Trong tình trạng khẩn cấp của nước Mỹ, tìm hiểu về Đạo luật Chống Nổi loạn và Thiết quân luật 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chủ tịch Phong trào Tiệc trà khuyến nghị Tổng thống Trump tiến hành Thiết quân luật. Vậy, đối diện với tình hình khẩn cấp hiện nay, Tổng thống Trump có quyền lực nào trong tay để hỗ trợ hợp pháp những yêu cầu hành động này?

Liệu người Mỹ có khoanh tay ngồi chờ những lá phiếu của họ bị đánh cắp và một tổng thống mà họ không mong đợi xuất hiện hay không?

Vào ngày 01 tháng 12, Tom Zawistowski, Chủ tịch Phong trào Tiệc trà (Đảng Tea Party), cũng là Chủ tịch của We the People Convention quận Portage, Ohio, đã đăng một bài trên tờ Washington Times, ông kêu gọi Tổng thống Trump ban hành Thiết quân luật.

Ông nói rằng: Nếu luật pháp, tòa án và Quốc hội không tuân theo Hiến pháp, thì hãy cho phép triển khai các cuộc bầu cử liên bang mới tự do và công bằng dưới sự giám sát của quân đội Hoa Kỳ. Ông cũng nói trong vài tháng qua, phe cánh tả đã lên kế hoạch bạo loạn, các hãng truyền thông lớn tham nhũng và cánh tả cũng đưa ra những lời đe dọa bạo lực, tuy vậy, quyền của chúng ta không thể bị tước đoạt.

Chủ tịch Phong trào Tiệc trà cho biết, doanh số bán súng mới hiện đang ở mức cao kỷ lục lịch sử, và 40% những người lần đầu sở hữu súng sẽ tự bảo vệ mình cũng như quyền sở hữu tài sản của chính mình. Vì vậy, ông yêu cầu Tổng thống Trump lập tức hành động, bởi vì hiện không có bất kỳ phương thức hòa bình nào có thể duy hộ thể chế của Cộng hòa Liên bang.

Chủ tịch Phong trào Tiệc trà khuyến nghị Tổng thống Trump tiến hành Thiết quân luật. Vậy, đối diện với tình hình khẩn cấp hiện nay, Tổng thống Trump có quyền lực nào trong tay để hỗ trợ hợp pháp những yêu cầu hành động này?

Câu hỏi trên cũng giúp chúng ta hiểu thêm về luật của Mỹ ở phương diện này. Thành thật mà nói, nếu tình hình không phát sinh đến bước này, chúng ta căn bản cũng không có cơ hội để đàm luận về vấn đề nóng bỏng toàn cầu hiện nay.

1. Tình trạng khẩn cấp

Như thế nào thì gọi là tình trạng khẩn cấp? Sắc lệnh này được ký bởi Tổng thống và có thể triển khai. Tình trạng khẩn cấp nghe có vẻ thật khẩn cấp nhưng thực tế không phải vậy. Tổng thống có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm cả tình trạng khẩn cấp quốc gia. Ví dụ, nếu xuất hiện vấn đề về y tế thuốc men, tình trạng khẩn cấp quốc gia cũng có thể được công bố. Tóm lại, tình trạng khẩn cấp rất cụ thể, liên quan đến một vấn đề cụ thể thì có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Vậy tác dụng của trường hợp khẩn cấp là gì? Bởi vì trong trường hợp bình thường không phải là tình trạng khẩn cấp, mỗi luật quy định những việc khác nhau, nhưng một khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, và trong trường hợp này, người dân có thể không chiểu theo pháp luật thông thường, mà có thể bị hạn chế một cách đặc thù.

