Tiên Giác Tăng: Vân du khắp thiên hạ để tìm Đại Pháp, minh sư

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa nói: "Tu luyện nhỏ ở núi rừng sâu, tu luyện lớn ở chốn thế gian". Có lẽ muốn tìm chân Pháp chân Đạo thì không nhất thiết phải xuất gia, mà chính là ở trong cõi hồng trần cuồn cuộn, tĩnh lặng tu hành cũng có thể ngộ được ý nghĩa đích thực của sinh mệnh...

Sách "Khách song nhàn thoại" của Ngô Sí Xương đời Thanh có ghi chép một câu chuyện về Tiên Giác Tăng.

Phu nhân của Lục Thái thú - thái thú Sóc Bình, vốn là người sùng Phật, bà thỉnh tượng Bồ Tát điêu khắc bằng ngọc về và thường xuyên thành tâm tụng kinh niệm Phật. Khi Thái thú đến tuổi trung niên thì phu nhân lại sinh một quý tử. Tiểu công tử từ nhỏ đã ăn chay, đến khi 3, 4 tuổi thì theo mẫu thân lễ bái tượng Phật, Bồ Tát, nghe tiếng tụng kinh niệm Phật thì rất vui mừng. Nhà họ Lục đưa cậu đến trường tư thục học, cậu nhắm mắt ngồi tĩnh tọa. Thầy đồ thấy cậu tuổi quá nhỏ nên không nhẫn tâm trách phạt. Khi tiểu công tử lên 8 tuổi, Thái thú ép cậu phải ăn thịt, cậu vừa nuốt miếng thịt liền nôn ọe, thổ hết tất cả ra.

Tiểu công tử chán cõi phàm trần. Một hôm lấy 80 lạng bạc của mẫu thân rồi đi thẳng lên núi Ngũ Đài. Từ nhà đến núi Ngũ Đài rất xa, một ngày không thể đi đến được. Tiểu công tử bái lễ các tăng nhân, cầu xin được xuống tóc xuất gia. Các tăng nhân không biết lai lịch cậu nên không dám tự tiện thu nạp, thế là cậu đi đến từng tăng nhân đang tọa thiền để bái lễ. Trong số đó có một hòa thượng vân du, là người đồng hương với cậu, cảm thương cậu tuổi nhỏ xuất gia, không nơi nương tựa nên đã nguyện ý đưa cậu trở về làng. Tiểu công tử vẫn khổ sở van nài xin được xuất gia làm tăng, vậy là tăng nhân vân du bèn dẫn cậu đến núi Thiên Thai.

Tiểu công tử vẫn khổ sở van nài xin được xuất gia làm tăng, vậy là tăng nhân vân du bèn dẫn cậu đến núi Thiên Thai.
Tiểu công tử vẫn khổ sở van nài xin được xuất gia làm tăng, vậy là tăng nhân vân du bèn dẫn cậu đến núi Thiên Thai. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Ở núi Thiên Thai, tiểu hòa thượng chính thức cạo đầu quy y, pháp danh là Tiên Giác. Sư phụ của Tiên Giác truyền thụ cho cậu những Pháp chỉ bí mật. Tiên Giác cần mẫn tinh tấn tu hành. Đến năm 18 tuổi, cậu thường nhập định thâm sâu, thời gian nhập định có khi lên đến mấy chục ngày. Sau khi được y bát độ điệp, Tiên Giác cáo biệt sư phụ ra ngoài đi vân du.

Tiên Giác đến chùa Linh Ẩn, gặp một tăng nhân kỳ dị. Người này không câu nệ nói cười, ngày ngày làm việc tạp vụ như nổi lửa nấu cơm... Trông thấy Tiên Giác, ông ta liền chủ động mời đến phòng của ông. Vị tăng nhân tự xưng là người thời Đại Đường, đến nay đã trải qua hơn ngàn tuổi rồi. Bởi vì ông ta phát nguyện nấu cơm cho ức vạn tăng nhân, do đó tự nguyện đến nhà bếp làm tạp vụ. Tăng nhân kỳ lạ nói với Tiên Giác rằng: "Ta với cậu có tiền duyên, do đó nói cho cậu biết, nơi này không phải là nơi tu hành của cậu. Cậu đi về phía bắc là tốt nhất". Tiên Giác khẩn cầu ông ta chỉ điểm cho một chút, tăng nhân kỳ lạ nói: "Ngoài nấu bếp ra thì ta chẳng có gì có thể truyền cho cậu được".

Tiên Giác nghe theo lời dạy bảo của ông ta và chuẩn bị ra đi. Đúng lúc đó thì cậu ta gặp người hầu của gia đình. Người hầu nói: "Lão gia và phu nhân đều đã qua đời rồi. Khi lão gia còn sống đã định việc hôn nhân cho công tử, muốn công tử sau này lấy con gái của Phùng Ngự sử. Ngày nay tiểu thư nhà họ Phùng cũng đã trưởng thành, nhà họ Phùng cũng đã thúc giục mấy lần rồi, muốn công tử thành hôn. Do đó đại công tử mới sai gia bộc trong nhà đi khắp nơi tìm tiểu công tử".

