Tôi đã dạy những đứa trẻ cá biệt thành học trò tốt như thế nào

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tôi đã thảo luận với cha bé rằng: đối với bé chúng ta không thể gấp và cứng rắn được, phải nói đạo lý để con bé hiểu ra mà sửa đổi lại bản thân. Bởi vì, nếu đứa trẻ sai, đánh và mắng bé, như vậy bé sẽ không hiểu mình sai chỗ nào, sẽ không cải thiện được điều gì. Phải nói con bé biết cái gì là sai cái gì là đúng, như vậy bé sẽ chiểu theo cái tốt mà hướng đến.

Tôi là một giáo viên bị cho nghỉ việc chỉ vì tôi không từ bỏ tín ngưỡng của mình. Vì thế, tôi đã dùng những kiến thức chuyên môn của mình mở một lớp dạy học thêm để kiếm sống.

Cô bé không chịu làm bài tập

Một người bạn đã giới thiệu cho tôi một chỗ dạy kèm, một bé gái chín tuổi, tên Mỹ Mỹ, mới bước vào lớp hai tiểu học. Cha mẹ của Mỹ Mỹ đã ly hôn. Điều này khiến cô bé có tâm lý nổi loạn rất mạnh, tính tình ương bướng, không nghe lời, nhất là không thích làm bài tập về nhà. Lớp dạy phụ đạo của cô chủ nhiệm không nhận cháu, ông bà nội cũng không quản được cháu.

Khi cha của Mỹ Mỹ gửi bé cho tôi, vào ngày đầu tiên ông nói với tôi rằng, trong lớp của Mỹ Mỹ có 54 em học sinh, điểm của Mỹ Mỹ trong kỳ thi cuối năm lớp 1 là ở thứ ba từ dưới lên, bé chỉ đạt hơn 60 điểm môn toán. Ông nói muốn tôi giúp bé hoàn thành bài tập về nhà mỗi ngày là được rồi.

Tôi vốn tưởng rằng, việc hoàn thành bài tập trong ngày của những đứa trẻ bình thường không khó, nhưng không ngờ điều đó thực sự khó khăn với Mỹ Mỹ. Ngữ văn của Mỹ Mỹ khá ổn, những chỗ không hiểu thì không nhiều, cái khó là bé không thích viết. Lúc đầu viết rất đẹp, viết nhiều một chút, mệt một chút là bé liền không muốn viết. Tôi yêu cầu bé xóa đi viết lại, vậy là bé liền khóc. Đến lúc làm bài tập toán càng khó hơn.

Khi đứa trẻ nghịch ngợm, nhiều bậc cha mẹ không thể không đánh con mình, mặc dù nó có vẻ tốt, nhưng phương pháp này vô tình làm tổn thương con trẻ sâu sắc, và nhiều người thường không nhận ra điều đó.
Lúc đầu viết rất đẹp, viết nhiều một chút, mệt một chút là bé liền không muốn viết. Tôi yêu cầu bé xóa đi viết lại, vậy là bé liền khóc. (Pixabay)

Hầu hết các bài toán lớp 2 đều là bài toán ứng dụng và cần tự tính toán. Mỹ Mỹ không hiểu đề, cứ thấy số là làm phép cộng. Bảo bé là làm sai rồi thì bé chuyển hết thành phép trừ. Tôi đành cùng bé đọc từng chữ đề bài, nhưng vì tôi không trực tiếp nói ra đáp án nên bé tức giận. Rất khó khăn mới hoàn thành phép tính, nhưng vì là đề ứng dụng nên phải viết câu trả lời khá dài, bé liền mất bình tĩnh lên cơn tức giận. Thấy phía sau còn có rất nhiều bài tập, bé không làm nữa và bắt đầu khóc, vừa khóc vừa lầu bầu: "Cô giáo này không để lại những bài tập này, khiến người ta chết mất!"

Nhiều khi bé không muốn làm, tôi kiên trì yêu cầu phải hoàn thành bài tập, bé liền lớn tiếng với tôi, thu dọn cặp sách đi về, nói là không muốn học ở đây nữa. Một người bạn đến nhà tôi đúng lúc Mỹ Mỹ đang nổi nóng, người bạn nói: “Bảo con bé làm bài tập về nhà mà nó phản ứng cứ như là muốn giết nó vậy?”