Một ví dụ điển hình là lệnh khẩn cấp về gian lận bầu cử được Tổng thống Trump ký vào tháng 9 năm 2018. Sau khi ký, nó quy định chi tiết rằng, khi chúng ta nghĩ rằng sẽ có gian lận bầu cử, vậy chúng ta cần đề cao cảnh giác hơn. Và, trong vòng 45 ngày sau cuộc bầu cử, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia phải đưa ra một báo cáo; sau khi ông hoàn thành báo cáo, Bộ Tư pháp tiếp tục đưa ra một báo cáo khác về việc giải quyết vấn đề trong vòng 45 ngày nữa; vậy suy ra vẫn còn một số bước trong toàn bộ quá trình. Nếu phát hiện ra ai có vấn đề, thì tài sản, tài khoản ngân hàng và mọi thứ về anh ta phải bị phong tỏa, không ai được phép làm ăn với họ, những điều tương tự như vậy, tất cả phải được giải thích chi tiết. Vì vậy, tình trạng khẩn cấp quốc gia có nghĩa là đưa ra một số biện pháp xử lý đặc thù cho một vấn đề cụ thể trên phạm vi toàn quốc. Đây được gọi là Tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Tổng thống Trump (một phần của bức tranh Nhà Trắng)
Tổng thống Trump (một phần của bức tranh Nhà Trắng)

Quyền lực mà Tổng thống có thể thực hiện trong nhiệm kỳ là hạn chế, cụ thể gồm có 136 quyền. Như chúng tôi đã nói trước đây, quyền lực của chính phủ liên bang Hoa Kỳ là có hạn, trong khi quyền của các địa phương và người dân là vô hạn. Chính phủ liên bang có quyền lực nào là do Hiến pháp trao cho, nếu không được trao thì sẽ không có. Không phải nói là không có ai phụ trách vấn đề này, trước đó cũng chưa thảo luận đến, vậy chính phủ quản, không phải vậy, không nhất định là chính phủ quản. Cụ thể, Tổng thống có 136 quyền mà ông có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp quốc gia. Chẳng hạn như phong tỏa và đóng băng tài sản là một trong những quyền của Tổng thống. Đây là một khái niệm về Tình trạng khẩn cấp quốc gia.

2. Đạo luật Chống Nổi loạn

Khái niệm tiếp theo là Đạo luật Chống Nổi loạn có từ năm 1807. Nó cũng liên quan đến vấn đề rất cụ thể. Đó là khi quốc gia xuất hiện nổi loạn, hoặc khi các quyền được bảo đảm bởi Hiến pháp không thể được thực thi, ví dụ, bỏ phiếu công bằng là quyền được Hiến pháp quy định cho người dân.

Nếu phát hiện ra vấn đề này mà không thể hành động hay không thể khắc phục, tức là không thực thi được quyền của pháp luật và Hiến pháp, khi không khắc phục được thì nói là không khắc phục được; nói cách khác, nếu các đơn vị và các bang chịu trách nhiệm về vấn đề này không thể thực thi nó, thì Tổng thống có thể triển khai Đạo luật Chống Nổi loạn và điều động quân đội Mỹ để đảm bảo việc thực thi các quyền này. Điều động quân đội Mỹ can thiệp vào các vấn đề đối nội, để các quyền này được đảm bảo và duy trì.

Trong hoàn cảnh hiện tại, đối với tiểu bang nào cứ khăng khăng không cho phép thực hiện quyền biểu quyết được bảo đảm bởi Hiến pháp, hoặc nếu người dân bỏ phiếu và sự việc trở nên biến động nhưng người dân không muốn sửa đổi nó, thì lúc này Tổng thống có thể áp dụng Đạo luật Chống Nổi loạn để giải quyết vấn đề.

Hầu hết mọi người đều nghĩ Đạo luật Chống Nổi loạn thật đáng quan ngại, nó được lập ra vào năm 1807, và liệu nó đã từng áp dụng qua chưa? Trên thực tế, nó đã được sử dụng hàng chục lần. Gần đây nhất là trong cuộc bạo động ở Los Angeles vào năm 1992, một người đàn ông da đen đã bị giết bởi cảnh sát. Đó là một cuộc bạo động quy mô lớn cách đây gần 30 năm, và Vệ binh Quốc gia đã được huy động để duy trì trật tự ở đó. Đây được gọi là Đạo luật Chống Nổi loạn.

