Thuận theo tự nhiên, đức lớn của Trời Đất là sinh thành, dưỡng dục

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhân loại đang đứng trước nguy cơ nguy hiểm chưa từng có, "Nguy cơ sự sống trên trái đất bị phá hủy bởi một thảm họa đang gia tăng" (Hawking). Trí tuệ Kinh Dịch hé mở con đường sống cho con người.

Hệ Từ Hạ trong Kinh Dịch viết: "Đức lớn của Trời Đất là sinh thành dưỡng dục".

Hệ Từ Thượng viết: "Dịch có Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái định ra hung cát, hung cát sinh ra đại nghiệp".

Hệ Từ Thượng viết: "Sinh mệnh sinh sôi nảy nở biến đổi không ngừng gọi là Dịch"

Thoán Truyện viết: "Trời đất sinh thành nuôi dưỡng vạn vật, Thánh nhân dưỡng dục hiền nhân và muôn dân".

Chúng ta khi thảo luận tất cả các vấn đề thì có một tiền đề, đó là "Sinh tồn".

Quốc vương nước Pháp Louis XV đã nói một câu để lại tiếng xấu muôn đời rằng: "Sau khi ta chết, mặc kệ hồng thủy ngút trời".

Câu nói này nghe có vẻ xấu xí, vô trách nhiệm, nhưng đó là sự thực. Nếu nhân loại không tồn tại, đều bị tuyệt diệt, thế thì dù cho khoa học thế nào, trí tuệ ra sao cũng đều vô nghĩa, cả vũ trụ mênh mông kia cũng vô nghĩa. Vậy với nhân loại thì ý nghĩa nhất chính là sự tồn tại.

Cũng có rất nhiều người luôn cảm thấy bối rối và bất lực trước câu hỏi: "Con người sống để làm gì? Ý nghĩa của sinh mệnh là gì?".

"Con người sống để làm gì? Ý nghĩa của sinh mệnh là gì?".
"Con người sống để làm gì? Ý nghĩa của sinh mệnh là gì?". (Ảnh: Pixabay)

Ý nghĩa chính là bản thân sự sống, sống tốt mỗi ngày, hoàn thiện sinh mệnh, tìm về cội nguồn của sinh mệnh.

Thánh nhân giảng: Vũ trụ khởi nguồn từ một nguồn gốc, nguồn gốc này chính là Thái cực, Thái cực sinh ra Lưỡng nghi âm dương, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Tứ tượng ứng với tứ phương, tứ thời. Thực ra Tứ tượng là lũy thừa bậc 2 của Lưỡng nghi, và Bát quái là lũy thừa bậc 3 của Lưỡng nghi. Cứ như thế phát triển không ngừng, sinh ra vạn vật vạn tượng trong vũ trụ.

Tư tưởng Kinh Dịch của Nho gia hoàn toàn tương đồng với Đạo gia: "Thiên hạ vạn vật sinh ra từ "hữu", "hữu" sinh ra từ "vô"; "Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật".

Cho dù diễn giải luận thuật khác nhau nhưng về cơ bản là: Vũ trụ không ngừng sinh trưởng và phát triển. Khoa học hiện đại cũng phát hiện ra rằng, vũ trụ đang giãn nở.

Sinh trưởng và phát triển chính là tồn tại và phát triển, mà phát triển cũng phải dựa trên sự tồn tại. Thế nên bất kể cái gì có lợi cho sự tồn tại thì cần phải được giữ gìn và phát triển.

Nhân loại ngày nay đang đối mặt với cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm từ không khí, đất đai, nguồn nước, sông hồ, đại dương, cho đến các sản phẩm gia dụng và nguồn lương thực thực phẩm. Tất cả chỉ vì lòng tham của con người, muốn "cải tạo thiên nhiên", "nhân định thắng Thiên", chạy theo ham muốn vật chất vô cùng vô tận của mình.

Hàng nghìn hàng vạn năm qua, trái đất vẫn còn trong lành và đầy đủ nguồn tài nguyên thiên thiên cho con người sống bền vững, lâu dài, thì chỉ trong vòng một vài trăm năm nay, lòng tham lam, độc ác và khinh nhờn, ngạo mạn của con người đã tàn phá, tận diện hầu như tất cả, tương lai sinh tồn của con người đang đứng trước bờ tuyệt diệt.

Nhà khoa học, nhà vật lý lý thuyết và nhà vũ trụ học hàng đầu thế giới Stephen Hawking đã cảnh báo: "Nguy cơ sự sống trên trái đất bị phá hủy bởi một thảm họa đang gia tăng, ví như: Sự nóng lên của trái đất đột ngột xấu đi; chiến tranh hạt nhân; virus biến đổi gen; và thậm chí cả những nguy hiểm khác mà chúng ta chưa biết".

Nguy cơ sự sống trên trái đất bị phá hủy bởi một thảm họa đang gia tăng,
Nguy cơ sự sống trên trái đất bị phá hủy bởi một thảm họa đang gia tăng. (Ảnh: Pixabay)

Để sinh tồn, tồn tại lâu dài trên trái đất thì con người cần phải thuận theo tự nhiên. Lão Tử nói: "Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên".

Con người sống trên trái đất, do đó phải thuận theo quy luật vận hành tự quay của trái đất, tức sinh hoạt thuận theo lẽ âm dương, ngày đêm (lưỡng nghi). Trái đất lại quay xung quanh mặt trời, nên cuộc sống con người cũng cần phải thuận theo của sự vận hành của trái đất quanh quanh mặt trời, tức là thuận theo bốn mùa thay đổi tuần hoàn (tứ tượng). Hệ mặt trời lại lại quay quanh Ngân Hà, Ngân Hà lại quay quanh tiểu vũ trụ (cụm thiên hà), tiểu vũ trụ lại quay quanh vũ trụ... Khoa học hiện nay vẫn chưa nghiên cứu ra vũ trụ có biên hay không, nếu có biên thì ngoài vũ trụ là cái gì? Còn có vũ trụ khác không? Liệu có hàng tỷ vũ trụ để hợp thành đại vũ trụ không? Đại vũ trụ có biên không? Ngoài đại vũ trụ là gì?...

Trái đất mà nhân loại đang sinh tồn chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ bao la, nữa là con người, càng nhỏ bé không đáng kể gì. Vậy nên con người cần biết khiêm nhường, kính sợ, thuận theo Đạo, thuận theo tự nhiên thì mới có thể trường tồn. Bởi vì "Đức lớn của Trời Đất là sinh thành và dưỡng dục", nếu con người biết thuận theo trời đất, thuận theo tự nhiên, trân quý vạn vật thì đó chính là điều mà người xưa nói: "Trời không tuyệt đường sống của con người", trừ phi tự con người làm trái lại với đạo lý của trời đất, thì đó là "tự mình đoạn tuyệt đường sống của mình".

Trung Hòa



BÀI CHỌN LỌC

Thuận theo tự nhiên, đức lớn của Trời Đất là sinh thành, dưỡng dục