Trong đại dịch, lòng trắc ẩn không có chỗ cho sợ hãi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhưng câu chuyện về Thánh Roch và bức tranh của Rubens nhắc nhở tôi củng cố đức tin và thiện tâm của mình. Tôi cần là nguồn an ủi cho những người khác hay đối với bất cứ ai khác trong thời gian thử thách này, khi cả thế giới đang đối mặt với mối đe dọa về chủng virus mới. Nếu đức tin và lòng trắc ẩn của chúng ta mạnh mẽ, có lẽ điều kỳ diệu cũng sẽ xảy ra với chúng ta.

Hướng vào nội tâm: Nghệ thuật truyền thống mang đến gì cho trái tim

Có một nỗi sợ liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán trong thời gian gần đây. Các phương tiện truyền thông liên tiếp đưa tin về dịch bệnh. Các tiểu bang tuyên bố tình trạng khẩn cấp, các kệ hàng trống không vì người dân gấp rút mua các nhu yếu phẩm để dự phòng. Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã tuyên bố virus corona là một đại dịch.

Đây không phải là lần đầu tiên nền văn minh phương Tây phải đối mặt với nỗi sợ về đại dịch. Cái Chết Đen, một đại dịch về bệnh dịch hạch, đã gieo rắc nỗi khiếp sợ khắp châu Âu giữa thế kỷ 14 và 17. Trong vòng năm năm kể từ khi xuất hiện ở châu Âu, ước tính nó đã giết chết 20 triệu người, khoảng một phần ba dân số châu Âu. Sau đó nó biến mất và quay trở lại liên tục trong hơn 300 năm tiếp theo. Người châu Âu giữa thế kỷ 14 và 17 đối phó với nỗi sợ hãi về Cái Chết Đen như thế nào? Nhiều người coi Đức Tin của mình là nguồn an ủi. Thật không may, một số người đã sử dụng tà thần như một cách để hợp pháp hóa cuộc đàn áp người Do Thái. Tuy nhiên những người khác có phản ứng tích cực hơn với dịch bệnh bằng niềm tin của họ vào Thần.

Theo Công giáo truyền thống, nghệ thuật không chỉ là một phương tiện phục vụ cho những giáo lý và câu chuyện tôn giáo, mà còn mang lại niềm an ủi cho những người có Đức Tin khi gặp nạn. Theo nhà sử học nghệ thuật, tiến sĩ Louise Marshall, “trong sự thiết lập những mối quan hệ mang tính thứ bậc về trách nhiệm đôi bên giữa người thờ phụng và tượng Thần cho thấy rằng những người sống trong đại dịch không phải là những kẻ loạn thần kinh và bất lực, mà họ đã chọn hướng đi tích cực để lấy lại môi trường sống của họ...”

Cô cũng viết: “Trong suốt đại dịch, tuyến phòng thủ siêu nhiên của nhiều thị trấn vẫn là vị Thánh Bảo Trợ địa phương. Trước sự khẩn khiết cầu xin của người dân đến những Đấng cao cả, vị Thánh địa phương có thể giúp họ vượt qua những khó nạn.”

Nói cách khác, trong đại dịch Cái Chết Đen, người ta đã cầu nguyện một vị Thánh Bảo Trợ, người sẽ đóng vai trò trung gian giữa người bệnh và thiên đàng. Những vị Thánh Bảo Trợ gồm có Thánh Sebastian và Thánh Rosalia. Thánh Roch là một vị Thánh được khẩn cầu đặc biệt riêng giúp chống lại dịch bệnh.

Câu chuyện về Thánh Roch

Theo quyển “Huyền thoại Vàng hay Cuộc đời của các vị Thánh,” Roch được sinh ra ở xứ Montpelier, biên giới giữa Pháp và Ý. Mẹ ông là một quý bà hiếm muộn sinh ra ông sau khi bà khẩn cầu đến Mẹ Đồng Trinh Maria. Roch được sinh ra với một vết bớt hình chữ thập đỏ và là một Kitô hữu rất sùng đạo từ khi còn nhỏ.

Cha mẹ giàu có của Roch đã chết khi ông 20 tuổi. Khi họ qua đời, ông đã từ bỏ tất cả của cải và đến Ý để giúp đỡ những người bị dịch hạch. Ông đi từ thị trấn này sang thị trấn khác, tẩy sạch bệnh dịch một cách thần kỳ: thông qua cầu nguyện, làm Dấu Thánh Giá và bằng cách chạm tay.

