Trong lịch sử thực sự có những người hiểu tiếng chim thú

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn" có nhân vật có khả năng nói chuyện với chim thú, vậy trong thực tế có hay không? Trong sử sách cũng có ghi chép khá nhiều câu chuyện rất thú vị.

Những ai đã xem phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn" ắt sẽ rất ấn tượng đối với các thuật sĩ trong phim, họ gồm 5 đại thuật sĩ, trong đó Gandalf và Saruman là có bản lĩnh cao cường nhất. Ngoài ra còn có một thuật sĩ là Radagast the Brown. Radagast có khả năng rất đặc biệt, ông có thể nói chuyện với chim thú. Ông sống trên đỉnh núi cao, phương tiện giao thông đi lại bình thường của ông là một con chim ưng, chỉ cần gọi một tiếng là vua chim ưng liền xuất hiện. Ông còn giao lưu với những động vật như gấu, sói, những loài vật đó đều sẵn sàng chiến đấu cho ông.

Trong phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn" có nhân vật có khả năng nói chuyện với chim thú, vậy trong thực tế có hay không? Trong sử sách cũng có ghi chép khá nhiều câu chuyện rất thú vị.

Công Dã Tràng - đệ tử của Khổng Tử

Công Dã Tràng không chỉ là đệ tử, mà còn là con rể của Khổng Tử. Trong "Luận ngữ", Khổng Tử nói: "Có thể gả con gái cho anh ta được. Tuy từng trong lao tù, nhưng không phải tội của anh ta". Câu này chính là nói Công Dã Tràng tuy đã từng bị giam trong ngục tù, nhưng đó không phải là lỗi của anh ta, ta có thể gả con gái cho anh ta được. Sau đó Khổng Tử đã thực sự gả con gái cho Công Dã Tràng.

Công Dã Tràng đã làm gì khiến anh bị giam trong ngục tù?

Một ngày nọ, Công Dã Tràng trên đường trở về nhà, đột nhiên thấy phía trên đầu có một bầy chim hót líu lo ríu rít mãi không thôi. Công Dã Tràng lắng nghe, thì ra lũ chim đang thảo luận, nói rằng bên suối Thanh Khê có người chết, tất cả hãy mau đến ăn thịt. Công Dã Tràng nghe vậy vẫn tiếp tục đi tiếp. Đột nhiên anh thấy một bà lão đang khóc trên đường, Công Dã Tràng còn chưa kịp hỏi han thì bà lão đã nói, con trai nhà tôi đi ra ngoài mấy ngày trời rồi, đến nay vẫn chưa trở về, e rằng đã mất rồi, nhưng chết ở đầu thì tôi cũng không biết.

Công Dã Tràng nghĩ, vừa rồi lũ chim nói ở bên suối Thanh Khê có người chết, có lẽ là con trai bà lão. Thế là anh vội vàng bảo bà lão ra suối Thanh Khê xem sao. Bà lão đi xem, hỏng rồi, người chết đúng là con trai bà. Bà lão báo quan, nói Công Dã Tràng đã giết con trai bà, nếu không phải ngươi giết thì sao ngươi biết con trai ta chết ở đó. Công Dã Tràng chỉ vì nghe hiểu được tiếng chim mà bị tống giam trong ngục tù.

Viên tiểu lại coi ngục hỏi: "Tại sao ngươi giết người?"

Công Dã Tràng nói: "Tôi hiểu tiếng chim, tôi không giết người".

Tiểu lại coi ngục nói: "Vậy hãy thử xem, nếu thực sự ngươi hiểu được tiếng chim thì sẽ thả ngươi ra, nếu không hiểu tiếng chim thì ngươi sẽ phải đền mạng".

Thế là Công Dã Tràng bị giam trong nhà tù 60 ngày.

Sau đó, một ngày nọ, có một bầy chim sẻ đậu trên lan can nhà tù, và kêu ríu rít với nhau. Công Dã Tràng nghe rồi mỉm cười. Lính canh lấy làm lạ hỏi: "Ông ta cười gì vậy? Lẽ nào ông ta thực sự hiểu tiếng chim?"

