Trách nhiệm cá nhân là chìa khóa cuộc sống

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Chúng ta cần có trách nhiệm với những ước mơ của mình” là một câu thơ của nhà thơ Ireland W.B. Yeats trong tuyển tập thơ “Trách nhiệm” và sau này là tựa đề cho truyện ngắn nổi tiếng nhất của Delmore Schwartz.

Những từ tương tự đó cũng là chủ đề chính của 2 cuốn sách bán chạy nhất của Jordan Peterson:

“12 Quy tắc cho cuộc sống: Thuốc giải độc cho sự hỗn loạn”

“Beyond Order: 12 Quy tắc khác cho Cuộc sống”.

Cả hai cuốn sách trên của tác giả Peterson, hướng dẫn tự lực kết hợp triết học, văn học và giai thoại cá nhân, đã mang lại cho ông một lượng độc giả khổng lồ. Trước khi lâm bệnh và suýt chết vì sử dụng dược phẩm được kê đơn, ông Peterson là một diễn giả nổi tiếng, người nghe ngồi kín khắp các giảng đường và khán phòng ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Các video trên YouTube của ông ấy đã thu hút hàng triệu người theo dõi.

Nhà tâm lý học lâm sàng người Canada Jordan Peterson vào tháng 6 năm 2018. (Ảnh: wikimedia)

Vì vậy, chúng ta có thể hỏi, có bí quyết nào đằng sau ‘Peterson phi thường’ này chăng? Điều gì đã thu hút rất nhiều người hâm mộ, đặc biệt là nam thanh niên, dành cho người đàn ông này và những ý tưởng của ông ấy?

Đó là một từ: trách nhiệm.

Trong lời mở đầu của “12 Quy tắc”, Tiến sĩ Norman Doidge đã viết: Vậy tại sao không gọi đây là một cuốn sách về 'hướng dẫn', một thuật ngữ nghe thoải mái và thân thiện hơn với người dùng và ít cứng nhắc hơn so với 'quy tắc’?

“Bởi vì đây thực sự là những quy tắc. Và nguyên tắc quan trọng nhất là bạn phải tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình.”

Ngày xưa, cách cũ

Sau thất bại trước Pickett’s Charge tại Gettysburg, Tướng Robert E. Lee đã cưỡi ngựa vào sân để chào những người miền Nam đang rút lui, và nói với họ rằng: “Tất cả là lỗi của tôi”.

Mặc dù tuyên bố đó không nhất thiết đúng - bởi nhiều người đã chỉ trích thất bại của Tướng Longstreet, cấp dưới của Lee, trong ngày chiến đấu này - nhưng Lee vẫn nhận trách nhiệm về thất bại của cuộc tấn công đó, thể hiện vai trò của một nhà lãnh đạo vĩ đại trong việc đảm nhận và gánh vác trách nhiệm.

Cách đây nửa thế kỷ, có thể lâu hơn một chút, đại đa số người Mỹ vẫn thực hành trách nhiệm cá nhân. Họ tự chịu trách nhiệm về việc chăm sóc gia đình và hiệu quả làm việc của họ ở nơi làm việc. Hầu hết họ đều để con cái làm việc nhà, khuyến khích những đứa lớn tìm việc trong mùa hè và yêu cầu chúng phải chịu trách nhiệm về thành tích học tập của mình ở trường. Khi người lớn thất bại trong một nhiệm vụ hoặc nghĩa vụ nào đó, họ sẽ tự gánh vác trách nhiệm cho thất bại đó.

Cách đây hơn 60 năm, hầu hết người Mỹ nhìn chung hài lòng với cuộc sống của bản thân.
Cách đây nửa thế kỷ, người Mỹ họ tự chịu trách nhiệm về việc chăm sóc gia đình và hiệu quả làm việc của họ ở nơi làm việc, Khi thất bại trong một nhiệm vụ hoặc nghĩa vụ nào đó, họ sẽ tự gánh vác trách nhiệm cho thất bại đó. (Ảnh: Getty)

Ngày nay, cách mới

Kể từ đó, khái niệm về trách nhiệm cá nhân này dường như giảm bớt. Chúng ta thấy sự thay đổi này hàng ngày trong các tiêu đề của chúng ta, trong một số trường hợp ở những người xung quanh.

