Tìm thấy “Hòm bia giao ước” trong Kinh Thánh, chứng cứ Đấng Messiah tồn tại

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Tháng 1 năm nay (2022), nhà Thần bí học nổi tiếng Âu Mỹ là Uri Geller bất ngờ đưa ra tuyên bố chấn động. Ông nói, thông qua công năng dao thị, ông tìm kiếm các vùng biển trên toàn thế giới, và đã phát hiện ra Thần khí của tôn giáo lưu truyền nghìn năm trong Kinh Thánh - Hòm bia giao ước. 

Nghe thêm: Radio Văn Hóa

Uri Geller được CIA công nhận là người có siêu năng lực, nhưng cuộc đời ông lại được gắn cho cái mác “Nhà ảo thuật”. Về chiếc Hòm bia giao ước đã biến mất ít nhất hơn 2000 năm trước, Uri Geller nói, ông nhìn thấy rất rõ ràng. Bên ngoài Hòm bia giao ước vẫn giữ được hoàn hảo, mỗi mặt đều có 4 chiếc vòng vàng. Ông tin rằng, phát hiện này sẽ lật ngược hoàn toàn lịch sử thế giới, đồng thời kết thúc những chia rẽ về giáo nghĩa tồn tại hàng nghìn năm trong nội bộ Cơ Đốc giáo.

Tuy là như thế, Uri Geller vẫn không tiết lộ địa điểm chi tiết, chỉ ám chỉ rằng Hòm bia giao ước ở Israel. Hòm bia giao ước bị thất lạc là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử Kinh Thánh. Đối với các tín đồ mà nói, trong Hòm bia giao ước chứa “10 điều răn” do đích thân Thượng Đế viết, chứa đựng mối liên kết cuối cùng giữa Thượng Đế và nhân loại.

Nhưng 1 ngày cách đây 3000 năm, Hòm bia giao ước ở trong Thánh điện bỗng biến mất một cách thần bí, từ đó nó trở thành một trong những nghi vấn lớn nhất trong giới khảo cổ học.

Sự xuất hiện của Hòm bia giao ước có thể ngược về thời kỳ Mose. Mose dẫn dắt người Israel chạy trốn khỏi Ai Cập đi về vùng đất hứa Canaan, chính là Thánh địa gồm Israel, Bờ tây, Gaza, Lebanon và một bộ phận ven biển của Syria ngày nay. Họ khiêng Hòm bia giao ước đi qua những vùng hoang vu vô tận, sau đó nhờ vào sức mạnh thần kỳ, vượt qua sông Jordan, còn đánh lui vô số kẻ địch. Mỗi lần gặp nguy hiểm, đều gặp dữ hóa lành.

Tương truyền là do Hòm bia giao ước có sức mạnh to lớn. Nhưng khoa học hiện đại cho rằng, Hòm bia giao ước là một vật công nghệ cao. Vậy sự thật là như thế nào? Ngày nay, Hòm bia giao ước đang ở đâu?

Hòm bia giao ước

Ai Cập 3500 năm trước, con cháu người Israel ăn nhờ ở đậu ngày càng hưng thịnh. Pharaoh thấy người Israel ngày càng nhiều thì bắt đầu bức hại họ, thậm chí trẻ sơ sinh cũng đối mặt với nguy cơ bị giết hại.

Khi đó, Mose vừa mới ra đời, được mẫu thân bỏ vào một cái rương và thả xuống dòng sông Nile và trôi theo dòng nước, phó mặc sự sống chết của Mose cho Thiên mệnh. Kết quả, bé sơ sinh này được công chúa Ai Cập nhặt được, và đưa về hoàng cung nuôi dưỡng nên người. Mose học tập tất cả những học vấn của Ai Cập.