Thế là lính canh liền chạy đi báo cáo với viên quan cai quản ngục tù. Quan hỏi Công Dã Tràng: "Ngươi nghe thấy chim sẻ nói gì?"

Công Dã Tràng liền nói: "Bầy chim sẻ ríu rít, nói là bên sông Bạch Liên có một chiếc xe chở đầy lương thực bị lật, lương thực vung vãi khắp nơi. Chim sẻ nói muốn đi ăn lương thực".

Quan cai quản ngục tù không tin, liền phái người đi xem. Kết quả đúng là như vậy. Sau này, Công Dã Tràng còn nghe hiểu được tiếng lợn và tiếng chim én, thế là Công Dã Tràng được thả ra.

Hiệp hội Chim hoang dã Đài Loan đã bị BirdLife International chấm dứt hoạt động thành viên vì từ chối ký các văn kiện phản đối Đài Loan độc lập. Bộ Ngoại giao Đài Loan đã lên án điều này. (Ảnh / Associated Press)
"Bầy chim sẻ ríu rít, nói là bên sông Bạch Liên có một chiếc xe chở đầy lương thực bị lật, lương thực vung vãi khắp nơi. Chim sẻ nói muốn đi ăn lương thực". (Ảnh / Associated Press)

Ghi chép trong "Tả truyện"

Con người có khả năng nghe hiểu tiếng chim thú đã được ghi chép trong "Tả truyện". Thời Xuân Thu có một người tên là Giới Cát Lư đi bái kiến Lỗ Hi Công. Trên đường đi, anh nghe thấy một con trâu đang thở ngắn than dài rằng: "Mình đời này sinh được 3 đứa con, đều bị đem đi làm vật cúng tế rồi".

Khi gặp Lỗ Hi Công, Giới Cát Lư có kể lại câu chuyện này, Lỗ Hi Công nghe chuyện cho người đi kiểm tra lại, quả nhiên đúng như những gì Giới Cát Lư nói.

Câu chuyện ghi chép trong "Lương điển"

Nước Lương thời Nam triều có một viên tướng tên là Thẩm Tăng Chiếu. Có lần ông đi săn, đi đến giữa đường thì đột nhiên bảo thuộc hạ quay lại đi trở về. Mọi người xung quanh không hiểu bèn hỏi: "Thưa tướng quân, sao lại như vậy? Vừa rồi xảy ra chuyện gì? Sao phải quay trở lại?"

Thẩm Tăng Chiếu nói: "Ở biên giới nước nhà sắp có chiến tranh rồi, cần ta trở về tham gia chính sự".

Mọi người xung quanh càng lấy làm lạ: "Chúng ta đang đi trên đường, phí trước không có thôn làng, phía sau không có quán xá, cũng không có sử giả đưa tin, làm sao ngài biết được?"

Thẩm Tăng Chiếu nói: "Vừa rồi ta nghe hổ núi Nam gầm, nó đã nói cho ta biết tin tức này".

Quả nhiên không lâu sau có sứ giả đến, quả thực biên giới sắp có chiến tranh, cần tướng quân trở về thương nghị. Mọi người xung quanh nghe xong thì kinh ngạc há hốc mồm. Thì ra Thẩm tướng quân thực sự hiểu được ngôn ngữ của động vật.

Ghi chép trong "Chu lễ"

Thực ra vào thời cổ đại, việc hiểu tiếng chim không phải là chuyện quá đặc biệt. Thời nhà Chu, người hiểu tiếng động vật thậm chí còn được đặt chức quan riêng. Trong "Chu lễ" có ghi chép rằng, vương triều nhà Chu có quan chuyên trách việc trò chuyện với động vật. "Di lệ 120 người, Lạc lệ 120 người... Di lệ là người cai quản chăn nuôi, nuôi trâu ngựa, cai quản việc nói chuyện với chim. Lạc lệ cai quản việc nói chuyện với thú".

Ý nghĩa đoạn viết trong Chu Lễ này là, Di lệ phụ trách nuôi trâu ngựa, có thể nói chuyện với loài chim. Còn Lạc lệ phụ trách việc trò chuyện với loài thú trừ gia sức. Di lệ và Lạc lệ đều là người dân tộc thiểu số, thông hiểu ngôn ngữ chim thú, phục vụ cho vương triều nhà Chu.