Chúng ta đã tạo ra một nền văn hóa nạn nhân mà trong đó, một người bỏ học hoặc không giữ được công việc, thay vì tự suy xét bản thân, lại đổ lỗi cho người khác. Đôi khi anh ta cũng đổ lỗi do sự giáo dục, do thiếu nguồn lực hoặc thậm chí là do dân tộc của mình.

Một số sự phát triển gần đây đã giúp mang lại sự nâng cao tình trạng nạn nhân này, nhưng điều đáng nói là sự tập trung liên tục vào chủng tộc. “Lý thuyết chủng tộc quan trọng” hiện đang thống trị các tập đoàn, trường đại học, trường học và chính phủ của chúng ta khuyến khích phụ nữ và dân tộc thiểu số nghĩ mình là nạn nhân của một hệ thống áp bức. Nếu chúng ta dừng lại để xem xét những gì mà đám đông CRT đang dạy những người trẻ này, chúng ta sẽ không khỏi kinh hoàng. Có ích gì khi nói với một cô gái 15 tuổi rằng cô ấy là nạn nhân? Chúng ta có thực sự muốn tạo ra những công dân sẽ dành phần đời còn lại của họ tin rằng một thế lực không thể đảo ngược nào đó đang kìm hãm họ khỏi thành tích không?

Chính phủ cũng đã làm suy yếu tinh thần trách nhiệm của chúng ta. Trong nửa thế kỷ qua, các chính trị gia và quan chức đã tạo ra “nhà nước bảo mẫu”, các chương trình được thiết kế để hỗ trợ những người như người nghèo, người vô gia cư và các bà mẹ đơn thân. Tuy nhiên, tất cả thường xuyên, những ý định tốt đó đã tạo ra sự phụ thuộc hơn là giúp mọi người đứng dậy và tự mình vươn lên.

Văn hóa trị liệu của chúng tôi cũng đã giải phóng một số công dân khỏi sức nặng của trách nhiệm. Mặc dù liệu pháp mang lại nhiều lợi ích cho những người cần nó, nhưng có một nguy cơ thực sự là bệnh nhân sẽ xuất hiện sau cuộc tư vấn này, đổ lỗi cho cha mẹ về những sai sót hơn là nắm quyền chủ động và tìm cách cải thiện bản thân.

Cuối cùng, thời đại của chủ nghĩa tương đối về đạo đức làm giảm đi trách nhiệm. Khi mà cá nhân tuyên bố mình là trọng tài đạo đức, khi đi quá xa chủ nghĩa tương đối - “Sự thật của tôi không phải là sự thật của bạn”, “Mỗi người là khác nhau”, “Tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn miễn là tôi không làm tổn thương ai” - tiếp tục thế này thì văn hóa của chúng ta chắc chắn sẽ tan vỡ, không thể chịu được sức nặng của quá nhiều nguyên tắc và tiêu chuẩn khác nhau.

Tiếp tục thế này thì văn hóa của chúng ta chắc chắn sẽ tan vỡ, không thể chịu được sức nặng của quá nhiều nguyên tắc và tiêu chuẩn khác nhau. (Ảnh: Pixabay)

Hướng dẫn

Tác giả Peterson nói: “Nếu chúng ta sống đúng đắn”, có nghĩa là thực thi trách nhiệm và tuân theo một số quy tắc phổ quát cơ bản để hướng chúng ta vượt qua những thử thách bình thường.

Trong suốt chiều dài lịch sử, đàn ông và phụ nữ đã tìm kiếm những con đường làm tăng hạnh phúc và sức khỏe của họ. Kinh Thánh đưa ra Mười Điều Răn; Marcus Aurelius tìm thấy câu trả lời trong chủ nghĩa khắc kỷ (một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại); một chàng trai trẻ Benjamin Franklin đã nghĩ ra một danh sách gồm 13 đức tính để sống một cuộc đời tốt đẹp.

Giống như nhà tâm lý học Jordan Peterson và hàng trăm nhà văn trong thế kỷ qua đã viết những cuốn sách truyền cảm hứng, đề ra những tư duy triết học và thực tiễn để người đọc cải thiện cuộc sống của họ.

Hầu như tất cả những người cố vấn này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát bản thân, vượt qua những tệ nạn của chúng ta, bất kể chúng là gì, và đón nhận những điều tốt đẹp. Nhiều người trong số họ đưa ra những lời khuyên và quy tắc cơ bản giống nhau: Biết và thực hành các đức tính, giúp đỡ người xung quanh khi bạn có thể, làm việc để chu cấp cho gia đình, có được cuộc sống riêng trước khi bạn cố gắng thay đổi thế giới và đừng đổ lỗi cho những người khác khi bạn không tuân theo các tiêu chuẩn này.

