Tình yêu gia đình là nền tảng của văn minh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong lịch sử tình yêu của cha và mẹ là tiêu chuẩn để đo lường tất cả các tình yêu khác. Chà, nếu một người mẹ không quan tâm đến đứa con mới sinh của mình hơn là đứa trẻ ở phòng bên cạnh, thì thế giới của những đứa trẻ sẽ là một thế giới đầy tổn thương.

Bình luận

Rebecca Roache là giảng viên cao cấp về triết học tại Royal Holloway, Đại học Luân Đôn, cô viết: “Mong muốn có quan hệ huyết thống với con cái của một người, giống như mong muốn chỉ kết giao trong nhóm chủng tộc của người đó, có thể có những tác động có hại”.

Tương tự như vậy, Tiến sĩ Ezio Di Nucci của Đại học Copenhagen viết: “Sở thích có con mang quan hệ huyết thống của một người là bất hợp pháp về mặt đạo đức” và xu hướng ưa chuộng việc có con riêng của một người là “trái với đạo đức”. Ông ta phát biểu điều này bởi vì “trong bối cảnh tình yêu của cha mẹ, những cân nhắc về mặt huyết thống là không thích đáng một cách quy chuẩn”.

Bất chấp những tuyên bố này từ các học giả trong tháp ngà, hầu hết tất cả các bậc cha mẹ từ khắp nơi trên thế giới đều thể hiện một “quyết tâm đầy nhiệt huyết… để bảo vệ và ưa chuộng con cái của họ hơn”. Điều này có nghĩa là tất cả các gia đình trên trái đất đều bị nhiễm một loại “phân biệt chủng tộc gia đình có hệ thống” chăng? Đó có vẻ như tình cảm đang trào dâng, mặc dù nó thường được diễn đạt bằng ngôn ngữ ít gây hoang mang hơn.

Nhưng sở thích đối với con cái của một người không phải là một căn bệnh, một chứng rối loạn, một triệu chứng của sự bất bình đẳng hoặc một dấu hiệu của sự phân biệt chủng tộc. Hầu hết mọi người gọi nó là một cái gì đó khác - tình yêu. Và hầu hết mọi người tin rằng đó là một điều tốt. Trên thực tế, trong lịch sử tình yêu của cha và mẹ là tiêu chuẩn để đo lường tất cả các tình yêu khác.

Trong lịch sử tình yêu của cha và mẹ là tiêu chuẩn để đo lường tất cả các tình yêu khác. (Ảnh: Pixabay)

Có gì là ngạc nhiên đâu khi đến xem một buổi biểu diễn độc tấu dương cầm, chúng ta mong chờ nhất là được nghe chính con mình chơi? Có gì là sốc đâu khi đến một trận đấu bóng đá ở trường trung học, chúng ta hy vọng huấn luyện viên gọi con mình ra sân từ băng ghế dự bị để nó tung ra cú sút tốt nhất? Không, đây không phải là dấu hiệu của sự phân biệt chủng tộc hoặc bất bình đẳng có hệ thống. Đây là những thứ gắn kết thế giới lại với nhau. Chúng là những thứ cung cấp cho hầu hết mọi người trên trái đất phần động viên và các hệ thống hỗ trợ rất riêng của họ.

Yêu thương mọi người

Nhưng tại sao điều đó lại quan trọng? Có nên quan tâm đến đứa trẻ nào hay cha mẹ nào thuộc về ai không? Chẳng phải chúng ta phải yêu tất cả mọi người sao? Chẳng phải chúng ta nên yêu thương mọi người như chính bản thân mình sao? Đó không phải là mục tiêu lớn sao? Đúng. Nhưng đó là một thứ mục tiêu quá xa vời và phải mất một thời gian dài để học (cách đạt đến). Học cách yêu thương hiệu quả tốt hơn trong những nhóm nhỏ gắn kết của những người thuộc về nhau. Những nhóm người nhỏ mà chúng ta phải thực hành yêu thương là gia đình của chính mình. Theo thời gian, khi chúng ta nhận ra rằng tất cả mọi người trên thế giới thực sự là một phần của gia đình lớn và liên kết với nhau, chúng ta sẽ yêu thương mọi người tốt hơn bởi vì trước tiên chúng ta đã học cách yêu một số người trong gia đình nhỏ của chúng ta.

Khi một đứa trẻ mồ côi hoặc xa cha mẹ vì một lý do nào đó, một xã hội công bằng sẽ hoạt động để khắc phục tình trạng đó theo cách có lợi nhất cho đứa trẻ. Việc nhận con nuôi - mặc dù hiếm khi liền mạch - thường mang đến cho đứa trẻ cơ hội tuyệt vời được sống trong một gia đình nơi trẻ được yêu thương và tôn trọng, theo khuôn mẫu được thiết lập bởi quan hệ huyết thống và sự quản giáo.

Việc nhận con nuôi - mặc dù hiếm khi liền mạch - thường mang đến cho đứa trẻ cơ hội tuyệt vời được sống trong một gia đình nơi trẻ được yêu thương và tôn trọng (Ảnh: Pixabay)

Đánh bại mối quan hệ họ hàng

Kể từ thời Platon, các triết gia của nhiều trường phái đã lập luận rằng cha mẹ không có gì đặc biệt và những người không phải cha mẹ có thể nuôi dạy con cái tốt hơn nuôi con ruột của mình. Vào những năm 1970, tác giả Shulamith Firestone đã viết: “Một người mẹ trải qua giai đoạn mang thai 9 tháng có thể cảm thấy rằng sản phẩm của tất cả những đau đớn và khó chịu đó đều thuộc về mình. … Nhưng chúng tôi muốn phá hủy tính chiếm hữu này”.

