Thực hư câu chuyện: Sống chết có mệnh, phú quý tại trời?

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Người ta thường cho rằng mọi chuyện ở nhân gian đều là kết quả do bản thân làm nên; kỳ thực dường như trong vô minh, phú quý sinh tử đều đã có định số, con người chỉ cần thuận theo ý trời mà hành xử ấy mới là tốt nhất...

Câu chuyện về 500 quan tiền của Uất Trì Cung

Uất Trì Cung (tự là Kính Đức) là một trong 24 vị công thần có công khai quốc dưới thời vua Đường Thái Tông.

Năm 74 tuổi Kính Đức qua đời tại quê nhà, lấy hiệu là “Trung Thức”.

Khi còn trẻ ông kiếm sống bằng nghề rèn sắt và được tiên đoán sau này sẽ có phú quý.

Có câu chuyện kể rằng: Vào những năm cuối thời nhà Tuỳ, một thư sinh sống ở Thái Nguyên, vì nhà nghèo, chỉ biết dạy học sống tạm qua ngày. Nơi ở của cậu thư sinh cách kho bạc của quan phủ rất gần. Một hôm, anh ta phát hiện một lỗ huyệt có thể vào trong kho bạc, nên liền theo đó mà lén trộm vào trong. Trong kho bạc có tới mấy vạn quan tiền, không tránh khỏi sự mê hoặc, người thư sinh định lấy một số tiền ra ngoài.

Khi vừa định lấy tiền mang đi, bỗng nhiên một chiến binh mặc áo giáp vàng với vũ khí cầm trong tay xuất hiện trước mặt anh ta, nói rằng: “Nếu anh muốn lấy tiền này, có thể đến chỗ của Uất Trì Kính Đức xin ông ấy viết cho một giấy vay tiền, đây đều là tiền của vị ấy”.

Vị thư sinh không biết Kính Đức là ai, do đó đã đi dò hỏi khắp nơi nhưng cũng không tìm thấy. Cuối cùng anh nghe nói ở làng kia có một người làm nghề rèn sắt tên Kính Đức, nên quyết định đến đó hỏi thăm. Đến nơi chỉ thấy một người đàn ông đầu tóc rối bù đang tất bật gõ búa. Vị thư sinh kiên nhẫn đợi cho tới lúc ông ta nghỉ ngơi rồi đến trước mặt bái kiến. Uất Trì không hiểu chuyện gì đang diễn ra, ngạc nhiên hỏi vị thư sinh lý do gặp mặt.

Thư sinh nọ nói: “Nhà tôi rất nghèo, nhà ngài lại giàu có như vậy, có thể cho tôi mượn 500 quan tiền được chứ?” Uất Trì Kính Đức nghe xong rất tức giận nói: “Tôi làm nghề rèn sắt, sao lại nói rất giàu có được chứ, cậu đang mỉa mai tôi đúng không?”

một chiến binh mặc áo giáp vàng với vũ khí cầm trong tay xuất hiện trước mặt anh ta, nói rằng: “Nếu anh muốn lấy tiền này, có thể đến chỗ của Uất Trì Kính Đức xin ông ấy viết cho một giấy vay tiền, đây đều là tiền của vị ấy”.
“Nếu anh muốn lấy tiền này, có thể đến chỗ của Uất Trì Kính Đức xin ông ấy viết cho một giấy vay tiền, đây đều là tiền của vị ấy”. (Ảnh: Shutterstock).

Vị thư sinh trả lời: “Nếu ngài thương tôi, chỉ cần viết cho tôi một giấy mượn tiền là được, ngày sau ngài sẽ biết chuyện là thế nào”.

Không còn cách nào, Uất Trì liền viết một giấy vay nợ cho người thư sinh với nội dung: “Cho vay 500 quan tiền vào ngày hôm nay”, và điền thêm ngày, tháng, năm lập khế ước. Cuối cùng ký tên của mình vào phía dưới.

Người thư sinh vui mừng bái lạy Uất Trì rồi cầm giấy ghi nợ ra đi.