Công chúa Ai Cập cứu cậu bé Moses, tranh của Konstantin Flavitsky. (Miền công cộng)

Thời gian thấm thoắt, Mose đã 40 tuổi, một lần vì Mose giết một người Ai Cập khiến Pharaoh nổi giận. Mặt khác, Mose cũng bị người Israel bài xích. Mọi việc đều không thuận lợi, Mose đành trốn chạy khỏi Ai Cập. Ông đến vùng hoang vu miền Đông, lấy vợ sinh con, sống cuộc sống gần như du mục.

Moses bảo vệ các con gái của Jethro, tranh của Ciro Ferri, thế kỷ 17. (Miền công cộng)

Chớp mắt lại 40 năm nữa trôi qua, Mose lúc này đã 80 tuổi. Một hôm, Mose giúp nhạc phụ chăn dê ở núi Sinai, bỗng nhiên ông trông thấy có ngọn lửa bốc cháy trong bụi cây gai, nhưng mặc cho lửa cháy, bụi cây gai cũng không bị thiêu cháy.

Mose lấy làm lạ, bèn bước lại gần xem xét, thì từ bụi cây gai phát ra một giọng nói, bảo ông chớ tiến tiếp nữa, và phải tháo giày ra, vì đây là mảnh đất thánh khiết. Hôm đó, Mose đã gặp được Thượng Đế. Thượng Đế nói với Mose rằng, Ngài đã từng đồng ý với Abraham, tổ tiên của người Israel, là sẽ ban thưởng cho con cháu đời sau của ông vùng đất rộng lớn chảy ra sữa và mật ong: Canaan. Những con dân này trước tiên phải chịu khổ ở các nơi khác trong 400 năm. Đó là nguyên nhân tại sao người Israel ở Ai Cập bị nô dịch 400 năm. Thượng Đế thấy 400 năm đã hết, nên để Mose trở về Ai Cập đi gặp Pharaoh, và dẫn con dân Israel rời khỏi Ai Cập.

Mose ban đầu cũng đã tim đập chân run rồi, rốt cuộc thì ông cũng đã trốn khỏi Ai Cập 40 năm rồi. Nhưng Mose vẫn cứ đến Ai Cập, thỉnh cầu Pharaoh thả người Israel, không nô dịch họ nữa. Kết quả, Pharaoh hoàn toàn không tin Thượng Đế, trái lại còn bức hại người Israel tàn bạo hơn. Thế là Thượng Đế giáng 10 tai họa xuống Ai Cập, khiến người Ai Cập thống khổ không muốn sống. Lúc này, Pharaoh mới chịu để Mose ra đi. Thế là Mose dẫn 600.000 người đến núi Sinai kính bái Thượng Đế.

Chúng ta biết rằng, muốn thành tựu một việc vĩ đại thì không hề dễ dàng. Giống như câu chuyện trong Tây Du Ký, muốn đến Tây Thiên lấy kinh thì phải trải qua 81 đại nạn. Mose và bách tính Israel cũng như thế, họ không ngờ rằng sau khi rời khỏi Ai Cập, những gì đang chờ đợi họ ở phía trước chính là một loạt thử thách.

Thử thách

Mose và người Israel vừa mới rời khỏi Ai Cập chưa lâu, Pharaoh thấy các công việc bị gác lại do không có người làm, nên đã hối hận, thế là ông ta sai binh mã đuổi theo người Israel.

Mose và người Israel đến bờ biển Hồng Hải, họ thấy không còn đường để đi nữa. Phía sau lại có binh mã của Pharaoh đuổi đến, bách tính cảm thấy lần này sẽ chết ở nơi hoang dã này rồi.

Vượt biển Đỏ, tranh của Nicholas Poussin. (Miền công cộng)

Vào đúng thời khắc then chốt này, Thượng Để bảo Mose giơ gậy lên, Hồng Hải lập tức rẽ ra hai bên, ở giữa xuất hiện mặt đất khô ráo. Thế là Mose dẫn người Israel bước đi, tiếp tục hướng về phía núi Sinai.