Tiên Giác nghe theo lời dạy bảo của ông ta và chuẩn bị ra đi. Đúng lúc đó thì cậu ta gặp người hầu của gia đình.
Tiên Giác nghe theo lời dạy bảo của ông ta và chuẩn bị ra đi. Đúng lúc đó thì cậu ta gặp người hầu của gia đình. (Ảnh: Miền công cộng)

Tiên Giác nghe tin cha mẹ đã mất thì không nén nổi đau buồn khóc lớn, thế là cậu theo người hầu trở về nhà. Huynh trưởng khuyên cậu mau hoàn thành hôn ước. Ngày tân hôn, Tiên Giác nói với tiểu thư nhà họ Phùng rằng: "Tôi phải kết mối nhân duyên này với nàng, đây là mệnh đã chú định. Nhưng tôi đã phát nguyện tu hành, ở lại đây cũng không có ý nghĩa gì. Sau khi tôi ra đi, cô muốn đi hay ở thì do cô quyết định".

Phùng tiểu thư cũng không níu kéo cậu, nàng nói: "Thiếp cũng biết việc này rất lâu rồi, thiếp cũng nguyện ý quy y Phật Pháp".

Sau khi Tiên Giác truyền thụ Thiền Pháp cho nàng liền ra đi, đem theo bức tượng Bồ Tát bằng ngọc mà mẫu thân để lại.

Tiên Giác nhằm hướng bắc thẳng tiến, đến chùa Tây Vực ở Yên Sơn. Thấy động đá ở đây thanh tĩnh, thế là Tiên Giác thuận theo dây leo đu xuống, ngồi tọa thiền dựa vách đá. Hàng ngày, người trong chùa đến đưa thức ăn cho cậu. Cứ như thế Tiên Giác đã ngồi tĩnh tọa được 2 năm. Một hôm, Tiên Giác bỗng nghe thấy tiếng sấm vang rền, cả núi rừng đều rung động. Cậu thấy một con trăn lớn thò đầu vào muốn ăn thịt mình. Tiên Giác ngưng Thần nín thở, lặng yên lắng nghe. Trong khoảnh khắc, con mãng xà biến mất. Ngày hôm sau cũng lại như thế. Trong lòng thầm nghĩ, duyên phận với nơi này hết rồi, thế là Tiên Giác ra khỏi hang đá đi vào trong đô thành, du ngoạn các chùa, kỳ vọng có thể gặp được cao nhân.

Trong lòng thầm nghĩ, duyên phận với nơi này hết rồi, thế là Tiên Giác ra khỏi hang đá đi vào trong đô thành, du ngoạn các chùa, kỳ vọng có thể gặp được cao nhân.
Trong lòng thầm nghĩ, duyên phận với nơi này hết rồi, thế là Tiên Giác ra khỏi hang đá đi vào trong đô thành, du ngoạn các chùa, kỳ vọng có thể gặp được cao nhân. (Ảnh: Public Domain Pictures)

Tiên Giác thường xuyên thiền định cả ngày, giữa hai lông mày sáng láng rực rỡ, trông hoàn toàn khác với người bình thường. Các vương tôn, công khanh, đại thần gặp cậu cũng cảm thấy kỳ lạ, thế là họ đều tiến cử cậu làm phương trượng của chùa Vạn Thọ. Tiên Giác làm phương trượng được hơn một năm, nhận được rất nhiều tài phú do mọi người bố thí, số tiền lên đến hàng vạn lượng. Tiên Giác nghĩ: "Chùa này là nơi danh lợi, không phải là nơi chân tu. Ta không được sa đọa vì nó". Thế là Tiên Giác đem tất cả tiền bạc ra bỏ trong rương và niêm phong, trả lại nhà chùa lại. Đêm hôm đó, Tiên Giác lặng lẽ rời khỏi chùa Vạn Thọ.

Vậy là Tiên Giác đi vân du, đến tham bái núi Ngũ Đài, đi qua Gia Dục quan tham quan vùng Tây Vực, thậm chí còn đến những nơi hiếm dấu chân người, cậu đi khắp nơi tìm Phật tích, nhưng vẫn chưa tìm thấy gì.

Tiên Giác lại vân du đến núi Chung Nam, tham bái các chùa, một lòng tìm nơi tu hành. Mặc dù đường núi gập ghềnh, mỗi bước gian nan, những nơi không ai dám đi thì cậu cũng vui vẻ tiến bước.

Một lần, Tiên Giác đi đến tận cùng một con đường. Ở trong núi rừng, cậu cất tiếng gọi lớn nhưng chẳng có một ai đáp lời. Cũng không có nước để uống - mặc dù nghe thấy tiếng nước chảy róc rách nhưng con suối ở dưới vực sâu, cậu không thể nào xuống được. Tiên Giác ở giữa lưng chừng núi, tiến thoái lưỡng nan, những muốn nản lòng thoái chí.