3. Kiểm soát quân sự (Thiết quân luật)

Thiết quân luật là trọng tâm của bài viết này, còn gọi là Kiểm soát quân sự, tiếng Anh gọi là Martial law, Luật quản trị quân sự.

Thiết quân luật khá thú vị, vì sao? Chúng ta biết rằng hầu hết mọi thứ ở Hoa Kỳ đều có luật tương ứng điều chỉnh, hàng trăm người trong Quốc hội bận rộn hàng năm để tiếp tục ban hành luật mới, luật mới và luật mới. Trong suốt ngần ấy năm, mọi thứ đều đang chồng chéo lên nhau. Nhưng kiểm soát quân sự không có luật. Tóm lại, kiểm soát quân sự là quyền lực của Tổng thống, được trao cho Tổng thống tại Điều 2 của Hiến pháp. Do đó, Thiết quân luật (Martial law) là điều không mấy rõ ràng trong Hiến pháp Hoa Kỳ, nhưng nói một cách đơn giản, thì đó chính là Tổng thống có quyền tuyên bố Thiết quân luật. Nếu không có luật kiểm soát quân sự, thì không có Thiết quân luật, ngoài Tổng thống, Quốc hội cũng có thể đồng tuyên bố Kiểm soát quân sự.

Vậy khi nào thì áp dụng Thiết quân luật? Khi đất nước lâm vào cảnh hỗn loạn và xảy ra khủng hoảng lớn, quân đội sẽ được điều động để tiến hành Thiết quân luật.

Chi tiết hơn, Thiết quân luật nghĩa là gì, và Tổng thống hay Quốc hội có thể làm gì? Có rất nhiều việc phải làm. Trước hết, quân đội có thể tiến hành khám xét và bắt giữ mà không cần lý do, tự do hội họp, tự do đi lại và tự do ngôn luận đều có thể bị tước bỏ trong hoàn cảnh đó.

Chẳng hạn như các phóng viên ở Mỹ, dưới sự bảo hộ của Tu chính án số 1, anh ta có thể suốt ngày lên tiếng bôi nhọ Tổng thống Trump, thậm chí còn thách thức ai có thể làm gì anh ta kia chứ? Trong tình huống bình thường thì không có biện pháp với anh ta, nhưng dưới sự kiểm soát của quân đội, anh ta có thể bị bắt giam. Điều này phù hợp với truyền thống của Mỹ. Do đó, các quyền của Tu chính án thứ nhất và Tu chính án thứ hai, chẳng hạn như quyền cầm súng, cũng sẽ bị tịch thu. Ngoài ra còn có một quyền rất quan trọng được gọi là quyền Habeas Corpus (Writ of Habeas Corpus), đó là quyền chưa qua thẩm lý và phán quyết thì chưa kết tội, chưa xét xử thì chưa thể phạt tù.

Chúng ta đều biết, ở Mỹ không có chuyện cảnh sát tuần tra trên đường trông thấy người nào khả nghi liền bắt lại, rồi tống vào trại cải tạo lao động hoặc nhà tù như ở Trung Quốc. Ở Mỹ thì không thể, không thể giam giữ bất cứ ai trừ khi thông qua tòa án. Đó là một khái niệm. Nhưng dưới sự kiểm soát của quân đội và trong thời gian Thiết quân luật thì có thể, vì vậy quyền tự do chưa xét xử thì chưa thể cầm tù, sẽ bị tước bỏ.

Trong lịch sử của Hoa Kỳ, có hai ví dụ mà bạn có thể đã nghe qua.