Theo sách Xuất Ai Cập Ký (The Exodus), người Israel ở nơi hoang dã 40 năm, họ thực sự đã trải qua nhiều lần thử thách. Vùng hoang dã không có đất canh tác, cũng không có cây hoa màu, mà họ vội vã rời khỏi Ai Cập, do đó, thức ăn đã trở thành vấn đề chủ yếu của họ. Khó khăn lắm họ mới đến được Mara, tuy ở đây có một hồ nước, nhưng nước hồ đắng, không thể uống được.

Những người dân tiếp tục lên đường, và đã rất mệt rồi. Đến nay lại rơi vào cảnh vừa đói vừa khát, có người bắt đầu oán trách: Thà chết trong 10 tai họa ở Ai Cập còn hơn, chí ít còn được ăn uống no nê bên nồi thịt.

Mose nghe được thì vô cùng tức giận, thế là ông cầu Thượng Đế trợ giúp. Thế là Thượng Đế thông qua Mose hiển Thần tích, bảo ông ném một cái cây xuống hồ, thế là nước hồ lập tức biến thành ngọt, hơn nữa ban đêm còn có chim cút đậu ở nơi họ cắm trại, khiến người dân có thịt ăn. Đến sáng sớm, còn có những giọt sương ngọt rơi xuống đất biến thành những viên tròn nhỏ, người Israel gọi là Mana, chính là thức ăn mà Thượng Đế ban cho họ.

40 năm trời ở nơi hoang dã, trừ những ngày nghỉ ngơi ra, Thượng Đế đều giáng Mana xuống cho người Israel ăn, họ không phải lo lắng về việc ngày may không có Mana ăn. Mọi người đều lấy tùy theo mức độ no đói của mình, tức là mỗi người một omer (khoảng 2.2 lít) Mana. Số lượng nhặt ắt phải chiểu theo phần của nhà mình, nhặt nhiều hơn thì tự sẽ bị thối rữa, nhặt ít hơn thì cũng không bị thiếu.

Omer là đơn vị đo dung lượng của người Israel, một omer tương đương 2.2 lít. Khi đó, một omer là lượng thực phẩm dùng cho một ngày của một người trưởng thành. Nhưng có truyền thuyết rằng, Hòm bia giao ước đã đem lại thức ăn vô hạn cho người Israel, khiến họ có thể sống 40 năm ở nơi hoang dã. Do đó có người cho rằng, Hòm bia giao ước là thiết bị công nghệ cao. Nhưng suy đoán từ thực tế thì Hòm bia giao ước khi đó chưa được chế tạo ra, do đó, có thể tạo ra thức ăn mãi không hết thì chỉ có thể là sức mạnh của Thần. Vậy Hòm bia giao ước xuất hiện khi nào.

Theo ghi chép, người dân Israel ra khỏi Ai Cập, vượt qua Hồng Hải đến vùng hoang dã trong thời gian tròn 3 tháng, họ đến chân núi Sinai. Ở đó, Thượng Đế lần đầu tiên bảo Mose lên núi, và ban cho ông 2 tấm Pháp bản, trên khắc 10 điều răn, là 10 điều luật mà người Israel phải nghiêm khắc tuân thủ. Sau đó, sau khi xuống núi, Mose thấy người Israel rời bỏ Thượng Đế, mà đang sùng bái một con bê bằng vàng. Mose tức giận, liền đập vỡ 2 tấm Pháp bản này.

Nhưng sau này, Thượng Đế lại cho người Israel cơ hội lần thứ 2. Mose lại lần nữa lên núi Sinai và lập giao ước với Thượng Đế. Đây là Mose chiểu theo 10 điều răn gốc khắc 2 Pháp bản mới. Thượng Đế còn căn dặn Mose chế tạo một loạt các Thánh vật, trong đó có bao gồm Hòm bia giao ước, dùng để cất giữ 2 tấm Pháp bản này. Hòm bia giao ước xuất hiện vào thời gian này.