Sau khi đến thăm một số thị trấn, một thiên thần nói với Roch rằng chính ông sẽ bị mắc dịch bệnh. Người dân thị trấn Piacenza nước Ý đã trục xuất ông khỏi nơi ông ở. Ông đến sống trong một khu rừng gần đó trong một túp lều bằng cành và lá cây.

Bất chấp tình trạng của mình, Roch vẫn dành nhiều thời gian để cầu nguyện trong niềm hân hoan. Một dòng suối diệu kỳ hiện ra cho ông nước uống và làm dịu cơn sốt. Một con chó của một người dân sống gần đó đã mang cho ông thức ăn và liếm vết thương của ông, vết thương đã được chữa lành. Về sau, trong một chuyến đi săn, con chó đã dẫn Bá Tước Gothard đến trước Roch, và bá tước trở thành một môn đệ của Roch.

Dù còn ốm ông vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình, ông đến thị trấn gần đó để chữa lành cho các bệnh nhân. Nhưng ngay sau đó, Roch đã cầu xin Chúa để được chữa lành cho mình và đã được ban cho phục hồi.

Sau khi hồi phục, Roch trở về vùng đất nơi ông lớn lên, mà hiện đang có chiến tranh ở đó. Người chú đã giam ông lại vì không nhận ra ông và tin rằng ông là một gián điệp. Roch đã chối từ mọi vinh hiển trần gian, ông không tiết lộ mình thực sự là ai. Thay vào đó, ông sẵn lòng ở tù và dành vài năm tiếp theo để cầu nguyện.

Sau khi Roch ở tù năm năm và sắp ra đi, một luồng sáng chiếu từ bên trong nhà tù. Lời cầu nguyện cuối cùng của ông là bất cứ ai cầu nguyện cho ông nhân danh Chúa Jesus đều sẽ được thoát khỏi dịch bệnh. Khi qua đời, một thiên thần đặt một tấm bia ký vàng dưới đầu ông. Tấm bia vàng ban cho Roch với tên ông trên đó để tất cả mọi người đều biết danh tính thực sự của ông.

dịch bệnh viêm phổi vũ hán
“Chúa Kitô bổ nhiệm Thánh Roch làm Thánh Bảo Trợ cho các nạn nhân trong dịch bệnh,” vẽ khoảng năm 1623 - 1626, bởi Peter Paul Rubens. Sơn Dầu trên vải. Nhà thờ thánh Martin ở Aalst, Bỉ. (Phạm vi công cộng)

Roch là Thánh Bảo Trợ cho các nạn nhân dịch bệnh

Bệnh dịch chưa hoàn toàn biến mất khỏi châu Âu khi Peter Paul Rubens, một người Công giáo La Mã sùng đạo và là họa sĩ hàng đầu cho phong trào Chấn Hưng Công Giáo, vẽ bức “Chúa Kitô bổ nhiệm Thánh Roch là Thánh Bảo Trợ cho các nạn nhân trong dịch bệnh.” Nó là một phần của một bàn thờ lớn ở Bỉ, được sáng tác cho hiệp hội Aalst vào năm 1626 (Aalst guild of hops and grain merchants), với vị thánh bảo trợ là Thánh Roch.

Rubens vẽ một khung cảnh gồm nửa trên và nửa dưới. Nửa trên mô tả bốn nhân vật: Chúa Giêsu, một thiên thần, Thánh Roch và một con chó. Chúa Giêsu dần hạ xuống bóng tối, Ngài đang mặc chiếc áo choàng đỏ với ánh sáng quanh đầu chiếu rọi nơi tối tăm. Chúa chỉ vào tấm bia ký trên tay thiên thần với dòng chữ “Eris In Peste Patronus”, tạm dịch là “Bạn là Người Bảo Trợ trong thời dịch bệnh.”

Thánh Roch được vẽ đang quỳ một chân và nhìn vào Chúa Giêsu. Ông cầm một cây trượng và chiếc túi bằng tay phải và chỉ vào mình bằng tay trái, như thể để tỏ lòng cảm tạ đặc ân Chúa ban cho.

Ở nửa dưới của bức tranh, Rubens vẽ nhiều người đang bị nhiễm bệnh. Họ hướng lên, hai tay dang ra cầu xin được giải thoát khỏi những đau khổ.

Chỉ có một nhân vật ở nửa dưới của tranh đang ở tư thế đứng. Dường như Rubens đã khéo sắp đặt nhân vật này để ngăn mắt chúng ta rời khỏi mặt phẳng tranh và hướng cái nhìn trở lại phần nửa trên của bố cục. Đó cũng là nhân vật duy nhất chiếm cả nửa trên và nửa dưới của bố cục.