Tại sao người đời sau lại không có tài năng này? Nguyên nhân rất đơn giản. Ban đầu, vương triều Tây Chu rất cường thịnh, chỉ riêng Di lệ và Lạc lệ đã hơn 200 người. Đến thời Đông Chu, vương thất ngày càng sa sút, đã không còn hoành tráng như trước nữa, nên đã bãi bỏ những vị trí này. Kỹ năng thông hiểu tiếng động vật cũng theo đó dần dần thất truyền.

Thực ra đâu chỉ kỹ năng thông hiểu ngôn ngữ động vật bị thất truyền, trong quá trình truyền thừa văn hóa cổ đại, đã có rất nhiều những kỹ năng rất thú vị đã bị thất truyền. Ví dụ như rất nhiều lý luận và phương thuốc Đông y và khả năng vọng chẩn (chẩn đoán bệnh từ xa) bị thất truyền, còn cả việc lý giải Chu dịch, Bát quái cũng bị thất truyền, nên người hiện đại không thể nào hoàn toàn hiểu hết ý nghĩa trong đó.

Di lệ là người cai quản chăn nuôi, nuôi trâu ngựa, cai quản việc nói chuyện với chim. Lạc lệ cai quản việc nói chuyện với thú". (Ảnh minh họa)
Di lệ là người cai quản chăn nuôi, nuôi trâu ngựa, cai quản việc nói chuyện với chim. Lạc lệ cai quản việc nói chuyện với thú". (Ảnh minh họa)

Ghi chép trong "Tam quốc chí"

Quản Lộ thời Tam Quốc cũng thông hiểu tiếng chim thú. "Tam quốc chí" đã ghi chép câu chuyện này. Có một lần, Quản Lộ đến nhà huyện lệnh làm khách, có một con chim hỉ thước (chim khách) đột nhiên bay lên tường nhà huyện lệnh và hướng về phía Quản Lộ hót líu lo ríu rít, sau một hồi liền bay đi. Quản Lộ nghe xong quay đầu lại nói với huyện lệnh rằng: "Chim hỉ thước nói với tôi rằng, hướng Đông Bắc có một người phụ nữ sát hại chồng, và sẽ vu cáo hãm hại chồng người hàng xóm, muộn nhất là không quá hoàng hôn thì sẽ có người đến tố cáo".

Quả nhiên đến hoàng hôn, người trong thôn đó đến tố cáo, nói rằng cô gái hàng xóm đã giết chồng. Cô gái này lại nói dối là người hàng xóm phía Tây và chồng cô bất hòa, kết quả là đã giết chồng cô.

Từ nhỏ Quản Lộ đã có đặc điểm là "đêm không muốn ngủ", ban đêm không ngủ. Cậu bé không ngủ thì làm gì? Là để xem sao, hễ trời tối liền xem sao, nhìn thấy ngôi sao mà cậu không biết liền hỏi người khác. Quản Lộ không ngủ, cha mẹ cậu nghĩ hết cách cũng không ngăn được. Quản Lộ thường vẽ trên mặt đất mặt trời, mặt trăng và các vì sao, từ khi còn rất nhỏ tuổi đã nói những lời mà người bình thường không thể nói được.

Năm 15 tuổi, Quản Lộ biện luận về quỷ Thần và Ngũ hành với Thái thú Lang Gia, không người nào có thể biện luận thắng cậu được. Mọi người gọi cậu là Thần đồng. Thuật xem tướng của Quản Lộ vô cùng xuất sắc. Một lần, Quản Lộ tìm đến Chung Dục trò chuyện, hai người đàm luận về trời, đất và sinh tử.

Chung Dục là con trai của đại thư pháp gia Trung Do nổi tiếng. Quản Lộ khi đó buộc miệng nói rằng có thể thông qua toán quái biết được ngày sống chết của một người. Chung Dục không tin, lập tức yêu cầu Quản Lộ tính ngày sinh của mình. Quản Lộ bói toán, tính ra ngày sinh của Chung Dục, quả nhiên không hề sai lệch. Lúc đó Chung Dục kinh ngạc, trong lòng nghĩ, nếu mình biết khi nào mình chết thì sống còn có ý nghĩa gì. Chung Dục vội vàng nói với Quản Lộ rằng: "Ông quả thật khiến người ta kính sợ. Ngày chết của tôi hãy phó mặc ông Trời thôi, không cần nhờ ông tính nữa".