Tôi đã thảo luận với cha bé rằng: đối với bé chúng ta không thể gấp và cứng rắn được, phải nói đạo lý để con bé hiểu ra mà sửa đổi lại bản thân. Bởi vì, nếu đứa trẻ sai, đánh và mắng bé, như vậy bé sẽ không hiểu mình sai chỗ nào, sẽ không cải thiện được điều gì. Phải nói con bé biết cái gì là sai cái gì là đúng, như vậy bé sẽ chiểu theo cái tốt mà hướng đến. Mỹ Mỹ nói với tôi rằng, khi thầy cô ở trường gọi bé hỏi bài, hai chân bé liền run lên. Rõ ràng, bé là một đứa trẻ rất thiếu tự tin. Điều này đòi hỏi phải có người động viên. Trẻ em muốn thầy cô khen ngợi và ghi nhận, vì vậy bất cứ khi nào tôi phát hiện thấy một cải thiện nhỏ ở trẻ, liền khen ngợi và động viên. Bé sẽ cải thiện từng chút một và sẵn sàng làm tốt hơn lên.

Cha bé liền đồng ý để tôi giáo dục bé theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn Đại Pháp.

Tôi không áp dụng bất kỳ phương pháp bắt buộc nào đối với việc học của Mỹ Mỹ. Khi bé mệt, để bé nghỉ, nói với bé Pháp Luân Đại Pháp là tốt, và kể những câu chuyện văn hóa Thần truyền Trung Quốc. Tôi nói với Mỹ Mỹ rằng, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn thì nhất định sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan. Mỹ Mỹ đã hứa với tôi, bé sẽ là một đứa bé ngoan. Bất cứ khi nào Mỹ Mỹ cư xử không tốt, tôi sẽ nhắc nhở bé: "Mỹ Mỹ, con đã hứa với cô rằng, con sẽ là một đứa bé ngoan".

Trong quá trình không ngừng yêu cầu bản thân trở thành một đứa bé ngoan, Mỹ Mỹ đã thay đổi. Chứng sợ bài tập về nhà của bé đã được khắc phục, kết quả học tập cũng được cải thiện. Trong kỳ thi giữa kỳ một tháng sau đó, Mỹ Mỹ đứng thứ 33 trong lớp. Sự tự tin của bé đã xuất hiện, Mỹ Mỹ nói rằng, con muốn trở thành một học sinh ngoan và học giỏi hơn nữa. Bài thi cuối kỳ bé xếp thứ 25 của lớp!

Bây giờ, Mỹ Mỹ sắp tốt nghiệp tiểu học, em đã hình thành thói quen học tập tốt, học lực ổn định, môn Toán có lúc đạt điểm cao. Khi bé nhận được bằng tốt nghiệp, niềm hạnh phúc chưa từng thấy trước đây tràn ngập trên khuôn mặt non nớt của bé. Mỹ Mỹ cũng đã trở thành một đứa trẻ tự tin. Mỹ Mỹ vẫn nghĩ rằng, hai chúng tôi đã là bạn tốt của nhau trong vài năm. Cha của bé thường bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với tôi. Ông nói rằng, sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc học của bé nữa.

Cậu bé chồng chất thù hận trong tâm

Năm 2017, bố của Mỹ Mỹ tái hôn. Mẹ kế của Mỹ Mỹ là Lệ Lệ. Lệ Lệ có một cậu con trai mười tuổi tên là Mao Đậu. Nhìn thấy những thay đổi ở Mỹ Mỹ, người mẹ kế đã gửi con mình cho tôi dạy kèm.

Mao Đậu tuy muốn học hành chăm chỉ, nhưng nói thì dễ làm thì khó. Khi mới bắt đầu tập viết, bé rất nghiêm túc và chuyên tâm, nét chữ tương đối ngay ngắn, cho thấy đã qua quá trình mài giũa. Tuy nhiên, viết một lúc, nếu bé thấy có chữ chưa đạt yêu cầu liền không kiềm chế được mà giận dữ gầm lên, hoặc kêu thành tiếng chói tai. Việc la hét khiến cậu phải thở hổn hển vì tức giận, rồi xóa những dòng chữ vừa viết, rồi cậu xé mấy trang giấy vẫn không thể nguôi ngoai được cơn giận, thậm chí còn vò nát toàn bộ cuốn vở tập viết, cuối cùng nằm trên sàn nhà tức giận nói lớn: "Không viết nữa!".

Thấy vậy, tôi liền nói rằng sàn nhà bẩn và yêu cầu cậu đứng dậy. Cậu càng lăn đi lăn lại trên sàn, và nói rằng cậu là một cái máy lau sàn.

Lần đầu tiên tôi gặp một học sinh như vậy, trong lòng có chút bất lực không biết làm gì.