Uy lực của Hòm bia giao ước

Những người thợ chiểu theo những lời Thượng Đế căn dặn Mose và chế tạo ra Hòm bia giao ước. Kích thước, vật liệu và chi tiết chế tạo không được sai một chút nào. Theo đơn vị đo lường ngày nay, Hòm bia giao ước dài 110 cm, cao 70 cm, rộng 70 cm, được chế tạo bằng gỗ keo, bọc vàng cả trong lẫn ngoài, thuận tiện di chuyển. Hai bên hòm, mỗi bên có hai cái vòng vàng, có hai cái đòn bọc vàng bạc, và xuyên qua 2 vòng vàng. Hai cái đòn luôn để xuyên trong 4 vòng vàng, không được rút ra.

Không chỉ có vậy, trên đỉnh Hòm bia giao ước có 2 Thiên sứ Cherubim bằng vàng đang quỳ. Hai Thiên sứ đối diện nhau, và xòe đôi cánh ra. Vị trí ở giữa được gọi là Thi ân tọa, tương truyền là nơi Thượng Đế hiển hiện. Còn thứ để trong Hòm bia giao ước, vật thứ nhất là tấm Pháp bản bằng đá, vật thứ hai là vại Mana một omer, tức là phần thức ăn của 1 người trong 1 ngày. Vại Mana 1 omer này là để kỷ niệm người Israel đã ở nơi hoang dã trong 40 năm, Thượng Đế đã cung cấp thức ăn cho họ như thế nào.

Moses và Joshua cúi đầu trước Hòm bia, của James Tissot, vào khoảng năm 1900. (Miền công cộng)

Theo Kinh Thánh ghi chép, Hòm bia giao ước chỉ được phép ngắm nhìn từ xa, không được chạm vào. Nhưng sau này đã xảy ra một chuyện. Một người Israel tên là Usa, vì chạm vào Hòm bia giao ước mà bị điện giật chết.

Người hiện đại nghe nói về uy lực của Hòm bia giao ước, thì tới tấp tiến hành suy đoán. Cuối những năm thập niên 90 thế kỷ trước, Richard Andrus, là người chế tạo đồ gia dụng khi còn trẻ, chiểu theo miêu tả trong Kinh Thánh, đã chế tạo một sản phẩm phục chế Hòm bia giao ước. Ông và một số người khác đã rút ra kết luận, đó là: Thiết kế của Hòm bia giao ước thực tế là một tụ điện lớn, có thể tích điện. Bởi vì vàng là kim loại dẫn điện tốt, còn gỗ là vật liệu cách điện tốt, Andrus nói: “Nếu người Israel đã bắt đầu chế tạo tụ điện nguyên thủy, thì họ không thể nào có được phương án thiết kế tốt hơn Hòm bia giao ước”.

Trải qua một loạt thử nghiệm, Andrus chứng minh, Hòm bia giao ước phục chế mà ông chế tạo có thể tích và phóng điện. Vậy Hòm bia giao ước có phải là tụ điện nguyên thủy không? Andrus cho rằng, Hòm bia giao ước ma sát với không khí nóng khiến nó không ngừng tích tụ tĩnh điện, giống như ô tô sinh ra tĩnh điện trong những ngày nóng, sức mạnh mang điện được quyết định bởi nhiều biến số như độ ẩm, nhiệt độ, còn cả độ dài quãng đường, tốc độ đi, và mức độ xóc trên đường đi. Ông cho rằng, ở tình huống này, cường độ mang điện có thể gây chết người.

Hòm bia giao ước không chỉ phát điện, sách Leviticus ghi chép, con trai của đại tế tư Aaron, vì bước vào nội điện tiếp cận với Hòm bia giao ước, kết quả bị một cột lửa mà Hòm bia giao ước phát ra thiêu chết. Nếu Hòm bia giao ước chỉ là tụ điện, vậy cột lửa giải thích thế nào?

