ khác, Tây Du Ký đã nói cho chúng ta biết một vị cao nhân chân chính phải có tâm thái như thế nào.

(Ghi chú: Trong bài có sử dụng Bản dịch tiếng Việt tác phẩm Tây Du Ký của dịch giả Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh).

An Nhiên
Theo Epoch Times

Văn hoá Văn học


BÀI CHỌN LỌC

Giải mã Tây Du: Vị tiều phu bí ẩn trong "Tây Du Ký" là ai?