Ấy là trong Thế chiến thứ hai, người Nhật và người Mỹ gốc Nhật ở Hoa Kỳ đều bị giam giữ cho đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc, khi cảm thấy an toàn thì mới thả ra. Đây là cách xử lý đặc biệt khi đất nước đang trong tình trạng chiến tranh, và Tổng thống có quyền lực này. Tóm lại, nói một cách dễ hiểu nhất, một khi Thiết quân luật được công bố, mọi điều Tổng thống nói đều là luật. Đây là tình huống chân thật của nước Mỹ, vì vậy Thiết quân luật không bị quản lý bởi luật cụ thể của Quốc hội, Hiến pháp trao cho Tổng thống quyền lực gần như vô hạn trong quá trình Thiết quân luật ấy. Nói cách khác, trong hoàn cảnh hiện nay, nếu Tổng thống Trump thực sự tuyên bố Thiết quân luật thì quyền trong tay ông là vô hạn. Đây là cách mà nước Mỹ vận hành.

Đối với những việc khác, cơ sở duy nhất cho những gì có thể và không thể thực hiện trong quá trình Thiết quân luật là tiền lệ. Tiền lệ này không phải là tuyệt đối, tiền lệ cũng là luật tiền lệ và thuộc phạm vi của tòa án, nó chỉ mang tính chất tham khảo, bởi tất cả đều do Tổng thống quản lý dưới hình thức Thiết quân luật. Ngoài ra, các tòa án dân sự không hoạt động trong thời gian Thiết quân luật, mọi việc đều do tòa án quân sự xét xử. Đây là một trường hợp cực kỳ đặc biệt.

Vậy, nước Mỹ đã từng xảy ra Thiết quân luật chưa? Đã xảy ra nhiều lần rồi. Lần gần đây nhất là khi Mục sư Martin Luther King bị ám sát vào năm 1968, tại Memphis, Tennessee, tin này được thông báo bởi thống đốc bang đó.

Thiết quân luật có thể được tuyên bố bởi thống đốc của một bang hoặc bởi Tổng thống của một quốc gia, một khi đã tuyên bố, thì chính phủ sẽ có quyền lực vô hạn.

Trong ba tình huống này: Tình trạng khẩn cấp, Đạo luật Chống Nổi loạnThiết quân luật, thì Tình trạng khẩn cấp của quốc gia là dễ thấy nhất, các chi tiết cụ thể được nêu rõ, và quyền lực cũng được giới hạn trong phạm vi rõ ràng. Còn Đạo luật Chống Nổi loạn chủ yếu liên quan đến việc điều động quân đội để thi hành pháp luật.

Vậy sự khác biệt giữa Đạo luật Chống Nổi loạnThiết quân luật là gì? Đạo luật Chống Nổi loạn là để đảm bảo việc thực thi pháp luật; Thiết quân luật và luật pháp có thể được tiến hành song song, mục đích của Thiết quân luật nhằm khôi phục hòa bình và trật tự ổn định.

Tổng thống Lincoln áp đặt thiết quân luật trong thời kỳ Nội chiến Mỹ

Chủ tịch Phong trào tiệc trà trước đó đã đề cập đến việc ban hành Thiết quân luật nhằm thúc giục mở lại bầu cử. Ông Tom Zawistowski trực tiếp nêu rằng: Đừng nói về chuyện bầu cử giả, phiếu giả, bao nhiêu hối lộ bầu cử, hay gian lận, đơn giản chỉ cần mở lại cuộc bầu cử thôi. Ông tin rằng việc mở lại cuộc bầu cử theo điều kiện tiên quyết là ban hành Thiết quân luật chắc chắn ít nguy hại cho nước Mỹ hơn là một cuộc nội chiến.

Bức ảnh của Abraham Lincoln (ảnh: Alexander Gardner chụp ngày 8 tháng 11 năm 1863, do Bảo tàng Nghệ thuật Mead sưu tầm)
Bức ảnh của Abraham Lincoln (ảnh: Alexander Gardner chụp ngày 8 tháng 11 năm 1863, do Bảo tàng Nghệ thuật Mead sưu tầm)

Sau đây là trường hợp áp dụng Thiết quân luật trong lịch sử Nội chiến Hoa Kỳ.