Lòng trắc ẩn không có chỗ cho sợ hãi

Trong thời gian đỉnh điểm của dịch bệnh Cái Chết Đen, nỗi sợ hãi bao trùm khiến nhiều người từ bỏ chính những thân nhân của mình đang bị nhiễm bệnh.

Câu chuyện Thánh Roch và tranh vẽ của Rubens mang lại điều gì cho chúng ta ngày hôm nay? Khi sợ hãi, thông thường ta chỉ lo cho sự an nguy của bản thân. Dĩ nhiên, ta nên lo cho mình và đảm bảo rằng gia đình của chúng ta được an toàn. Nhưng tôi nghĩ chúng ta đừng để nỗi sợ hãi ngăn cản chúng ta quan tâm đến những người khác.

Đức tin và lòng trắc ẩn là những gì tôi thấy được từ câu chuyện của Thánh Roch. Một điều mà người châu Âu đối diện với Cái Chết Đen là niềm tin vào năng lượng của sự thiện lương lớn hơn cả chính họ. Thánh Roch không sợ bệnh tật hay nhà tù vì đức tin của ông vào Chúa sâu sắc và mạnh mẽ. Mục tiêu của ông là thiện tâm giúp đỡ những người đau khổ và ông đã thành công. Đó là lý do tại sao dù ông từ bỏ danh vọng thế tục nhưng chúng ta vẫn thảo luận về ông sau gần 700 năm.

Mặc dù Rubens chia bố cục tranh thành hai phần rõ ràng nửa trên và nửa dưới, chúng ta cũng không cần diễn giải theo bề mặt. Nói cách khác, không phải vấn đề thiên đường hoàn toàn tách biệt với trần gian. Nhân vật quan trọng nhất trong bố cục là Chúa Giêsu, thiên thần và Thánh Roch, nhưng một thứ cũng có ý nghĩa quan trọng đối với bố cục là tấm bia ký mà Chúa Giêsu đang chỉ vào khiến chúng ta chú ý: đó là biểu thị Thánh Roch là vị Thánh Bảo Trợ trong dịch bệnh. Thiên thần cầm tấm biển đang nhìn chúng ta như muốn gợi ý rằng “Thiên đường vẫn chưa quên bạn.”

Những câu chuyện như chuyện về Thánh Roch, trong đó một con người được yêu cầu giúp đỡ những người đau khổ, ngay cả sau cái chết của ông đã đưa ra một thông điệp hấp dẫn. Thánh Roch từ chối lợi ích vật chất nhưng ông không chối từ thế giới vật chất, và cũng không tách mình khỏi nó. Sự từ chối lợi ích vật chất cho bản thân khác với sự chối từ thế giới vật chất nói chung. Nhờ có đức tin và lòng trắc ẩn, ông không quản ngại xa xôi hết lòng đến giúp đỡ nhiều người trên thế giới này, mặc kệ những đau đớn của chính bản thân, lòng trắc ẩn của ông còn vượt xa hơn cả cái chết.

Tôi cảm thấy thật tội lỗi khi lo rằng mình có thể sẽ là người tiếp theo bị nhiễm bệnh. Nhưng câu chuyện về Thánh Roch và bức tranh của Rubens nhắc nhở tôi củng cố đức tin và thiện tâm của mình. Tôi cần là nguồn an ủi cho những người khác hay đối với bất cứ ai khác trong thời gian thử thách này, khi cả thế giới đang đối mặt với mối đe dọa về chủng virus mới. Nếu đức tin và lòng trắc ẩn của chúng ta mạnh mẽ, có lẽ điều kỳ diệu cũng sẽ xảy ra với chúng ta.

Nghệ thuật có một khả năng phi thường là cho ta thấy những gì ta không thể thấy, nên ta có thể thốt lên rằng: “Điều này có ý nghĩa gì đối với tôi và đối với tất cả những ai nhìn thấy nó?”, “ Nó ảnh hưởng thế nào đến quá khứ và tương lai?” “Nó nói lên gì về trải nghiệm của con người?” Đây là một số câu hỏi tôi sẽ khám phá trong loạt bài “Hướng vào nội tâm” (Reaching Within): Nghệ thuật truyền thống mang đến gì cho trái tim.

Hàn Mặc

Theo Eric Bess

Eric Bess là một nghệ sĩ đại diện thực hành (practicing representational artist). Ông hiện đang học tiến sĩ tại Viện Nghiên Cứu Tiến Sĩ Về Nghệ Thuật Thị Giác (IDSVA).



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Trong đại dịch, lòng trắc ẩn không có chỗ cho sợ hãi