Từ ghi chép của Mose, chúng ta có thể suy đoán, Hòm bia giao ước là vật trung gian để Thượng Đế hiển hiện ở nhân gian. Theo ghi chép của Xuất Ai Cập Ký, Thượng Đế từng bảo với Mose nói với người dân rằng, không được đến gần Ngài, e rằng người dân không thánh khiến mà bị tổn thương bởi uy lực của Thần. Mỗi lần Thượng Đế muốn hiển hiện ở Thi ân tọa, Thánh điện sẽ phát ra một luồng ánh sáng từ trên xuống, lúc này, ngay cả Mose cũng không dám vào Thánh điện, còn người dân thì phải cách càng xa. Sau này, Joshua, người kế thừa của Mose, cũng đã từng cảnh cáo người dân, phải cách xa Hòm bia giao ước ở cự ly 2000 khuỷu tay.

Xem ra, Hòm bia giao ước đối với người bình thường mà nói, là có lực sát thương cực lớn. Chúng ta phát hiện ra rằng, đối với Thượng Đế, con người biểu hiện ra sự kính úy, tức là sợ hãi. Bởi vì như Kinh Thánh nói, con người là có tội. Khi đối diện với Chúa vạn năng rực rỡ vô cùng thì sẽ cảm thấy sợ hãi.

Ngoài sức sát thương lớn, rất nhiều người cho rằng, Hòm bia giao ước là không gì không làm được. Sau khi Mose qua đời, Joshua dẫn dắt người Israel đến sông Jordan, những vị tế tư khiêng Hòm bia giao ước vừa mới bước chân xuống nước, nước sông đứt dòng, hình thành một con đường lớn có thể đi bộ qua. Thế là họ đã đi qua sông Jordan đến thành Jericho.

Thành Jericho này cấm người ngoài vào, thế là Thượng Đế chỉ thị cho mọi người khiêng Hòm bia giao ước đi vòng quanh thành, mỗi ngày đi một vòng, tổng cộng phải đi như thế 7 ngày. Sau 7 ngày, người Israel thổi tù và tấn công, cùng lúc đó, tường thành sụp đổ. Người Israel thuận thế xông vào trong thành. Từ đó về sau, Joshua sử dụng Hòm bia giao ước giành được những thắng lợi huy hoàng trong các cuộc chiến tranh, cuối cùng đến được vùng đất Canaan.

Như thế, Hòm bia giao ước của Thượng Đế luôn đồng hành với người Israel, vượt qua vùng hoang dã trong 40 năm, trong đó còn xảy ra việc, do người Israel quá tự tin trong chiến tranh, mà đã không tin vào Thượng Đế, kết quả bị thất bại. Cũng chính vì việc này mà Hòm bia giao ước bị người Philitin cướp mất. Nhưng Hòm bia giao ước cướp được không đem lại ân tứ cho người Philitin, trái lại còn đem đến tai nạn. Họ đành phải đem Hòm bia giao ước trả lại.

Thế kỷ thứ 11 TCN, vua David đem Hòm bia giao ước đến Jerusalem, đồng thời kiến lập nên vương quốc Do Thái Israel. Người Israel chính thức kết thúc cuộc sống lưu vong. Sau khi David qua đời, con trai ông là Solomon kế vị. Thời kỳ vua Solomon cai trị là thời toàn thịnh của vương quốc Do Thái Israel, khí đó, kinh tế, thương mại, chính trị và văn hóa đều phát triển đến đỉnh cao. Đến năm 955 TCN, vua Solomon chọn ra 3 vạn lao công, sử dụng thời gian hơn 10 năm, xây dựng một ngôi đền để cất giữ Hòm bia giao ước.