Mọi người đều biết rằng ngay cả khi Tổng thống Lincoln không tham chiến sau khi Nội chiến bắt đầu vào năm 1860, Tổng thống Lincoln nhượng bộ, không đánh, nhưng đất nước vẫn chia thành hai miền Nam-Bắc, từ đó, hai nước Mỹ ấy cũng không có ngày nào yên. Mâu thuẫn giữa toàn bộ cấu trúc xã hội và lợi ích kinh tế vẫn tồn đọng, nếu không giải quyết được vấn đề này thì sớm muộn gì cũng xảy ra đánh nhau thôi. Vì vậy Tổng thống Lincoln chỉ còn cách chuẩn bị cho chiến tranh. Vào thời điểm đó, nhiều người phản đối việc Lincoln sử dụng quyền lực Tổng thống quá mức.

Những người này là ai? Vào thời ấy, chủ yếu là Đảng Dân chủ miền Bắc, họ muốn ngăn Lincoln tham gia cuộc chiến bằng mọi giá. Những người theo Đảng Dân chủ này được gọi là Băng đảng rắn đầu đồng. Họ đặc biệt phản đối các quyền nói trên, khi mà Tổng thống Lincoln áp đặt Thiết quân luật theo ủy quyền của Quốc hội. Đạo luật ủy quyền cho phép Tổng thống đình chỉ Lệnh đình quyền giam giữ có tên là Habeas Corpus (một cơ chế pháp luật bảo hộ quyền nhân thân).

Trong thời điểm then chốt ấy, Tổng thống Lincoln được coi như người khai sáng với tuyên bố: Nếu bạn nói tôi không có quyền này, vậy tôi nói cho bạn biết rằng tôi có quyền này.

Ông công khai quan điểm của mình trên tờ New York Times lúc đó, nói rằng quyền lực này do Hiến pháp trao cho ông. Bởi vì điều đầu tiên của Hiến pháp nói rằng chúng ta hiện đối mặt với một cuộc nổi loạn, và nó là một cuộc nổi loạn trên bình diện rộng và hết sức ngang tàng. Hiến pháp quy định đặc quyền của Habeas Corpus sẽ không bị đình chỉ trừ khi an toàn cộng đồng không gặp nguy hiểm từ các cuộc nổi loạn hoặc xâm lược. Nói cách khác, nếu một cuộc nổi loạn hoặc xâm lược được xác định khiến an toàn của người dân bị đe dọa, thì đặc quyền Habeas Corpus có thể bị đình chỉ và Tổng thống hoàn toàn có quyền chỉ định này. Vì vậy, Tổng thống Lincoln tin rằng ông đang thực thi quyền hợp pháp được bảo đảm bởi Hiến pháp.

Vào thời nội chiến Hoa Kỳ, vì sự thiếu thốn trong quân đội ở miền Nam mà Tướng Robert E. Lee đã rời Nam ra Bắc, ông vượt sông Potomac tiến vào tấn công thủ đô, nhưng nơi này phòng thủ rất chặt chẽ nên ông đã đi một vòng đến Maryland (nằm ở phía Bắc thủ đô Washington DC hiện nay) để tiếp tế cho quân đội, kết quả biến Maryland trở thành tiền tuyến. Bang này khá thú vị ở một điểm, nó giống như tình hình nước Mỹ hiện thời, cũng được gọi là Bang dao động, nơi có nhiều người ủng hộ miền Bắc và nhiều người ủng hộ miền Nam.