Buổi tối mẹ cậu đến đón, tôi bày tỏ tâm trạng sợ khó của mình. Mẹ cậu nói không hy vọng gì vào việc học của con, khi ở nhà bé không viết một chữ nào, cô cũng không thể quản được bé. Cha của bé đã ngoại tình, đã gây ra rất nhiều tổn thương cho cô, lại thêm đứa con không nghe lời, giờ cô đau ốm khắp người, nếu một mình cô lo con thì cơ thể sẽ suy sụp. Chỉ cần có ai đó có thể trông thằng bé giúp cô. Lệ Lệ vừa nói vừa rơi nước mắt.

Tôi nói với Mao Đậu: Nếu một học sinh có thể chiểu theo ba chữ "Chân, Thiện, Nhẫn" thì nhất định sẽ học tốt.

Đối với học sinh tiểu học thì tôi giải thích cách thực hành chữ "Chân" là phân biệt giữa chân thật và giả dối. Phải nghiêm túc học tập thật sự và phải có thái độ chân chính, nghiêm túc. Trong lúc học không được để những tạp niệm làm phân tâm. Người học ở đây mà trong tâm nghĩ đến việc khác, như vậy không phải là học chân thực.

Với chữ "Thiện", tôi giải thích cho các bé là đối xử tốt với người khác, nghĩ cho người khác, cần phải nghĩ lấy thành tích học tập để báo đáp sự cống hiến của thầy cô giáo và sự kỳ vọng của cha mẹ.

Với chữ "Nhẫn", tôi giải thích cho các bé rằng, học tập đối với con trẻ rất khổ rất mệt, không thể thích học thì mới học. Nói một cách đơn giản là, trong khi học mà muốn chơi thì phải nhẫn, mệt rồi phải nhẫn, muốn ăn phải nhẫn, khi tâm đang phiền muộn chán không muốn học cũng phải nhẫn v.v.

Nếu một học sinh làm được tốt ba chữ này thì sẽ là một học sinh ngoan, thế nên nói “Chân, Thiện, Nhẫn” là tốt, cậu đã nhặt sách lên và muốn chăm chỉ học tập.

Mao Đậu rất quan tâm đến Đại Pháp, và đã nhiều lần yêu cầu tôi nói nhiều thêm cho cậu thêm một chút. Tôi cho cậu nghe lời giảng của Đại sư Lý Hồng Chí ở Quảng Châu. Kể từ đó, khi đến học vào mỗi thứ bảy và chủ nhật, cậu nhất định phải nghe audio Đại sư giảng Pháp trong mười phút.

Khi bạn ngồi xuống để có cùng chiều cao với con bạn, nỗi lo lắng và sợ hãi của trái tim trẻ thơ sẽ được giải tỏa, như vậy đứa trẻ có nhiều khả năng sẽ nói cho bạn biết sự thật trong lòng chúng…
cậu đã có những thay đổi lớn, mỗi cuối tuần khi đến học, cậu đều muốn chia sẻ và trao đổi với tôi những gì đã xảy ra ở trường và ở nhà trong tuần. (Shutterstock)

Sau một thời gian, cậu đã có những thay đổi lớn, mỗi cuối tuần khi đến học, cậu đều muốn chia sẻ và trao đổi với tôi những gì đã xảy ra ở trường và ở nhà trong tuần. Một lần, cậu nói: “Tuần này con đã làm một việc tổn đức”.

Cậu kể: “Một bạn trong lớp đánh mất bút, con đã cười bạn ấy”.

Nghe xong, lòng tôi nhẹ nhõm. Cứ cuối tuần cậu đều nói những câu chuyện mới, mỗi lần đến là nói không hết chuyện.

Bỗng một ngày, Mao Đậu rất buồn nói với tôi rằng: “Tại sao thành phố của cô tốt đẹp như vậy, còn thành phố của con sao lại tệ như vậy?”

Tôi biết rằng con mắt thứ ba (thiên mục) của cậu đã mở, có thể nhìn thấy không gian khác và nhìn thấy không gian của tôi, nhưng cậu không hiểu khái niệm không gian, nên đã gọi "không gian" là "thành phố".

Mao Đậu nói: "Thành phố của cô có hàng nghìn hàng vạn người, và có ba đài truyền hình. Mọi người đều đang học Đại Pháp trước TV. Nhưng thành phố của con ít người, và họ đang xem những thứ không tốt".