Vào năm 2017, người ủng hộ chống kết hôn và nhà nữ quyền cấp tiến Merav Michaeli nói rằng việc quản giáo của những người cha đối với con cái của họ đã gây ra “sự tổn thương liên tục ở trẻ em” và đề xuất rằng nhà nước không công nhận các mối quan hệ huyết thống mà nên thông qua các nghị định về việc giám hộ trẻ em trong đó “một đứa trẻ có thể có nhiều hơn hai cha mẹ; họ không nhất thiết phải là cha mẹ ruột của bé trai hoặc bé gái ấy”.

Hơn nữa, vào năm 2019, nhà nữ quyền Sophie Lewis cho biết chúng ta phải “làm nổ tung các quan niệm về di truyền” và hành động để lan rộng “sự thất bại của quan hệ họ hàng”. Bà ta cũng tuyên bố rằng “trẻ sơ sinh không bao giờ thuộc về bất cứ ai”, điều này thẳng thừng phủ nhận giá trị của mối quan hệ gia đình.

Những người muốn xóa bỏ hoặc lên án mối quan hệ của cha và mẹ vì (cho rằng) họ nuôi dưỡng các trạng thái khác nhau của tính chiếm hữu hoặc phân biệt chủng tộc là hoàn toàn sai lầm. Họ đánh giá thấp sức mạnh quan hệ thân tộc, sự cao thượng của lòng hy sinh và đức phục vụ, và cấu tạo giải phẫu của con người cần có cả hai.

Sự cống hiến gian khổ và lâu dài cần thiết để giúp một người nhỏ bé, vô năng có thể trở thành một người lớn, có năng lực là yếu tố then chốt để tình yêu thương phát triển. Và việc yêu những gì thuộc về bạn không phải là điều xấu xa. Đó là điều tốt.

Sự cống hiến gian khổ và lâu dài cần thiết để giúp một người nhỏ bé, vô năng có thể trở thành một người lớn, có năng lực là yếu tố then chốt để tình yêu thương phát triển. (Ảnh: Pixabay)

Một nơi kết nối, không phải cạnh tranh

Sự thụ thai và ra đời kết nối chúng ta với nhau một cách không thể tránh khỏi bằng cách rèn giũa cái mà chúng ta gọi là mối quan hệ gia đình. Nếu không phải như vậy, và cuộc sống được dựng lên giống như trong cuốn tiểu thuyết kinh điển “Chúa ruồi”, trong đó con người về cơ bản bị đưa vào một cộng đồng thay vì được sinh ra trong các gia đình cụ thể trong một cộng đồng, thì sẽ không có gì rõ ràng kết nối giữa mọi người. Những người theo chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa không tưởng gọi đây là “bình đẳng”. Những gì nó mang lại là sự tranh đấu kịch liệt hoặc liên minh. Cuộc sống bắt đầu từ một nơi trung lập hoặc đối lập mà không phải là kết nối có nhiều khả năng dẫn đến tâm lý hằn học, sự oán hận, lòng căm thù và tử vong.

May mắn thay, do một sự may mắn hoặc do sự sắp đặt của Chúa, các mối quan hệ trong gia đình đưa con người ta (vào đời) từ một nơi kết nối hơn là tranh đấu.

Mối liên hệ tự nhiên giữa cha mẹ và con cái đảm bảo rằng tất cả mọi người đều bắt đầu từ một nơi gắn kết thân thuộc và vị trí cụ thể, điều này đảm bảo cho họ tiềm năng tốt nhất có thể để tồn tại và trải nghiệm tình yêu. Sự hận thù hay lãnh đạm vẫn có thể xảy ra, nhưng sự thân thuộc cố hữu được cấu thành trọn vẹn bởi các gia đình sẽ làm cho cán cân nghiêng về phía tình yêu thương hơn.

Vì vậy, việc yêu thương con của chính mình có phải là một sự phân biệt chủng tộc, “trái đạo đức” chăng? Chà, nếu một người mẹ không quan tâm đến đứa con mới sinh của mình hơn là đứa trẻ ở phòng bên cạnh, thì thế giới của những đứa trẻ sẽ là một thế giới đầy tổn thương. Trên thực tế, tôi cho rằng một thế giới như vậy không thể tồn tại một thế hệ. Tình yêu gia đình không phải là phân biệt chủng tộc. Đó là nền tảng của nền văn minh.

Bài báo này ban đầu được xuất bản trên MercatorNet.

Giới thiệu tác giả:

Kimberly Ells là tác giả cuốn sách “Gia đình bất khả chiến bại: Tại sao Chiến dịch toàn cầu để nghiền nát tình mẫu tử và tình phụ tử không thể chiến thắng” và là cố vấn chính sách cho tổ chức Family Watch International, nơi cô làm việc để bảo vệ trẻ em khỏi tình dục sớm, bảo vệ quyền của cha mẹ và đề cao gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội. Kimberly là một nhà nghiên cứu và nhà văn nhiệt tình về các vấn đề gia đình và là tác giả của các bản tóm tắt chính sách dành cho phân phối quốc tế. Cô tốt nghiệp Đại học Brigham Young. Cô đã kết hôn và là mẹ của 5 đứa con. Liên hệ với cô ấy tại [email protected] và InvincibleFamily.com.

Thiên Hòa

Theo Kimberly Ells - The Epoch Times

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Tình yêu gia đình là nền tảng của văn minh