Một tấm bia đá bí ẩn được đào thấy trước khi nhà Thanh sụp đổ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước khi nhà Thanh sụp đổ, có một bia đá bí ẩn đã được đào lên trong quá trình xây dựng đường sắt ở Nam Kinh. Cho đến ngày nay ở vùng Nam Kinh vẫn lưu truyền rộng rãi câu chuyện kỳ lạ này.

Những người già ở Nam Kinh hầu như đều biết rằng, ngày xưa có một cánh cổng Kim Xuyên ở phía bắc thành Nam Kinh, là một trong mười ba cổng được xây dựng vào thời nhà Minh. Vào thời nhà Minh, khi Yên Vương Chu Đệ công chiếm Nam Kinh, chính là vào thành từ cổng Kim Xuyên; "Đường sắt tỉnh Ninh" (thường được gọi là "đường xe lửa nhỏ") được khởi công vào năm 1907 cuối thời nhà Thanh cũng đi vào thành từ cổng Kim Xuyên.

Năm đó khi xây dựng đường sắt này, tại cổng Kim Xuyên đã phát sinh môt chuyện kỳ lạ.

Sự việc này được ghi chép tại cuốn "Thanh bại loại sao". Đây là cuốn sách được Từ Kha biên soạn vào cuối triều đại nhà Thanh đầu thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc. Từ Kha (1869─1928) nguyên danh là Từ Xương, người huyện Hàng, Chiết Giang (nay là Hàng Châu). Cuốn sách này được xuất bản thành 48 tập vào năm 1917. Tác giả và giáo sư UC Irvine Yong Chen cho biết đây là cuốn sách "cung cấp một bản tường thuật về cuộc sống trong triều đại nhà Thanh". Trong đó ghi lại rất nhiều thông tin về kinh tế xã hội, học thuật, văn hóa, có thời gian từ Thuận Trị cho tới Tuyên Thống, với hơn 3.000 mục.

Năm đó, khi các công nhân đường sắt đào một cái kênh mương bùn bên ngoài cổng Kim Xuyên, khi đến độ sâu 7 thước, họ đột nhiên phát hiện ra một khối bia đá...
Năm đó, khi các công nhân đường sắt đào một cái kênh mương bùn bên ngoài cổng Kim Xuyên, khi đến độ sâu 7 thước, họ đột nhiên phát hiện ra một khối bia đá... (Internet)

Theo cuốn sách: Năm đó, khi các công nhân đường sắt đào một cái kênh mương bùn bên ngoài cổng Kim Xuyên, khi đến độ sâu 7 thước, họ đột nhiên phát hiện ra một khối bia đá dài khoảng 6 thước (2m) và rộng 4 thước (1.2m). Mọi người rửa sạch lớp bùn bám bên ngoài đi, sau đó phát hiện tấm bia đá kia thực chất là hai phiến đá được xếp chồng lên nhau. Sau khi các công nhân tách hai phiến đá ra, mọi người vây xem kinh ngạc khi nhìn thấy trên mặt phiến đá bên dưới có khắc dòng chữ chính thể rằng: "Đường này biến thành sắt, giang sơn Đại Thanh diệt".

Ngay sau đó, Tổng đốc Lưỡng Giang khi đó là Đoan Chính biết được sự việc, ông cho người mang tấm bia đá đến Phủ tổng đốc Lưỡng Giang ở Nam Kinh, yêu cầu giữ kín sự việc không được tiết lộ ra bên ngoài..

Người ta nói rằng bia đá này về sau đã bị bí mật đập nát và ném xuống sông Kim Xuyên. Tuy vậy, mặc dù tấm bia đã bị phá hủy, cũng không thể nào cải biến được Thiên ý. Những lời tiên tri được khắc trên tấm bia lặng lẽ được lan truyền trong dân chúng. Quả thật, không lâu sau khi tuyến đường sắt hoàn thành và thông xe vào năm 1909, cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 bùng phát, vương triều Đại Thanh từ đó phải rút lui khỏi vũ đài lịch sử, và lời tiên tri trên bia đá đã thực sự ứng nghiệm. Câu chuyện kỳ lạ này vẫn được những người già ở Nam Kinh kể chuyện say sưa.

Trận chiến Đại Bình môn tại Nam Kinh năm 1911.
Trận chiến Đại Bình môn tại Nam Kinh năm 1911. (Wikipedia)

Bởi vậy, có thể thấy rằng, tiến trình lịch sử loài người đã được an bài từ rất sớm, và sức người căn bản không thể nào ngăn cản được. Trước khi xảy ra biến động lớn trong lịch sử, Thượng Thiên đã dùng nhiều phương thức khác nhau để báo trước cho nhân loại, và tấm bia đá này xuất hiện chính là vì nguyên nhân đó. Chẳng hạn, khi nhà Tần diệt vong, thiên thạch từ trên trời rơi xuống, trên đó có dòng chữ "Thủy Hoàng chết, đất phân chia" (Thủy Hoàng tử nhi địa phân); Khi nhà Nguyên diệt vong, người ta đào được người đá một mắt ở Hoàng Hà, mặt sau có khắc dòng chữ "Người đá một con mắt, kích động Hoàng Hà thiên hạ phản" (Thạch nhân nhất chích nhãn, thiêu động hoàng hà thiên hạ phản).

Trên thực tế, những dấu hiệu như vậy không chỉ có trong thời cổ đại, mà chúng còn tồn tại cho đến ngày nay.