Tôi nói với cậu rằng, đó là vì những thứ cậu thường xem và chơi đều là những thứ không tốt. Sau đó, Mao Đậu đã phá hủy một đồ chơi mới mua có phát ra thứ âm nhạc khủng khiếp với hình ảnh những chiếc đầu lâu trên đó. Tiếp đến, bé cũng vứt bỏ một tập tranh có nhiều hình ảnh giết người bằng súng.

Mao Đậu có một gia đình rất giàu có, nhưng cha cậu có người thứ 3. Cậu hận cha mình vì đã bỏ rơi cậu và mẹ. Bé muốn giết cha mình cùng đứa trẻ của người vợ bé đó. Một ngày nọ, cậu nói với tôi rằng, con mắt thứ ba nhìn thấy một cuộc chiến tranh trong thành phố của cậu. Nhiều người đã chết và nhiều người đang chạy thục mạng. Cậu nói rằng, có người hỏi cậu: “Tại sao cậu lại khởi phát chiến tranh?”

Tôi hỏi cậu: “Con trả lời thế nào?”

Cậu nói: “Con không nói gì”.

Sau đó, có một trận động đất trong thành phố cậu, tôi hỏi cậu chuyện gì đã xảy ra vậy? Cậu nói rằng, cậu đã xin bà của mình hai nhân dân tệ và bà chỉ cho con có một nhân dân tệ, rồi con mất bình tĩnh và xung đột với bà.

Tôi bảo cậu hướng vào nội tâm tìm nguyên nhân. Cậu nói vì có cái tâm tranh đấu nên đã nổi giận, dẫn đến chiến tranh và động đất trong thành phố. Về sau trong thành phố của cậu đã không còn động đất, mà chỉ là rung lắc. Lần này cậu hiểu là do tâm thái bất ổn gây ra.

Cuối tuần sau, cậu nói rằng đã mâu thuẫn với con trai của người bác. Trước đây, bé ghét anh họ vì ông nội thích anh họ hơn bé. Lần này anh họ lại cướp đồ của bé, thay vì đánh nhau với anh ấy như trước thì bé đã kìm lại và chia sẻ đồ chơi với anh họ. Cậu nói với tôi rằng bây giờ, chiến tranh trong thành phố của bé đã kết thúc, mọi người không còn chạy thục mạng nữa, có 80 người sống thoải mái hạnh phúc. Thành phố của cậu ngày càng phồn vinh.

Mẹ của cậu đã phát hiện ra, con mình đã thay đổi rất nhiều. Cậu hiểu được sự vất vả của mẹ và biết quan tâm đến mẹ. Bây giờ, cậu không còn xả rác ở nhà, và không còn gọi cha dượng bằng tên, cậu đã đổi cách xưng hô thành "chú", và mẹ cậu đã mỉm cười kể từ đó. Mẹ cậu gọi điện cho tôi nói rõ những thay đổi của bé, cô chủ nhiệm thường khen bé, nói bé học hành tiến bộ, tâm thái hoạt bát hơn, và bày tỏ lòng biết ơn tôi. Tôi nói với mẹ bé rằng, tôi không có bất kỳ khả năng nào, mà là Pháp Luân Đại Pháp đã khiến bé trở thành một đứa bé có đạo đức, điều này đã giải quyết mối hận thù sâu sắc của cậu ấy đối với cha, khiến bé đã có thể khi được ăn món đồ ngon đã nghĩ rằng: Cha mình còn chưa được ăn món ngon thế này.

Trước đây, Mao Đậu bí mật học Đại Pháp, bây giờ, mẹ ủng hộ cậu học Đại Pháp đường đường chính chính ngay tại nhà.

Hai đứa trẻ hoạt bát, đáng yêu là Mỹ Mỹ và Mao Đậu sinh ra trong thời loạn thế, không được trải qua nền giáo dục văn hóa truyền thống. Thêm vào đó, những biến cố lớn trong gia đình đã gây tổn hại cực lớn đến tâm hồn của hai đứa trẻ, khiến chúng trở nên gắt gỏng, nóng nảy, và không biết phải làm sao để thành một đứa trẻ ngoan. Thông qua việc học theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, những thói quen xấu này được loại bỏ, và chúng lớn lên lành mạnh trong Đại Pháp, trở thành những đứa trẻ ngoan có đạo đức cao quý, cha mẹ không còn phải lo lắng cho chúng nữa. Các bé biết tôn trọng thầy cô, học tập tiến bộ, được thầy cô khen ngợi. Cả gia đình các bé đều được hưởng lợi ích về thể chất và tinh thần.

Huy Hải
Theo Epochtimes

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Tôi đã dạy những đứa trẻ cá biệt thành học trò tốt như thế nào