Dạy con cái của chúng ta

Một trong những món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể trao cho những người trẻ tuổi là khả năng tự chủ cuộc sống của họ. Chúng ta có thể dạy chúng bài học này ngay từ khi còn nhỏ, đọc những câu chuyện ngụ ngôn cho chúng nghe. Khi chúng lớn lên, chúng ta có thể giới thiệu những anh hùng của lịch sử, những người đã đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, đưa ra những quyết định khó khăn và tự chịu trách nhiệm về kết quả.

Công việc nhà là một công cụ lý tưởng để dạy trẻ trưởng thành. Như trong các bài học về văn học và lịch sử, chúng ta có thể giới thiệu cho trẻ em về ý tưởng giúp đỡ xung quanh, giữ phòng ngủ của chúng ngăn nắp và thực hiện vô số công việc nhỏ khác.

Cô bé 4 tuổi sống đối diện tôi phụ giúp mẹ bằng cách dọn bàn ăn mỗi buổi tối và tận hưởng cảm giác trở thành người giúp việc của mẹ. Những đứa trẻ lớn hơn tôi biết thường xuyên xúc tuyết trên vỉa hè và đường lái xe, cắt cỏ, và trông em nhỏ. Công việc như vậy giúp trẻ chuẩn bị cho những trách nhiệm khi đến tuổi thiếu niên, từ đó có thể tự sống và chăm sóc bản thân.

Khuyến khích trẻ làm các việc nho nhỏ để trẻ xây dựng lòng tự tin và trách nhiệm. (Ảnh: pexels)

Trường học cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc đào tạo này. Một bài văn hay được nộp đúng hạn cho giáo viên là dấu hiệu của sự trưởng thành. Ngược lại, học sinh ấy phải tự chịu trách nhiệm khi chưa hoàn thành. Liệu phụ huynh sẽ giao việc đó cho nhà trường, hay để con trai mình phải gánh chịu hậu quả và rút ra bài học về trách nhiệm giải trình cá nhân?

Thực hành trách nhiệm

Mỗi ngày, thực tế mỗi giờ mỗi ngày, đều cho chúng ta cơ hội để xây dựng và củng cố ý thức về bổn phận và nghĩa vụ của mình. Nếu đã kết hôn, chúng ta phải có trách nhiệm yêu thương và chăm sóc người bạn đời của mình, ngay cả trong những ngày tồi tệ khi mọi thứ ở nơi làm việc không như ý muốn hoặc khi những đứa trẻ mới biết đi khiến chúng ta nổi cáu ở nhà với những trận cãi vã ồn ào của chúng.

Nếu chúng ta có con, chúng ta có trách nhiệm nuôi dạy chúng tốt nhất có thể để chúng trở nên chu đáo và tử tế, mạnh mẽ đối mặt với nghịch cảnh, không ngại nói ra sự thật khi có cơ hội, và nhiều hơn thế nữa.

Bên ngoài gia đình, trách nhiệm lớn nhất của chúng ta bắt nguồn từ Quy tắc Vàng: “Hãy đối xử với người khác bằng sự quan tâm và tử tế như bạn muốn họ thể hiện với bạn”.

Chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn thoát khỏi ách ràng buộc của nghĩa vụ, nhưng chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ hơn và thực hiện nó dễ dàng hơn. Và, chúng ta càng dạy nhiều và thực hiện trách nhiệm, chúng ta càng làm cho thế giới xung quanh mình trở nên tốt đẹp hơn.

Thiên Hòa

Theo Jeff Minick - The Epoch Times

Giới thiệu tác giả: Jeff Minick có bốn người con và ‘một tiểu đội cháu đang tuổi lớn’. Suốt 20 năm, ông là giáo viên lịch sử, văn học và dạy tiếng Latinh cho các hội thảo giáo dục học sinh tại nhà ở Asheville, North Carolina. Ông là tác giả của hai tiểu thuyết “Amanda bell”, và “Dust On Their Wing” cùng hai tác phẩm phi hư cấu “Learning as I Go”, và “Movies Make the Man”. Hiện nay, ông đang sống và viết sách ở Front Royal, Virginia. Để biết thêm thông tin về tác giả, bạn có thể xem tại blog: JeffMinick.com



BÀI CHỌN LỌC

Trách nhiệm cá nhân là chìa khóa cuộc sống