Tàng tự thạch cảnh tỉnh thế nhân

Vào tháng 6 năm 2002, một “tàng tự thạch” (tảng đá mang chữ) có niên đại 270 triệu năm tuổi đã được phát hiện tại khu du lịch huyện Chưởng Bố, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Một vết nứt vỡ được hình thành từ 500 năm trước đây trên tảng cự thạch đã để lộ ra 6 chữ Trung Quốc, khắc nổi trên mặt đá như thể được viết bằng bút lông: “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” (nghĩa là “Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt vong”). Riêng chữ “vong” trông đặc biệt lớn.

Tháng 5 năm 2002, khối đá kỳ lạ khảm sáu chữ “Trung Quốc cộng sản đảng vong” ở làng Đào Pha, thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường được một bí thư thôn tên là Vương Quốc Phú (Vong Quốc Phu) phát hiện.
Tháng 5 năm 2002, khối đá kỳ lạ khảm sáu chữ “Trung Quốc cộng sản đảng vong” ở làng Đào Pha, thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường được một bí thư thôn tên là Vương Quốc Phú (Vong Quốc Phu) phát hiện. (Ảnh cắt clip)

Theo một phiên bản hải ngoại của tờ Nhân dân Nhật báo, huyện Bình Đường là một vùng núi cao với thung lũng sâu ở tỉnh Quý Châu, miền Tây Nam Trung Quốc. Thôn Chưởng Bố của huyện Bình Đường là một vùng thắng cảnh hữu tình, rộng chừng 6 cây số. Tại nơi đây, người ta có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp tự nhiên với nhiều vùng núi non kỳ bí. Vùng này bị cô lập và vẫn còn hoang sơ không có dấu vết con người trong một thời gian dài.

Tháng 6 năm 2002, Triển lãm Nhiếp ảnh Quốc tế Đô Quân muốn lấy khu du lịch Chưởng Bố làm địa điểm chụp ảnh. Trong một lần quét dọn khu du lịch này, “tàng tự thạch” đã được phát hiện một cách tình cờ.

“Tàng tự thạch” bị vỡ làm đôi do rơi xuống đất từ một vách đá, và vết nứt vỡ đủ rộng để chứa hai người. Hai phần của tảng đá rộng 6 mét ở mỗi phần, cao gần 3 mét và nặng khoảng 100 tấn. Sáu chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” có thể được thấy rõ ràng ở mảnh phía bên phải, và mỗi chữ lớn gần 1 mét vuông. Các chữ này nhìn rõ tới mức chúng dường như đã được khắc vậy.

Các du khách đi tìm những hiện tượng kỳ bí dường như đã không thể tin vào mắt mình. Dù có khéo léo như Trời Thần, thì làm sao mà có thể xảo diệu đến thế?

Sau khi khối cự thạch này rơi, nó tách làm đôi, và 6 chữ giống như viết bằng bút lông “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” có thể được thấy rõ ràng.
Sau khi khối cự thạch này rơi, nó tách làm đôi, và 6 chữ giống như viết bằng bút lông “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” có thể được thấy rõ ràng. (Internet)

Trong tháng 8 năm 2003, huyện Bình Đường đã mời một chuyên gia địa chất tỉnh Quý Châu để điều tra về Chưởng Bố, người sau đó đã viết một báo cáo chi tiết về cuộc khảo sát. Báo cáo khẳng định rằng “tàng tự thạch” đã rơi xuống từ một vách núi cao về phía thung lũng sông của Chưởng Bố. Trên dốc đứng của vách núi, có thể thấy một vết lõm tương ứng ở nơi mà tảng đá rơi. Sau khi khối cự thạch này rơi, nó tách làm đôi, và 6 chữ giống như viết bằng bút lông “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” có thể được thấy rõ ràng.

Ba tháng sau, đoàn khảo sát văn hóa khoa học Trung Quốc gồm 15 nhà khoa học nổi tiếng để điều tra về các hiện tượng địa chất dị thường ở huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu đã được thành lập để nghiên cứu “tàng tự thạch” trong khoảng từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 12 năm 2003.

Các chuyên gia cho rằng “tàng tự thạch” ở thung lũng sông Chưởng Bố có niên đại khoảng 270 triệu năm trước, thuộc kỷ Permi. Sự sắp xếp ngay ngắn của các chữ trên “tàng tự thạch” có thể được giải thích từ khía cạnh địa chất rằng không có dấu hiệu là chúng đã được con người làm ra.

Trong cuộc khảo sát này, Nhân dân Nhật báo, CCTV, Quang Minh Nhật báo, Khoa kỹ Nhật báo, Vệ tinh Du lịch, Đài truyền hình Quốc tế Trung Quốc, cùng hơn 20 hãng thông tấn khác bao gồm People’s Daily.Net, Sina.Net, Eastern Net, Sohu.Net, Yahoo, và New China đều đưa tin về phát hiện trên. Các phương tiện truyền thông này đã giấu nhẹm chữ “vong” đi và chỉ đề cập rằng trên đó viết “Trung Quốc Cộng sản Đảng”. Tuy nhiên chữ “vong” có thể thấy rõ ràng trên ảnh của tờ Nhân dân Nhật báo và mạng Tân Hoa Xã.

Quỳnh Chi
Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Một tấm bia đá bí ẩn được đào thấy trước khi nhà Thanh sụp đổ