Sau đó, Tổng thống Lincoln thông qua Thiết quân luật ở bang này đã bắt giữ một số lượng lớn những người phản bội miền Bắc và ủng hộ quân đội miền Nam, bao gồm cả các nghị sĩ Quốc hội, con số bắt giữ lên đến vài nghìn người. Đến khi Thiết quân luật áp dụng ở miền Bắc, một nghị sĩ đảng Dân chủ khác đã bị bắt, người này là nhân vật tiêu biểu của Băng đảng rắn đầu đồng.

Rốt cuộc thì những người này nói gì? Họ nói rằng Tổng thống Lincoln là một nhà độc tài bành trướng, gọi là Vua Lincoln, nói ông là một nhà độc tài mới, một vị Vua mới của Hoa Kỳ. Vì vậy mà họ phản đối lệnh gọi nhập ngũ của Tổng thống Lincoln, trực tiếp phản đối kế hoạch chiến tranh của ông, thậm chí còn công khai khuyến khích binh lính đào ngũ. Một số tình huống về báo chí và tự do báo chí vừa nêu thực sự đã xảy ra trong giai đoạn này. Tổng thống Lincoln không chỉ bắt giữ các thành viên Quốc hội mà còn phong tỏa các tờ báo như Thời báo Chicago. Tại sao lại phong tỏa? Do tờ Thời báo Chicago khi đó đã kích động dân chúng nổi loạn, kích động binh lính tiền tuyến đào ngũ về nhà, Tổng thống Lincoln xét thấy tất cả những điều này bất lợi cho cuộc chiến nên mới quyết định hành động như vậy.

Tình hình hiện tại mà Tổng thống Trump phải đối mặt

Khi chúng ta nhìn lại cuộc Nội chiến Mỹ năm 1860, nó thực sự có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng ta cần nhìn nhận rằng, mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ được Hiến pháp trao cho những quyền lực to lớn như vậy, nhưng có một điểm then chốt: Khi nào thì đánh giá xã hội này đang trong tình trạng hỗn loạn trên diện rộng, liệu có ảnh hưởng đến sự an toàn của chỉnh thể xã hội hay không.

Chúng ta hãy xem Chủ tịch Phong trào Tiệc trà phân tích thế nào, ông ấy nói rằng không phải họ đang động, không phải là Phong trào Tiệc trà muốn động, mà là ANTIFA và BLM, họ mới là các tổ chức bạo động có rất nhiều tiền, được tài trợ hùng hậu và trang bị vũ trang đầy đủ, là nhóm được đào tạo bài bản, là người theo chủ nghĩa Marx với nền tảng cộng sản. Những người này đang ở các thành phố lớn và họ công khai có những hành động bạo lực, chỉ cần cá nhân hay tổ chức nào lên tiếng phản đối họ có hành vi chống lại nước Mỹ, họ sẽ ra tay đàn áp, thậm chí tấn công Tòa nhà Liên bang, tấn công cảnh sát, đánh người vô tội và đốt phá nhiều công ty.

Ông nói rằng trên thực tế, những người theo xu hướng chủ nghĩa xã hội đã hành động chống lại Hoa Kỳ, tạo ra sự hỗn loạn. Do đó, ông tin rằng nước Mỹ thực sự đang có nhiều xáo trộn không hề nhỏ.

Chủ tịch Phong trào Tiệc trà đề cập một điểm, ông cho rằng nội chiến là khó tránh khỏi nếu cuộc bầu cử tự do và công khai mà dân chúng công nhận và mong đợi không được tổ chức lại.

Bởi không phải chính quyền hợp pháp của Tổng thống Trump hiện nay gây ra hỗn loạn, mà sự hỗn loạn này thực sự đến từ những kẻ muốn lợi dụng kẽ hở dân chủ để đạt được những quyền lợi phi pháp thông qua cái gọi là hành động hợp pháp trên bề mặt!

Cao Nguyên
Theo Sound of Hope



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Trong tình trạng khẩn cấp của nước Mỹ, tìm hiểu về Đạo luật Chống Nổi loạn và Thiết quân luật