Đến năm 586 TCN, vương quốc Babylon mới đã phái đại quân tấn công thành Jerusalem, tiêu diệt vương quốc Do Thái. Trong cuộc chiến này, ngôi đền bị lửa thiêu hủy, lượng lớn đồ quý giá bị cướp đoạt, do đó, có người cho rằng, Hòm bia giao ước có thể bị cướp đoạt ở giai đoạn đó. Nhưng trong các ghi chép về những món đồ chiến lợi phẩm mà người Babylon đem về nước lại không có Hòm bia giao ước.

Một Thánh vật trân quý thế này mà lại không có chữ nào đề cập đến, điều này có khả năng là trước khi xảy ra trận chiến này, Hòm bia giao ước đã mất tích rồi. Vậy Hòm bia giao ước rốt cuộc ở đâu?

Hòm bia giao ước thất lạc

Học giả người Anh Graham Hancock ghi chép trong trước tác “Hòm bia giao ước thất lạc” rằng, ông đã nhiều năm truy tìm và khảo sát, ông cho rằng niên đại mà Hòm bia giao ước thất lạc có thể là vào khoảng từ năm 687 TCN đến năm 640 TCN. cũng là thời kỳ thống trị của vua Manasseh và vua Ammon. Sau khi nghiên cứu Kinh Thánh thì khả năng này càng xác định. Vua Manasseh là thủ phạm khiến Hòm bia giao ước thất lạc. Bởi khi đương thời, ông ta mê đắm pháp thuật và vu thuật, đem các tượng của dị giáo đặt vào trong ngôi đền cất giữ Hòm bia giao ước.

Hancock đoán rằng, có thể vua Manassed đã lệnh đem Hòm bia giao ước ra khỏi ngôi đền. Các vị tế tư vì không để Hòm bia giao ước bị khinh nhờn, bèn tìm nơi an toàn cho Hòm bia giao ước. Hancock sau này căn cứ vào những đầu mối, đã đến đảo Tana Qirqos ở Ethiopia, châu Phi. Sau khi nghiệm chứng ở nhiều phương diện, Hancock đã mạnh bạo đoán rằng, người Israel năm xưa từ đem Hòm bia giao ước từ chính điện Solomon ở Jerusalem ra ngoài, rồi dọc theo sông Nile của Ai Cập xây dựng một ngôi đền.

Theo ghi chép, ngôi đền xây dựng theo bản vẽ đền Solomon. Do đó Hancock đoán rằng, ngôi đền này rất có khả năng cất giữ Hòm bia giao ước. Thời gian xây đền hoàn thành trước năm 650 TCN, và bên cạnh là ngôi đền của người Ai Cập.

Nhưng sau này, do mối quan hệ giữa người Ai Cập và người Israel trở nên căng thẳng, người Israel bị ép phải rời đi. Sau đó họ đến Ethiopia và lựa chọn bờ đông hồ Tana để cất giữ Hòm bia giao ước.

800 năm sau, họ lại đem đến một nhà thờ ở Aksum. Sau khi đem hòm bia giao ước đến thành Aksum, nơi cất giữ cuối cùng là nhà thờ Đức Mẹ Maria ở Zion. Hòm bia giao ước được đặt trong nội điện, và do một tu sĩ ngày đêm bảo vệ, vì tu sĩ này sẽ ủy nhiệm một vị tu sĩ khác kế thừa chức trách sau khi ông qua đời, đời đời đều là như thế.

Ngày 17 tháng 1 năm 1991, Hancock lại lần nữa đến Aksum, gặp được vị tu sĩ bảo vệ khi đó, hy vọng có thể nhìn thấy Hòm bia giao ước hoặc có được thêm thông tin. Tuy nhiên, vị tu sĩ bảo vệ này giữ kín miệng, không muốn tiết lộ chút thông tin gì. Đêm hôm sau là ngày lễ Chúa của người dân địa phương, nghe nói Hòm bia giao ước sẽ được khiêng đi diễu hành. Để tận mắt nhìn dung mạo Hòm bia giao ước, Hancock đã tham gia, nhưng ông lại khẳng định chiếc hòm đêm đó khiêng ra chỉ là đồ phục chế, bởi vì tu sĩ bảo vệ vẫn nghiêm ngặt bảo vệ ở nhà thờ. Chiếc hòm phục chế mà người ta khiêng đó, rõ ràng đối với ông ấy mà nói là không quan trọng.