Ghi chép trong "Đường khuyết sử"

"Đường khuyết sử" còn ghi chép một câu chuyện rằng, triều Đường có một hòa thượng gọi là Tát Đa La. Một hôm, Tát Đa La và mấy vị quan đang đi trên đường, bỗng nhiên nhìn thấy một con lợn nái dẫn theo mấy con lợn con đi qua, lợn mẹ ủn ỉn mấy tiếng dường như nói điều gì với lũ lợn con.

Một viên quan liền đùa hòa thượng Tát Đa La rằng: "Con lợn này đang nói chuyện chăng?"

Tát Đa La nói: "Đương nhiên là đang nói chuyện, chỉ là ngài nghe mà không hiểu thôi".

Viên quan lại hỏi: "Vậy ngài nói xem rốt cuộc nó nói những gì?"

Tát Đa La nói: "Con lợn nái nói với lũ lợn con rằng, 'đi đi, đi đi, đến dưới gốc cây phía trước sẽ cho các con bú sữa'. Xem ra phía trước không xa sẽ có một cây đại thụ".

Quả nhiên đi được một quãng, qua con đường vòng là có một cây hòe lớn. Các vị quan dừng lại chăm chú quan sát, con lợn mẹ dẫn lũ lợn con vượt qua rãnh nước, đến thẳng dưới gốc cây, lợn mẹ bắt đầu cho đàn lợn con bú sữa.

Những viên quan này thấy thế thì rất khâm phục. Hòa thượng Tát Đa La sống ở kinh thành một thời gian, bỗng nhiên một hôm, ông "chống gậy tích trượng ra khỏi kinh thành, không biết đi nơi nào".

Chuyện phương Tây "Thánh Phanxicô truyền Đạo cho chim"

Trong lịch sử phương Tây cũng có những người hiểu tiếng động vật. Mọi người hãy xem bức tranh "Thánh Phanxicô truyền Đạo cho chim" (St. Francis Preaching to the Birds). Thánh Phanxicô là Thánh nhân nổi tiếng trong Cơ Đốc giáo. Mọi người đoán xem, trong bức tranh này, Thánh Phanxico đang làm gì? Trong bức tranh, những con chim bay xuống đậu trên cành cây nghe Thánh Phanxico truyền Đạo. Sử sách cũng thường ghi chép rằng, Thánh Phanxico bình thường rất thích thuyết giảng Đạo cho chim. Chúng ta biết ngày 4 tháng 10 là ngày động vật thế giới, làm sao lại đặt ra ngày này? Đây là ngày lễ của Thánh Phanxico, là để kỷ niệm mối quan hệ giữa Thánh Phanxico và động vật, nên mọi người đã lấy ngày này làm ngày động vật thế giới.

Có người cho rằng việc hiểu tiếng chim thú là không thể nào tin nổi. Những hãy thử nghĩ xem, rất nhiều người nuôi chó trong nhà, và rất nhiều con chó có thể nghe hiểu được mệnh lệnh của chủ nhân. Còn trên thế giới, người có thể hiểu ngôn ngữ của chó thì cũng không phải là chuyện gì kỳ lạ.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngày nay đã chứng minh được giữa động vật có trao đổi tin tức, tiếng chim kêu khác nhau biểu đạt ý nghĩa khác nhau. Nhưng chó làm thế nào có thể hiểu được tiếng người và người làm thế nào có thể hiểu được tiếng chim thú thì hiện nay vẫn là một ẩn đố mà khoa học vẫn chưa thể nào giải thích nổi. Tuy khoa học không thể giải thích được, nhưng không có nghĩa là những sự tình này không tồn tại.

Trung Hòa
Theo nhóm "Giờ giải mã" - Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trong lịch sử thực sự có những người hiểu tiếng chim thú