Trí huệ của Phật Đà: Thế gian có bốn việc không thể trường tồn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đức Phật giảng: “Thường giả giai tận, cao giả diệc đọa, hợp hội hữu ly, sinh giả tất tử (nhân sinh vô thường, quyền cao cũng sụp, tụ hợp sẽ tan, có sinh ắt có tử)”.

Thuở Ấn Độ cổ xưa, một vị Bà La Môn nọ có một cô con gái nhỏ cỡ 14,15 tuổi, dung mạo đoan chính, thông minh và rất có tài ăn nói. Tuy nhiên một ngày kia cô bé đột nhiên lâm bệnh nặng qua đời. Cha mẹ yêu thương cô hơn cả cuộc sống của chính họ. Mỗi khi buồn phiền trong lòng chỉ cần nhìn thấy đứa con gái bé bỏng của mình, những cơn phiền muộn liền tiêu tan. Đối mặt với cái chết bất ngờ của cô con gái, nỗi đau xót tang thương trong lòng họ quả thật không thể diễn tả được, kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Cha cô buồn khóc mỗi ngày, trong lòng quặn xé nhói đau, không lâu sau mắc bệnh điên, cả ngày chạy loạn khắp nơi.

Một ngày ông chạy đến tịnh xá của Phật Đà, vừa nhìn thấy Người lập tức thần trí ông trở nên thanh tỉnh, hướng tới Đức Phật mà dập đầu kính lễ. Người cha đau buồn nói: “Thưa Ngài, con không có con trai, chỉ có một mụn con gái, nâng niu yêu thương nó như viên ngọc quý trên tay, nhìn thấy nó là muộn phiền tiêu tan hết cả. Nhưng đột nhiên con gái trúng bệnh nặng, hôn mê không tỉnh, gọi không đáp, hai mắt khẽ nhắm, toàn thân lạnh ngắt, hơi thở cũng ngưng. Gọi trời không đáp, đất không linh, trong tâm con hiện tại là một nỗi thống khổ to lớn thật không thể hình dung nổi, thật khó để nhẫn nại, chỉ nguyện mong Thế tôn giải khai nỗi bi ai của con". Giọng ông run run thổn thức, nước mắt đẫm lệ, khiến hai vạt áo người nghe không khỏi ướt nhòa.

Phật Đà khi đó trầm tĩnh khai thị cho ông và nói: “Trên thế gian này có bốn việc không thể mãi trường tồn đó là: nhân sinh vô thường, phú quý không lâu bền, tụ hợp rồi sẽ phải biệt ly, tráng sĩ không tránh khỏi cái chết”.

Thứ nhất, “nhân sinh vô thường" ý nói rằng phàm là bất kể sự vật nào tồn tại trong cõi con người không thể không biến đổi, không thể mãi bảo trì được tướng mạo bên ngoài, thời khắc đều luôn có biến hoá, bản chất cũng sẽ đổi thay, cuối cùng sẽ biến mất. Ví như thân thể chúng ta liên tục tân trần đại tạ, trải qua một đời sinh lão bệnh tử, cuối cùng nhục thể cũng quay trở lại với đất mẹ, biến khỏi thế gian này; sông núi đất đai, trái đất, vũ trụ, cũng thời khắc đều trải qua quá trình thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp cho tất cả chúng sinh.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp cho tất cả chúng sinh. (Ảnh: Hintha / Wikipedia)

Thứ hai, “phú quý không lâu bền", chính là nói rằng cho dù một người có giàu có phú quý tới đâu thì gia sản của họ dần dần cũng sẽ mất. Tục ngữ cũng có câu: “phúc không quá ba đời", trừ phi đời đời biết hành thiện tích đức, mới có thể bảo trì được cho con cháu vinh hoa phú quý. Nhưng con người thông thường vẫn luôn có lòng tham tồn tại, có rồi thì lại muốn nhiều hơn, nhiều rồi lại muốn nhiều vĩnh viễn, vậy nên, nếu không cho đi, không tích đức, phú quý sẽ không lâu bền.

Thứ ba, “hội hợp ắt phải chia xa", lục thân (chỉ mối quan hệ những người thân thụ với bản thân), bạn bè qua lại tụ họp, có một ngày đều sẽ phải lìa xa, không thể mãi ở cạnh nhau, điều đó cũng gọi là “gia đình không thể tan vỡ, quốc gia không thể thất bại". Hơn nữa thời đại bất đồng, con cái trưởng thành cũng dần rời khỏi cái bọc cha mẹ, rời khỏi hoàn cảnh quê nhà mưu sinh kiếm sống, cha mẹ về già an dưỡng tại quê nhà. Ngay cả khi họ sống cùng nhau, cuối cùng cũng phải chứng kiến cảnh sinh ly tử biệt.

Thứ tư, “tráng sĩ cũng phải quy mồ". Cho dù có trẻ tới đâu, thân thể khỏe mạnh cỡ nào, cũng sẽ rồi có lúc phải chết; kỳ thực nếu có thể trường thọ được lâu hơn, nhưng cuối cùng cũng sẽ phải quay về với đất. Con người không quản là ai, từ khi sinh ra chính là sống trong quy luật sinh lão bệnh tử, “tử” là điều tất nhiên trong cuộc sống ngắn ngủi của con người. Vậy nên con người trong những năm được sống nên là biết tự tu dưỡng, sống an lạc, chết an lạc, hay còn gọi là “triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ!”.

Vậy nên Đức Phật giảng:

Thường giả giai tận, cao giả diệc đọa, hợp hội hữu ly, sinh giả tất tử (nhân sinh vô thường, quyền cao cũng sụp, tụ hợp sẽ tan, có sinh ắt có tử)”.

Vị Bà La Môn này sau khi nghe xong Phật Đà thuyết giảng giúp ông khai thị, trong tâm vô cùng thanh thản, tâm tình giải khai, thấu tỏ được sự vô thường của cõi nhân sinh, cuối cùng tu hành đắc chính quả vị La Hán.

Trúc Lâm

Theo: Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Trí huệ của Phật Đà: Thế gian có bốn việc không thể trường tồn