Hancock thấy ông ấy đi vào nhà thờ, nghe thấy tiếng cầu nguyện trầm trầm của ông ấy, Hancock đoán rằng, có lẽ tu sĩ đang dâng hương cho Hòm bia giao ước. Ngoài vị tu sĩ bảo vệ ra, không ai được phép tiếp cận chiếc hòm.

Hòm bia giao ước có thực sự ở trong nhà thờ này không vẫn luôn là một ẩn đố. Về tông tích của Hòm bia giao ước, khảo sát của Hancock có thể nói là khá hoàn chỉnh. Nhưng ngoài Hancock, khoảng năm 1982, nhà thám hiểm người Mỹ Ron Wyatt cũng đang tìm kiếm tông tích của Hòm bia giao ước. Tuy nhiên, khác với Hancock, người ta nói rằng Wyatt thực sự đã tìm thấy chiếc hòm.

Tìm thấy Hòm bia giao ước

Phát hiện đầu tiên của Wyatt là từ một chiếc đàn tế bằng đá nhô ra trên vách đá. Người ta tin rằng, đây là di tích nhà thờ Cơ Đốc thời kỳ đầu, có thể được xây dựng vào thế kỷ thứ nhất. Wyatt nói, điều này nói rõ, các tín đồ Cơ Đốc thời kỳ đầu biết đây là một nơi quan trọng.

Khảo sát thêm khu vực này, ông phát hiện ra trên đá có cắt ra 4 cái hang. Những cái này được cho là các cột thập tự giá bằng gỗ mà Chúa Jesus chịu nạn thời La Mã. Wyatt và nhóm của ông tiếp tục đào, cuối cùng phát hiện ra một hệ thống các hang cổ xưa. Ông đã tìm ra chiếc Hòm bia giao ước thất lạc hơn 2000 năm ở đó. Wyat bị ung thư, trước khi qua đời, ông đã từng trả lời phỏng vấn miêu tả về phát hiện của ông.

Ông nói, vào 2 giờ ngày 6 tháng 1 năm 1982, ông cùng nhóm của mình đã tìm thấy Hòm bia giao ước, nó được chôn ở dưới di tích thành Jerusalem cũ, chính là nơi Chúa Jesus chịu nạn, bị đóng đinh lên thập tự giá. Khi người Babylon bắt đầu tấn công Jerusalem, họ đã xây dựng bức tường thành khổng lồ bao quanh thành phố. Như thế, không người nào có thể ra vào được. Thế là người Israel đã xây dựng rất nhiều đường hầm, để họ không bị phát hiện họ di chuyển trong thành phố. Rất nhiều đường hầm đến nay vẫn còn tồn tại, và trong một số đường hầm này, còn phát hiện ra những văn vật cổ đại.

Wyatt nói, Hòm bia giao ước thiêng liêng, được giấu ở một căn phòng dưới lòng đất, sau đó được phong kín và bị lãng quên. Wyatt còn nói, khi ông kiểm tra cái hang, chú ý đến vết nứt của tấm trần căn phòng dưới lòng đất, có một loại chất màu đen kỳ lạ. Vết nứt ở đúng phía trên vị trí Hòm bia giao ước, dường như có một chất màu đen nhỏ giọt xuống vỏ đá bên ngoài chiếc hòm. Thế là Wyatt lấy chất màu đen này tiến hành phân tích huyết dịch. Không ngờ kết quả phân tích vô cùng kinh động.