Tiên Giác ở giữa lưng chừng núi, tiến thoái lưỡng nan, những muốn nản lòng thoái chí. (Ảnh: Miền công cộng)
Tiên Giác ở giữa lưng chừng núi, tiến thoái lưỡng nan, những muốn nản lòng thoái chí. (Ảnh: Miền công cộng)

Đúng lúc này có một Đạo nhân đi đến. Đạo nhân mặc y phục đội mũ kiểu thời cổ đại. Tiên Giác vui mừng nghênh đón Đạo nhân, cầm vạt áo ông và bái lễ mãi, gọi ông là Đại Tiên. Người đó cười và nói rằng: "Tôi chỉ là một phàm phu tục tử, sao có thể gọi là Tiên được? Tiên nhân sao có thể để cậu trông thấy đây?".

Hai người ngồi trên một tảng đá lớn trò chuyện. Hỏi thăm thì người đó cho biết rằng, ông ấy họ Từ sống ở nước Việt. Thời Tần Thủy Hoàng ông làm phu dịch. Thời Hán Sở tranh hùng, ông đến nước Sở làm lính. Thất bại trận Ô Giang, ông trốn đến núi này, từ đó chưa từng ra ngoài.

Tiên Giác nói rất khát nước, Đạo nhân liền cởi chiếc thìa đeo bên mình ra đục lên đá, lấy nước đưa cho Tiên Giác uống. Tiên Giác uống nước, bỗng cảm thấy mát thấu xương. Đạo nhân liên tục đưa cậu hai thìa rồi thu lại chuẩn bị ra đi. Tiên Giác nói: "Đệ tử vẫn chưa uống no".

Người đó nói: "Từ giờ trở đi, cậu không những không khát nữa mà còn có thể không cần ăn nữa, cậu cũng sẽ không xảy ra vấn đề gì. Việc gì cần phải uống nhiều".

Tiên Giác vẫn nắm chặt y phục của Đạo nhân không buông, khổ hạnh cầu xin được Đạo nhân siêu độ.

Người đó nói: "Đạo bất đồng bất tương vi mưu (Không cùng Đạo không thể đàm đạo với nhau được), ta không phải sư phụ của cậu. Cậu muốn được đắc độ, không thấy núi phía trước có người đang đến đó sao?"

Tiên Giác vẫn nắm chặt y phục của Đạo nhân không buông, khổ hạnh cầu xin được Đạo nhân siêu độ. Người đó nói: "Ta không phải sư phụ của cậu. Cậu muốn được đắc độ, không thấy núi phía trước có người đang đến đó sao?"
Tiên Giác vẫn nắm chặt y phục của Đạo nhân không buông, khổ hạnh cầu xin được Đạo nhân siêu độ. Người đó nói: "Ta không phải sư phụ của cậu. Cậu muốn được đắc độ, không thấy núi phía trước có người đang đến đó sao?" (Ảnh: Miền công cộng)

Tiên Giác ngước đầu nhìn lên, chỉ cảm thấy một cơn gió nhẹ thổi qua, ngoảnh mặt lại thì thấy trong tay chỉ còn lại một mảnh vải màu lam sẫm, Đạo nhân đó trong chớp mắt đã biến đâu mất rồi. Cậu dùng mảnh vải đó bọc tượng Bồ Tát ngọc rồi tiếp tục hành trình. Từ lúc uống thạch thủy, Tiên Giác cảm thấy thân thể càng ngày càng nhẹ nhàng khỏe mạnh, không ăn uống cũng không đói khát, mỗi ngày có thể đi bốn, năm trăm dặm. Tiên Giác tiếp tục vân du nơi núi sâu rừng già.

Quyết tâm và dũng khí tầm Đạo của Tiên Giác thật đáng khâm phục, nghị lực bất chấp gian khổ đi khắp chốn tìm minh sư của cậu cũng gây xúc động. Vì tìm Đạo, Tiên Giác đã gặp đủ loại người, cậu trường kỳ đả tọa, nhập định sâu, vẫn chưa tìm được chân Đạo chân Pháp giải thoát. Đi khắp nơi tìm minh sư vẫn chưa tìm thấy. Người xưa nói: "Tu luyện nhỏ ở núi rừng sâu, tu luyện lớn ở chốn thế gian". Có lẽ muốn tìm chân Pháp chân Đạo thì không nhất thiết phải xuất gia, mà chính là ở trong cõi hồng trần cuồn cuộn, tĩnh lặng tu hành cũng có thể ngộ được ý nghĩa đích thực của sinh mệnh vậy.

Tường Hòa
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tiên Giác Tăng: Vân du khắp thiên hạ để tìm Đại Pháp, minh sư