Vài người anh em thợ rèn khi ấy cũng đang làm cùng Uất Trì chứng kiến cảnh nọ thảy đều thi nhau vỗ tay cười lớn, cho rằng: "tên thư sinh kia thật là hoang đường".

Người thư sinh quay trở lại kho bạc, đưa giấy ghi nợ cho chiến binh sắt xem. Xem xong, chiến binh cười nói: “Điều ta muốn chính là cái này”, sau đó bèn lấy 500 quan tiền đưa cho thư sinh nọ.

Sau này, bằng sự can đảm và sức mạnh hơn người, Uất Trì được biết đến với vai trò là một võ tướng và công thần khai quốc dưới thời vua Đường Thái Tông, lập được rất nhiều công lao lớn.

Về già ông xin từ quan về quê sinh sống. Để báo đáp công ơn với triều đình, vua Đường ban cho ông rất nhiều tiền thưởng, ngoài ra còn có tài sản là một kho bạc chưa được tiết lộ.

Uất Trì Kính lệnh cho người kiểm tra số tiền trong kho thì phát hiện thiếu 500 quan tiền. Vừa lúc ông hạ lệnh trừng phạt người trông coi kho bạc, đột nhiên phát hiện một mảnh giấy trên sàn nhà. Uất Trì xem qua liền nhận ra chính là giấy nợ đã viết cho cậu thư sinh kia hồi mình còn làm nghề rèn sắt.

Đến vài ngày sau, Uất Trì vẫn không khỏi kinh ngạc. Ông phái lính đi tìm người thư sinh. Sau khi tìm thấy, người thư sinh đó liền kể lại toàn bộ câu chuyện cho Uất Trì nghe. Uất Trì bèn ban hậu lễ tạ ơn anh ta và lấy số tiền trong kho bạc đem phân phát cho những người bạn trước đây của mình.

Uất Trì Kính Đức kinh ngạc không hiểu vì sao vị thư sinh kia lại biết trước để vay tiền của mình tại thời điểm ông còn rất nghèo.
Uất Trì Kính Đức kinh ngạc không hiểu vì sao vị thư sinh kia lại cầu xin viết khế ước vay tiền của mình tại thời điểm ông còn rất nghèo. (Ảnh: Shutterstock).

Chuyện người đưa thư được thăng quan

Ngụy Trưng là một nhân vật nổi tiếng trong sử sách Trung Hoa, ông cũng được xem là vị giám quan nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Khi đó, bên cạnh Ngụy Trưng có hai người chủ quản giúp ông lo xử lý những việc vặt. Một hôm Ngụy Trưng làm việc đến tận đêm khuya, vừa mới định đi ngủ thì nghe thấy hai người thuộc hạ nói chuyện với nhau qua cửa sổ. Một người nói: “Chức quan của chúng ta đều là do ngài Ngụy Trưng quyết định”.

Người kia lại nói: “Là do Trời quyết định”.

Ngụy Trưng nghe xong, liền viết một lá thư, đưa cho người thuộc cấp vừa nói câu: “Chức quan là do Nguỵ Trưng cấp cho” và bảo anh ta đem thư đến Thị Lang Phủ, trong thư viết: “Hãy cấp một chức quan tốt cho người này”.

Tuy nhiên, anh này vừa ra khỏi phủ liền cảm thấy rất khó thở, không thể đi tiếp. Do đó đã đưa bức thư nhờ người bạn vừa nói “Là do trời định” đi giao hộ.

Ngày hôm sau, Thị Lang Phủ sau khi xem xét nội dung thư xong, liền thăng chức cho người nói “Là do trời định”. Ngụy Trưng thấy rất kỳ lạ, liền hỏi hai người thuộc hạ xem đã xảy ra chuyện gì. Hai người thuật lại câu chuyện chi tiết cho Ngụy Trưng nghe.

Nghe dứt lời xong, ông cảm thán: “Quan chức bổng lộc quả đúng là do Trời cấp rồi!”.

Thu Hà (biên dịch).
Theo: epochtimes.com



BÀI CHỌN LỌC

Thực hư câu chuyện: Sống chết có mệnh, phú quý tại trời?