Bảo tàng Khảo cổ hoc Wyatt ở Cornersville, Hoa Kỳ. (Wikipedia/ CC BY SA 4.0)

Chúng ta biết tế bào con người có 46 nhiễm sắc thể, 23 cái từ cha và 23 cái từ mẹ. Trong mỗi nhóm 23 nhiễm sắc thể, 22 cái là nhiễm sắc thể thường, còn 1 cái là quyết định giới tính. Nhiễm sắc thể X và Y quyết định giới tính, nữ là XX, do đó phụ nữ chỉ để lại 1 nhiễm sắc thể X cho đời sau. Còn nam là XY, do đó nam giới có thể để lại cho đời sau nhiễm sắc thể X hoặc Y. Nếu nam để lại X thì sẽ là con gái, để lại Y thì sẽ là con trai.

Nhưng ở Thi ân tọa của Hòm bia giao ước, Wyatt tìm thấy trong huyết dịch này có 24 nhiễm sắc thể, chứ không phải 46 như người bình thường, trong đó có 22 cái là nhiễm sắc thể thường, còn có 1 cái X và một cái Y. Điều này chứng minh rằng, người có huyết dịch này có mẹ nhưng không có cha. Do khiếm khuyết nhiễm sắc thể của người cha. Nhân viên nghiên cứu hỏi Wyatt là huyết dịch của ai, Wyatt nghẹn ngào nói, đó là của Đấng Messiah.

Điều đáng nói đến là, Wyatt cả đời đã tìm được rất nhiều Thánh vật được đề cập đến trong Kinh Thánh, trong đó nhiều người biết đến nhất là con thuyền Noah. Tuy như vậy, Wyatt tuyên bố, sự can thiệp của Thượng Đế đã ngăn cản ông chụp bất kỳ tấm ảnh nào về Hòm bia giao ước, hoặc quay video để cho mọi người thấy. Khi ông quay lại hiện trường tìm thêm chứng cứ, Wyatt thấy 4 vị Thiên sứ đứng ở trước mặt ông. Họ cho biết đến lúc nào ông có thể công bố phát hiện này:

  • Thứ nhất: Có đủ lòng thành kính thì ông có thể làm như thế.
  • Thứ hai: Không lâu sau khi dấu ấn con thú có tác dụng, thì việc này được công khai.

Tuy nhiên, phát hiện này của Wyatt cũng khiến rất nhiều tín đồ Cơ Đốc cao hứng, nhưng đồng thời ông cũng bị các giới nghi ngờ, nói ông là kẻ buôn Thần bán Thánh. Nhưng những người tin tưởng ông thì cho rằng, ông là một tín đồ Cơ Đốc thuần thành. Người ta nói rằng, khi ông khai quật con thuyền Noah và Hòm bia giao ước, ông cũng thường xuyên cầu nguyện Thượng Đế. Nhưng dù thế nào thì ông cũng không nói chi tiết địa điểm của Hòm bia giao ước. Xung quanh Hòm bia giao ước, rất nhiều đều là những câu chuyện về sự thành kính của con người đối với Chúa, và sự bảo hộ của Chúa đối với những con dân tuân thủ điều răn.

Những sự việc mà con người không kiểm soát được thì có quá nhiều, ví như chiến tranh, động đất, núi lửa, sóng thần, dịch bệnh… Chính vì vậy mới cần cầu xin sự bảo hộ của những sinh mệnh cao cấp. Bất kể là trong dịch bệnh hiện nay, hay các tai họa lớn trong lịch sử, chúng ta đều thấy con người không đủ sức để chống lại Thần, chỉ có thể thành kính tín ngưỡng. Bất kể là trời hiển dị tượng hoặc trời giáng tai họa, mục đích cũng chỉ là để thức tỉnh, cảnh tỉnh con người, để con người trở về với con đường thiện của chính tín.

Trung Hòa
Theo EarthInn



BÀI CHỌN LỌC

Tìm thấy “Hòm bia giao ước” trong Kinh Thánh, chứng cứ Đấng Messiah tồn tại